For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Cách phòng trị bệnh ghẻ nhám ghẻ loét trên bưởi da xanh hiệu quả

Cách phòng trị bệnh ghẻ nhám ghẻ loét trên bưởi da xanh hiệu quả

Cách phòng trị bệnh ghẻ nhám ghẻ loét trên bưởi da xanh hiệu quả

Bưởi da xanh là loại cây ăn quả rất phổ biến ở Việt Nam. Được trồng rộng rãi trên nhiều vùng miền và tỉnh thành khác nhau với diện tích canh tác lớn. Nhưng để tạo ra được nông sản ngon, chất lượng. Bà con cũng phải đau đáu với các loại bệnh gây hại. Trong đó, Ghẻ nhám ghẻ loét trên bưởi da xanh là một bệnh gây hại nghiêm trọng đến cành non, lá non, trái non. Ảnh huởng lớn đến năng suất chất lượng cũng như thiệt hại về kinh tế.

1. Ghẻ nhám trên bưởi da xanh

– Triệu chứng bệnh ghẻ nhám trên bưởi da xanh:

Triệu chứng trên lá: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ như kim châm. Phát triển nhanh thành màu nâu nhạt, nhô về mặt phía dưới của lá. Sau đó, vết bệnh chuyển thành những nốt giống mụn ghẻ, có màu nâu, lá bị cong ngược về phía dưới và biến dạng. Trong trường hợp vườn cây bị nặng, lá sẽ bị vàng và rụng sớm.

Triệu chứng trên trái: Khi trái cây bị nhiễm bệnh, vỏ sẽ nổi nhiều gai sần sùi, có màu nâu xám rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn.

Triệu chứng trên cành: Vết bệnh lồi và có biểu hiện như vết bệnh ở trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng. Trường hợp cành non, cành có thể khô và chết.

– Nguyên nhân và đặc điểm bệnh ghẻ nhám:

Ghẻ nhám là bệnh do nấm Elsinoe fawcettii gây ra, thường gây hại trên cành non, ngọn và trái non.

Nấm bệnh tập trung chủ yếu trên lá và cành non của cây đã nhiễm bệnh. Sau đó theo gió và nước lây qua các lá và cây mới, lây trực tiếp hoặc qua vết xước trên cây. Bệnh phát triển và lây lan trong mùa mưa. Gây hại mạnh nhất ở giai đoạn cây ra ngọn non, cành non và trái non. Sau khi bị nhiễm bệnh từ 3-10 ngày, cây bắt đầu thể hiện triệu chứng lên bề mặt lá, cành hoặc trái.

Với sự tấn công như vậy, bệnh ghẻ nhám vừa làm giảm chất lượng, vừa phá hủy mẫu mã của trái. Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị thương phẩm.

2. Bệnh ghẻ loét trên bưởi da xanh

– Triệu chứng bệnh ghẻ nhám trên bưởi da xanh:

Bệnh loét thường gây hại trên lá, trái, cành cây. Bệnh lây lan và gây hại nặng trong mùa mưa. Do độ ẩm không khí cao, hoặc do mưa, do tưới cây làm lây lan nguồn bệnh sang các lá khác. Các vườn trồng dày thiếu chăm sóc. Nhất là vườn cây con bị bệnh nặng hoặc bón quá nhiều phân đạm.

Triệu chứng dễ thấy nhất là trên lá và trái, vết bệnh lúc đầu nhỏ sũng nước màu xanh đậm. Sau đó lớn dần có màu vàng nhạt, mọc nhô lên mặt lá, bề mặt vết bệnh sần sùi, nhìn kỹ ở giữa có vết lõm xuống. Nhiều vết bệnh liên kết lại tạo thành mảng lớn và biến dạng.

Bệnh nặng làm rụng lá, chết cành, trái không phát triển hoặc rụng. Ảnh huởng rất lớn đến năng suất chất lượng.

– Tác nhân gây hại ghẻ loét bưởi da xanh:

Do vi khuẩn Xanthomomas campestris pv. citri (Hasse) Dye gây ra.

Vi khuẩn tấn công vào mô tế bào của thực vật, nó gây ra tổn thương, vết loét trên tất cả các tế bào ấy. Từ đó vi khuẩn lan truyền nhờ độ ẩm, gió và nước mưa. Do đó, bệnh thường gây hại nặng trong điều kiện thời tiết ẩm, mùa mưa.

Bệnh loét phát sinh gây hại quanh năm, nhưng bệnh phát sinh phát triển mạnh vào mùa mưa.

3. Cách phòng trị bệnh ghẻ nhám ghẻ loét trên bưởi da xanh

Cắt bỏ những cành lá và quả bị bệnh đưa đi tiêu hủy để tránh lây lan.

Để xử lý bệnh ghẻ nhám ghẻ loét cần sử dụng kết hợp Nano đồng với Vaccin để sát khuẩn, diệt nấm, tăng sức đề kháng cho cây tránh bị tái phát. Sử dụng 2 lần phun xịt cách nhau 3-5 ngày. Nano đồng là đồng tinh chất có tính mát, hạn chế đc 80-90% sự tấn công của nấm bệnh. Vaccin có tác dụng tiêu diệt nhiều loại nấm bệnh. Ngăn chặn sự lây lan của nấm khuẩn trên thân,cành,lá và quả. Ngoài ra, vaccin có enzym kích kháng giúp cây trồng tiết ra kháng sinh, nâng cao khả năng miễn dịch cho cây. Để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất, bà con không phun trực tiếp lên hoa đang trổ, không phun vào buổi trưa nhiệt độ cao (trên 30°C) và cần phun ngay sau khi pha thuốc.

Để phòng bệnh ghẻ nhám ghẻ loét đạt hiệu quả cao và tiết giảm chi phí sản xuất. Bà con nên phun xịt thuốc sớm vào giai đoạn lá non, trái non. Phun xịt định kỳ 15 ngày/lần.

Để quản lý bệnh, bà con cần chọn giống cây khỏe mạnh, không có mầm bệnh, vườn cao ráo, thoát nước tốt. Trồng với mật độ thưa, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng .

Sử dụng Chế phẩm trừ sâu sinh học để phòng trị sâu vẽ bùa. Vì vi khuẩn gây loét thường xâm nhập vào lá thông qua các vết cắn phá hoại của loại sâu này. Phun một lần khi lộc mới nhú và một lần sau đó 1 tuần.

Do bệnh lây lan chủ yếu qua nước, mưa gió nên bà con lưu ý không nên tưới nước thẳng lên tán cây sẽ làm cho mầm bệnh lây lan mạnh.

Liên hệ với chúng tôi ngay nếu vườn bạn đang gặp vấn đề !



    Từ khóa: cây bưởi

    Nguồn: sinhhocvietnam

    Bản Tin Xanh

    Tin Hot
    Top