For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Cách trồng cây Sen đá trong chậu tại nhà đơn giản vài bước

Cách trồng cây Sen đá trong chậu tại nhà đơn giản vài bước

Trồng sen đá là sở thích của nhiều người, vì loại cây này rất đẹp, lại có tới hơn 60 loại khác nhau, chúng mang dáng vẻ nhỏ xinh, phù hợp với nhiều không gian. Cách trồng sen đá cũng khá đơn giản. Ở nước ta, đa phần là các bạn trẻ hay dân văn phòng đều rất yêu thích giống cây này.

 

Cách trồng sen đá

Sen đá hay còn được gọi là liên đài, hoa đá,… có nguồn gốc từ Mexico đến tây bắc Nam Mỹ. Khi trồng làm cảnh, có thể kết hợp sen đá với nhiều vật liệu khác nhau để làm đẹp thêm cho không gian.

Vốn là giống cây tồn tại trong vùng khí hậu có nhiệt độ cao, khô cằn, ít nước nên sen đá khá dễ nuôi trồng cũng như chăm bón. Trong cuộc sống, sen đá mang nhiều ý nghĩa nên giá trị của nó được tăng lên gấp bội.

Đặc điểm của sen đá

Sen đá là loài cây sống lâu năm, thường xanh hoặc rụng lá, thuộc họ thuốc bỏng. Đôi khi, sen đá trông na ná các loại thảo mộc và cây bụi. Sen đá không có thân, thân cây tiêu biến.

Lá sen đá nhỏ, mọng nước, xếp hình hoa thị, giống hoa sen. Lá thường rụng khỏi cây và có khả năng nẩy chồi ở gốc làm thành cây mới. Cụm hoa mọc ở nách lá, có cuống chung dài.

Sen đá là loài cây ưa nắng, rất dễ trồng, có khả năng chịu khô hạn tốt, sống và sinh trưởng trong môi trường nắng nóng, khô hạn, kể cả những vùng đất thiếu chất dinh dưỡng. Hiện nay, sen đá được trồng trong những chậu nhỏ làm cảnh đặt nơi bàn làm việc.

Cách trồng cây sen đá ra hoa

Cần tuân thủ hướng dẫn trồng sen đá đúng cách bên dưới đây để đạt hiệu quả cao nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trường. Nội dung bên dưới đây hướng dẫn chi tiết trồng sen đá trong nhà bằng chậu.

Chậu trồng sen đá

 

Chậu trồng sen đá

Khi trồng sen đá, chọn loại chậu có lỗ thoát nước tốt bởi vì cây quen sống trong môi trường khô hạn nên không chịu được ngập úng.

Bởi vậy, nếu không chọn loại chậu thoát nước tốt, khiến rễ cây dễ bị úng thối. Tốt nhất thì nên sử dụng chậu sứ để trồng sen đá.

Đất trồng sen đá

 

Trồng sen đá

Nên chọn loại đất trồng có khả năng thoát nước tốt, độ thông thoáng cao vì sen đá không chịu được trong môi trường đất ẩm ướt quá lâu.

Có thể trộn hỗn hợp đất pha cát với phân bò và tro hoặc tro trấu trộn với phân bò theo tỉ lệ 1:1.

Đơn giản hơn nữa, người trồng chỉ cần trộn cát, sỏi, đất cát pha, bổ sung thêm chút phân nữa là được.

Dù dùng hỗn hợp đất trồng nào đi chăng nữa, miễn đạt yêu cầu thoát nước tốt, không để cây bị ngập úng là được.

Kỹ thuật trồng sen đá

 

Cách trồng cây sen đá

  • Với loại đất trồng đã chuẩn bị, cho đầy 2/3 chậu trồng rồi nhẹ nhàng đặt cây sen đá vào đất.
  • Một tay giữ cố định cây, tay còn lại cho thêm đất vào chậu cho đến khi đầy miệng chậu.
  • Sau đó nhẹ nhàng ấn đất xuống để nén đất xuống cố định gốc cây.

Cách nhân giống sen đá

Cách nhân giống sen đá khá là đơn giản. Trước hết cần chọn lấy một chiếc lá cây sen đá. Lá bánh tẻ hoặc hơi già chút là tốt nhất vì sẽ dễ mọc cây con hơn.

  • Tiếp theo, đặt lá ở nơi cát ẩm hoặc đất ẩm, kết hợp ở nơi có bóng mát và độ ẩm cao càng tốt.
  • Chờ khoảng khoảng 1-2 tuần thì từ cuống lá sẽ mọc lên những chồi non mới.
  • Khi trồng hãy dùng chính những mầm lá này để ươm thành cây mới trong môi trường đất trồng thoát nước tốt đã nhắc đến ở trên đây.

 

Cách trồng hoa sen đá

Trong quá trình trồng, cần hết sức cẩn thận bởi những mầm cây này rất dễ gãy. Nếu muốn an toàn và hiệu quả hơn thì nên để từ 1-2 tháng, chờ cho đến khi mầm thành cây cứng rồi mới đem trồng.

Cách chăm sóc sen đá

Dụng cụ tưới nước

Tuyệt đối không nên dùng bình phun sương, bình xịt để tưới nước vào lá cho cây sen đá, bởi vì như vậy sẽ có nước đọng trên lá, khiến lá bị thối mà bình xịt phun cũng không đủ để làm ẩm cho đất được.

