For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
4 nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh vàng lá thối rễ

4 nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh vàng lá thối rễ

4 nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh vàng lá thối rễ

Vàng lá thối rễ là bệnh được gây nên bởi nấm Phytophthora và Fusarium. Các chủng nấm này xâm nhập gây thối rễ khi chúng đã xuất hiện các vết thương hở. Các vết thương này xuất phát bởi một vài nguyên nhân cụ thể. Đây gọi là các nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh vàng lá thối rễ. Các nguyên nhân này nếu không để ý và khắc phục triệt để sẽ khiến bệnh vàng lá thối rễ trở nên nặng nề hơn.

Nguyên nhân thứ nhất:

– Vườn thoát nước kém trong mùa mưa.

Mực nước trong mương thoát nước quá cao khiến vườn bị ngập làm cho lỗ tế khổng no nước và yếm khí. H2O lấp đầy mặt đất làm chết vi sinh vật có lợi. Rễ cây không thể phát triển vì thiếu oxy sẽ tự động chuyển sang hô hấp hiếu khí. Quá trình hô hấp hiếu khí này sẽ tiết ra các chất hữu cơ độc hại như C2H5OH, CHO-OH làm thối các đầu rễ non. Đây chính là cửa ngõ cho nấm bệnh xâm nhập gây hại.

Khắc phục: Thoát nước trong vườn. Dùng máy bơm rút sâu mặt nước trong mương để cho đất tự động nứt ra cho oxy đi vào. Khi có oxy rễ sẽ hô hấp bình thường đồng thời mương sâu sẽ thoát nước tốt cho những trận mưa tiếp theo.

Nguyên nhân thứ hai:

– Do đất trồng không thích hợp.

Thường thì đất bồi được nạo vét ở tầng đất sâu dưới lòng đất, đất chứa nhiều thành phần sét, đất nhiều phèn sẽ không thích hợp để trồng cây ăn trái… Những chất đất này đều cần qua quá trình cải tạo mới có thể trồng được. Tương tự như đất bị ngập nước. Cây trồng trên các chất đất này rễ luôn bị đè nén. Oxy cung cấp cho rễ hoạt động không đủ, rễ cũng tự động chuyển qua hô hấp hiếu khí. Các chất hữu cơ độc hại sinh ra tự giết chết rễ non, lông hút tạo điều kiện cho nấm xâm hại.

Khắc phục:

  • Cuốc xới và phơi đất nhằm phá vỡ các kết cấu đất nén chặt để cho bộ rễ có được nhiều oxy để hô hấp.
  • Bón nhiều phân chuồng hoai mục giúp cho đất ngày càng thông thoáng giúp rễ dễ dàng phát triển hơn.
  • Trồng các loại cây có tác dụng sinh khối hữu cơ để che phủ mặt đất và tăng dinh dưỡng cho đất.
  • Sử dụng Đặc hiệu tưới gốc 3in1 bổ sung vi sinh vật cải tạo đất, kích thích rễ phát triển, phân giải các chất khó tan giúp cây trồng dễ hấp thụ.

Nguyên nhân thứ ba:

– Vườn thường xuyên sử dụng thuốc diệt cỏ.

Thường xuyên sử dụng thuốc cỏ sẽ tiêu diệt hết vi sinh vật hữu ích trong đất. Thuốc cỏ tích tụ lâu ngày sẽ ngấm dần xuống đất mặt làm thối dần bộ rễ. Lâu ngày hệ vi sinh vật trong đất bị mất cân bằng cộng với bộ rễ bị thối sẽ khiến cho nấm bệnh xâm hại rễ rất mạnh. Nhất là vào các tháng mùa mưa.

Khắc phục: Đối với việc sử dụng thuốc cỏ thì chúng ta nên hạn chế, tốt nhất là không nên dùng. Rễ cây có múi chủ yếu nằm ở trên tầng đất mặt nên rất dễ ảnh hưởng. Nếu có thể chúng ta nên bắt đầu giữ lấy thảm cỏ trong vườn để vừa giữ ẩm cho đất vừa hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất. Trước khi bón phân chỉ cần làm cỏ khu vực xung quanh tán cây là vừa đủ.

Nguyên nhân thứ tư:

– Lạm dụng quá mức phân hóa học, ít bổ sung phân chuồng, phân hữu cơ.

Việc lạm dụng phân bón hóa học quá mức sẽ làm cho bộ rễ cây lười phát triển và nhanh bị lão hóa. Hệ thống miễn dịch của rễ kém dần đi. Đất đai chai cứng do không bổ sung đầy đủ được phân chuồng. Chính vì vậy mà chỉ cần những tác động nhỏ thôi, do tuyến trùng hay côn trùng tác động cũng đủ làm cho rễ bị tổn thương nghiêm trọng. Nấm bệnh cũng nhờ đó mà gây hại dễ dàng hơn.

Khắc phục: Phân hóa học có thể tiện dụng nhưng về lâu về dài nó không bền. Bà con cần tăng cường bón phân hữu cơ, nhất là phân chuồng, hạn chế phân hóa học lại. Mỗi năm phải bón được tối thiểu 25 – 30kg phân chuồng/1 gốc tùy theo độ tuổi của cây.

Từ khóa: Kỹ thuật chăm sóc cây có múi, thông tin liên quan đến thối rễ cây trồng

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top