For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
3 dạng vàng lá thối rễ phổ biến trên cam, quýt, bưởi

3 dạng vàng lá thối rễ phổ biến trên cam, quýt, bưởi

3 dạng vàng lá thối rễ phổ biến trên cam, quýt, bưởi

Lá vàng cả phiến và gân, dễ rụng, hình thù biến dạng khiến cây rất khó quang hợp. Do vậy mà quá trình chuyển hóa đường bột nhờ quang hợp cũng kém theo. Điều này sẽ khiến cây cho trái kém chất lượng, chua và thường hay bị rụng sớm

Hình 1: biểu hiện bệnh vàng lá thối rễ trên lá cây có múi

Về phần rễ cây, chúng sẽ sưng lên sau đó chuyển màu nâu và bị thối (có mùi hôi tanh). Toàn bộ thịt rễ bị tuột ra khỏi phần gỗ bên trong nên không thể vận chuyển đủ nước và dinh dưỡng lên phía trên nuôi cây.Hãy cùng tìm hiểu về 3 dạng vàng lá thối rễ của cây cam quýt bưởi nhé.

Cần nắm rõ nguyên nhân để dễ dàng xử lý bệnh

Cây vàng lá thối rễ do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là do 2 chủng nấm Fusarium và Phytophthora kết hợp với tuyến trùng gây hại mà ra. Tuyến trùng trực tiếp tấn công rễ sau đó dẫn dụ nấm bệnh xâm nhập qua các vết thương hở do chúng để lại. Các vết thương hở này cũng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác như ngập úng, bón 1 lúc quá nhiều phân hóa học, đào rãnh bón phân làm đứt rễ,…

Hình 2: nhánh rễ của cây có múi bị bệnh vàng lá thối rễ

Kiểm tra, xác định nguyên nhân trên vườn của bạn

Để xác định chính xác nguyên nhân bạn cần tư duy các bước như sau:

  • Bước 1: bạn cần nhớ lại thời điểm trước khi cây bị vàng lá thối rễ 1 – 2 tháng đất vườn có bị ngập nước do mưa ẩm kéo dài hay không. Nếu đúng -> nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ số 1 (do ngập úng + nấm bệnh làm thối rễ)
  • Bước 2: dùng cào 8 răng cào dọc 1 vòng từ gốc ra đến tán cây một lớp 5 – 10cm (tưới ẩm nước trước khi cào nếu đất quá khô). Kiểm tra rễ xem rễ thối mức độ nào và có tuyến trùng hay không. Nếu phát hiện tuyến trùng -> nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ số 2 (do tuyến trùng + nấm bệnh làm thối rễ)

Sau khi làm xong 2 bước “nếu” vườn không ngập nước trước đó, rễ không có tuyến trùng nhưng vẫn thối. Một lần nữa bạn cần phải nhớ lại xem hằng năm mình chăm sóc vườn như thế nào. Có phải bạn đã bón không cân đối phân hóa học? Có phải bạn đã tưới một số thuốc hóa học vào gốc? Có phải bạn vẫn đang sử dụng thuốc cỏ? Có phải bạn rất ít bổ sung phân chuồng? (<30kg/gốc/năm). Nếu chăm sóc như vậy liên tục trong vòng 5 năm thì đây chính là nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ số 3 (đất thoái hóa + mất cân bằng hệ vi sinh vật)

Đâu là thời điểm thích hợp để xử lý bệnh?

Nếu như trên phần kiểm tra đã giúp bạn biết được chính xác nguyên nhân thì việc có thêm mốc thời gian xử lý cụ thể sẽ giúp bạn có thêm niềm tin và động lực để bắt tay vào hành động. Những thời điểm cụ thể như sau:

