3 nguyên nhân dẫn đến nứt trái và cách khắc phục nứt trái trên cây có múi
Hiện nay hiện tượng nứt trái xuất hiện khá phổ biến. Không chỉ trên cam, bưởi mà một số giống cây có múi khác như quýt, chanh cũng đã xuất hiện gây ảnh hưởng khá nặng nề đến năng suất. Đây là một bệnh khá phức tạp. Để có thể khắc phục nứt trái chúng ta hãy tìm hiểu 3 nguyên nhân sau “:
1. Do sâu bệnh làm sức đề kháng cây yếu:
Trên cây có múi gây hại thường xuyên nhất là sâu vẽ bùa ăn lá và đọt non, rầy rệp, nhện đỏ và các loại bệnh do nấm và vi khuẩn gây nên. Sự xuất hiện của sâu, bệnh làm cho sức đề kháng của suy yếu khiến khả năng vận chuyển dinh dưỡng trong cây bị giảm sút. Từ đó gây mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến tình trạng bị nứt từ đít trái trở lên đối với bưởi, cam sanh và chanh. Còn đối với cam Xoàn, cam Vinh, cam canh và quýt thì bị nứt ở ngang hông. Sau một thời gian nứt trái sẽ bị rụng.
2. Do bón phân không đầy đủ và mất cân đối dẫn tới nứt trái
Khi dinh dưỡng không đủ hoặc mất cân đối sẽ làm cho các tế bào vỏ trái nhanh già. Và chết đi, cộng thêm nấm bệnh tấn công sẽ làm cho các tế bào càng nhanh tách rời nhau. Trong khi đó phần thịt trái vẫn tiếp tục lớn. Tạo áp lực lên vỏ trái gây ra hiện tượng nứt trái. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên ở các vườn ít chăm sóc, thiếu Canxi và tưới tiêu không tốt.
3. Do thiếu Bo gây rối loạn dinh dưỡng dẫn tới nứt trái
Trong điều kiện mưa nhiều Bo ở dang B(OH)3 dễ dàng bị rửa trôi. Khi thiếu Bo các thành tế bào thực vật sẽ phân chia nhiều ra. Và có xu hướng sưng lên dẫn đến các tế bào vỏ trái suy yếu. Tế bào vỏ suy yếu tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập gây ra hiện tượng nứt trái. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở những vườn thiết hụt Bo – Canxi. Do bón nhiều phân đạm, ít bón vôi và phân chuồng, phân hữu cơ.
Cách khắc phục nứt trái trên cây có múi
Tưới nước để khắc phục nứt trái
Tưới nước đầy đủ không để cây thiếu nước rồi sau đó tưới lại hoặc thiếu nước lại gặp mưa đột ngột. Đánh rãnh thoát nước trong mùa mưa và lúc triều cường.
Tỉa cành để khắc phục nứt trái
Sau thu hoạch cần loại bỏ cành đã mang trái, cành sâu bệnh, cành tăm, cành trong tán không có khả năng mang trái,… Đồng thời cần loại bỏ những cành vượt trong thời kỳ cây mang trái nhằm hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và tránh sâu bệnh hại.T
Phân bón:
Bón cân đối các yếu tố đa – trung – vi lượng. Chú ý bón phân chuồng, phân hữu cơ và các chế phẩm Trichoderma. Nếu đất chua cần bổ sung vôi bột từ 1 – 1,5kg/gốc/năm. Tùy theo tuổi cây, vào thời kỳ sinh trưởng mà nhà vườn có thể tùy chọn loại phân phù hợp. Chia làm nhiều lần bón và bón cân đối tùy vào sức cây và lượng trái thực tế.
Sử dụng chế phẩm chứa trung – vi lượng siêu Canxi – Bo để tăng cường độ bền vững của các nhóm tế bào vỏ trái.
Phòng trừ sâu bệnh:
Ngăn chặn tối đa các loại côn trùng chích hút vỏ quả để hạn chế các loại nấm, vi khuẩn xâm nhập từ vết chích. Đối với một số côn trùng như nhện đỏ, sâu ăn(lá, bông, trái), bọ trĩ, dòi đục ngọn, sâu đục trái, rệp sáp, rầy mềm sử dụng thuốc trừ sâu sinh học CNX – RS để diệt trừ. Có thể kết hợp với phân bón lá A4 hoặc dầu khoáng để tăng độ bám dính nếu mật độ cao.
Lưu ý:
Để khắc phục hiện tượng nứt, rụng trái trên cây có múi nhà vườn cần áp dụng các biện pháp đồng bộ trên. Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh, sử dụng thuốc BVTV hợp lý (có chọn lọc, tránh lạm dụng quá mức),…