For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Các biện pháp phòng trị bệnh nứt thân chảy mủ trên dưa hấu

Các biện pháp phòng trị bệnh nứt thân chảy mủ trên dưa hấu

Các biện pháp phòng trị bệnh nứt thân chảy mủ trên dưa hấu

Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích hợp trên nhiều vùng đất. Tuy nhiên, sâu bệnh trên dưa hấu cũng liên tục phát triển. Trong đó, bệnh nứt thân chảy mủ trên dưa hấu là loại bệnh phổ biến và gây hại nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất dưa hấu.

1. Triệu chứng bệnh nứt thân chảy mủ trên dưa hấu

Trên thân: Vết bệnh lúc đầu là những đốm hình bầu dục, màu xám trắng, hơi lõm, có giọt nhựa màu đỏ ứa ra. Về sau, vết bệnh chuyển màu nâu sẫm và khô cứng lại. Bệnh nặng, thân dây dưa bị nứt thành vệt dài màu nâu xám và nhựa ứa ra rất nhiều, dây dưa có thể bị khô chết. Trên vết bệnh là những ổ bào tử nấm.

Triệu chứng nứt thân chảy mủ ở thân dưa hấu

Trên lá là những đốm màu nâu nhạt, thường gây hại từ bìa lá vào, lá khô rụng sớm.

Triệu chứng nứt thân chảy mủ ở lá dưa hấu

Bệnh gây hại trên trái và cuống trái giống như trên thân, làm trái nhỏ, nứt nẻ.

2. Tác nhân gây bệnh nứt thân chảy mủ dưa hấu

Bệnh do nấm Mycosphaerella citrullina gây ra.

Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20 – 30 độ C, chết ở 55 độ C trong 10 phút, độ pH thích hợp 5,7 – 6,4.

Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh, lây lan bằng bào tử. Thời tiết nóng và mưa nhiều thích hợp cho bệnh phát triển. Bệnh lây lan nhanh, nếu không phòng trị kịp thời có thể làm thất thu.

3. Biện pháp phòng trị

Khi cây bị nhiễm bệnh bà con tiến hành nhổ nhỏ, tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó sử dụng kết hợp Nano đồng + Vaccin phun ướt đẫm thân, cành, lá để sát khuẩn và diệt nấm hại cho những cây chưa nhiễm. Bà con cho sử dụng hai lần cách nhau 3 ngày. Đồng thời, bà con lấy tỉ lệ 1:1 hai loại này quét lên vết bệnh một lần/ngày.

Trước khi trồng nên bón phân hữu cơ hoai mục kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma.

Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng, đảm bảo hạt giống khỏe mạnh.

Thu dọn sạch tàn dư cây bệnh trên vườn sau thu hoạch. Cày sâu, luân canh cây trồng khác họ ít nhất 1 năm.

Tiêu hủy các bộ phận bị bệnh và khử vôi để tránh lây lan.

Lên luống cao, thoát nước tốt vào mùa mưa.

Hạn chế bón đạm, bổ sung canxi và kali để giúp cây phục hồi, phát triển nhanh hơn.

Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.

Để lại thông tin vào Form bên dưới để được kỹ thuật viên hỗ trợ miễn phí các vấn đề bạn gặp phải !



    Từ khóa: cây dưa hấu

    Nguồn: sinhhocvietnam

    Bản Tin Xanh

    Tin Hot
    Top