  • Xử lý ngay sau khi xuất hiện bệnh, xử lý 2 – 3 lần cách nhau 7 ngày
  • Xử lý trước, trong hoặc ngay sau thời gian cây ra đọt để bảo vệ rễ và giúp rễ nhanh già (đọt ra là rễ ra vậy nên những ai chưa biết thì chú ý điều này để có thể chăm sóc bộ rễ tốt hơn)
  • Xử lý khi thấy điều kiện bất lợi cho cây trồng như thời tiết chuyển từ mùa mưa sang mùa nắng hoặc ngược lại.
Hình 3: cây có múi bị vàng lá thối rễ sau 2 lần xử lý
(70% kết quả đến từ việc xác định đúng nguyên nhân và thời điểm xử lý bệnh )

Biện pháp xử lý bệnh cho 3 dạng vàng lá thối rễ

Để có thể dùng thuốc một cách hiệu quả nhất. Trước hết bạn cần cắt bỏ bớt các nhánh rễ bị thối đem tiêu hủy, tỉa bớt cành bệnh tạo thông thoáng và giảm áp lực lên rễ. Sau đó đối với từng trường hợp xử lý như sau:

Trường hợp 1: Cây bị vàng lá thối rễ do bị ngập úng lâu ngày + nấm bệnh tấn công

Hình 4: vườn cây có múi ngập nước nặng sau mưa lũ

Trường hợp này nếu xử lý được ngay sau khi đất ráo nước có thể ngăn chặn được bệnh. Ngăn chặn bằng cách khoanh gốc để tránh tình trạng cây dư nước làm héo lá, rụng quả. Sau đó bổ sung các chế phẩm vi sinh tiêu diệt nấm bệnh và tái tạo lại rễ ngay tại thời điểm đó để phòng thối rễ. Còn nếu lỡ để cây bị vàng rồi cần xử lý như sau:

  • Bước 3: Sử dụng các chế phẩm sinh học tưới đều vùng đất quanh tán
  • CNX-CN (diệt nấm)
    Đặc hiệu tưới gốc 3in1 (phục hồi rễ, nâng pH)
    Abi-Trichoderma (cải tạo đất sau ngập úng)

Lưu ý: cây đang trong giai đoạn nuôi trái có thể sử dụng Phân bón lá sinh học A4 để giúp trái phát triển bình thường.

Trường hợp 2: Cây bị vàng lá thối rễ do tuyến trùng + nấm bệnh tấn công

Hình 5: rễ cây có múi có sự xuất hiện của tuyến trùng gây hại
  • Bước 3: sử dụng thêm chế phẩm sinh học diệt tuyến trùng
  • CNX-CN (diệt nấm)
    CNX-TT (trị tuyến trùng)
    Đặc hiệu tưới gốc 3in1 (tái tạo rễ, nâng pH)

Trường hợp 3: do đất thoái hóa

Hình 6: cây có múi bị vàng lá thối rễ do thoái hóa đất

Cách xử lý: đây là trường hợp khá phức tạp nên bạn cần để ý và xử lý thêm một số bước sau đây:

  • Bước 3: Sử dụng các chế phẩm sau tưới 3 lần cách nhau 5 ngày
    CNX-CN (diệt nấm)
    Đặc hiệu tưới gốc 3in1 (tái tạo rễ, nâng pH)
    Abi-Trichoderma (cải tạo đất)
    Phân bón sinh học A4 (dinh dưỡng giúp VSV phát triển nhanh hơn)
  • Bước 4: Sau khi tưới xong phun A4 qua lá định kỳ 10 ngày/lần trong vòng 1 tháng
  • Bước 5: Trước khi tưới thuốc lần thứ 2 cần bón được 1 lượt phân chuồng hoai mục với lượng 50 – 70kg/gốc tùy theo tuổi cây. Bón rải đều trên mặt không bón đào rãnh sau đó lấp đất lại.

Lưu ý:

Không nên sử dụng thuốc hóa học để trị 3 dạng vàng lá thối rễ. Diệt được nấm bệnh nhưng rất hại đất khiến cây tái phát bệnh rất nhanh. Có một câu châm ngôn “Một lần không tốn – bốn lần không xong” rất đúng trong trường hợp này. Vậy nên hãy lựa chọn những gì tốt nhất cho cây trồng và đất bạn nhé !

Hình 7: Kết quả sử dụng
Từ khóa: cây bưởi, cây cam

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top