Khi tưới nước cho sen đá, người trồng có thể dùng các dụng cụ đơn giản như cái cốc, cái bát,… Có thể sử dụng các loại bình tưới nước dành cho cây cảnh, nhưng thay vì để chế độ phun sương thì nên chỉnh sang chế độ vòi tưới hoặc cũng có thể sử dụng vòi dài chuyên dụng dành cho sen đá, xương rồng.

Cách tưới nước

Cách tưới nước cho sen đá phụ thuộc vào loại dụng cụ tưới đang dùng:

 

Hướng dẫn trồng sen đá

Nếu dùng cốc chén thì tưới thẳng và vùng đất xung quanh chậu cây sao cho nước ngấm vừa đủ vào toàn bộ đất và không bị đọng lại trên lá.

Nếu dùng bình tưới thì hãy chỉnh phần vòi của bình sang chế độ phun tia nước và phun rồi vùng xung quanh đất, nên phun nhẹ để tránh nước bắn tung tóe ra ngoài.

Bạn cũng có thể đặt nguyên chậu cây vào một cái xô nước, sao cho nước ngập đến 2/3 chậu cây, sau 1-2 phút thì lấy chậu cây ra ngoài cho ráo nước. Đây là phương pháp tưới ngấm, rất hiệu quả để tránh nước bị dính vào phần lá.

Còn nếu bạn có bình tưới chuyên dụng cho sen đá thì cách thực hiện lại dễ dàng hơn rất nhiều rồi. Loại bình này có vòi dài định hướng dòng chảy, nên chỉ cần cho vòi vào sát gốc rồi bơm nước ngấm thẳng vào đấy. Trên bình cũng có hiển thị thể tích nên bạn cũng dễ dàng kiểm soát lượng nước tưới hơn.

Thay đất

Tuy sen đá không cần quá nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên nếu muốn cây khỏe đẹp, phát triển tốt nên thường xuyên bổ sung dưỡng chất vào đất bằng các loại phân bón qua lá, phân dynamic hay phân tan chậm. Đồng thời, mỗi năm cần thay đất 1–2 lần để đảm bảo cây không bị thiếu dưỡng chất.

Ánh sáng

Sen đá cũng giống như hầu hết các loại cây mọng nước khác, chúng cần rất nhiều ánh sáng để phát triển. Trung bình mỗi ngày cần được ở ngoài nắng 6-8 tiếng mới đủ cho sự phát triển và suy trì màu xanh của cây.

Nếu trường hợp đặt chậu cây trong phòng thì 2 ngày phải mang cây ra ngoài phơi nắng ít nhất một lần để lá không vị héo úa và rụng mất.

Phát hiện và phòng trừ sâu bệnh

Thực tế, sen đá là cây có sức sống và khả năng chống chịu mãnh liệt dù việc trồng không được chỉnh chu, tuy nhiên không có nghĩa là cây không bị sâu bệnh hại, sen đá thường bị rệp sáp, nấm tấn công.

Biểu hiện rõ nhất khi sen đá bị bệnh là lá cây bị thối đen, lan dần sáng các lá khác và toàn thân cây. Thường bệnh này dễ phát triển tại thời điểm giao mùa, khi mùa mưa kéo dài.

Nếu phát hiện các biểu hiện trên thì cần phải cắt bỏ đi. Để hạn chế đến mức tối đa trường hợp không mong muốn này, cần có sự chuẩn bị và phòng bệnh cho cây từ sớm.

Đối với rệp sáp thì nên diệt trừ kiến, đây là biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhất bởi kiến chính là thủ phạm tha rệp sáp tới tấn công sen đá. Kết hợp dùng thuốc diệt rệp sáp để rải xung quanh gốc cây.

Còn trong trường hợp sen đá bị nấm thì trước tiên, tránh tình trạng vùng trồng cây bị ẩm ướt quá lâu. Tiến hành loại bỏ hết các lá bệnh bằng dao cắt phần thân bị thối và chỉ giữ lại phần khỏe mạnh. Sau khoảng 3 ngày thì bắt đầu trồng lại. Đồng thời, kết hợp phun các loại thuốc phòng bệnh như COC85, Anzil,…

 

Cách trồng sen đá trong chậu

Ý nghĩa của sen đá

Sen đá được biết tới như một biểu tượng của tình yêu, một loài hoa minh chứng cho một tình yêu chung thủy, bền vững, trọn đời và không bị thay đổi theo thời gian.

Cũng như vẻ đẹp mộc mạc thuần khiết với sức sống mãnh liệt của mình, sen đá ý chỉ về một tình yêu giản đơn, không phức tạp, sẵn sàng đối mặt với gian nan thử thách để một lòng một dạ đi bên cạnh nhau, vẫn trường tồn bất diệt.

Bên cạnh đó, sen đá còn thể hiện quan điểm sống là mọi việc trong cuộc sống đều có cách giải quyết riêng của nó, miễn sao chúng ta mạnh mẽ, dũng cảm để đối diện với nó. Vì thế hãy luôn tin vào cuộc sống và sẵn sàng đương đầu với khó khăn như chính sen đá vậy.

Ngoài ra, sen đá còn mang ý nghĩa trong đặc biệt trong phong thủy. Nó giúp mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Việc trồng sen đá trong nhà, màu xanh của nó sẽ giúp không gian tươi mát hơn, cũng cho gia chủ niềm tin vào sự thay đổi thịnh vượng, tài lộc.

Từ khóa: cách trồng hoa sen đá, trồng sen đá kim cương, trồng cây sen đá, cách trồng sen đá trong chậy, trồng sen đá trong nhà.

Nguồn: fao.org.vn

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top