For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.

Cách trồng dưa lưới trong thùng xốp có gì đặc biệt?

Dưa lưới là một loại quả rất ngon, bổ dưỡng  và được rất nhiều người ưa chuộng. Vậy làm thế nào để có được những quả dưa lưới ngon và bổ dưỡng như vậy ngay trong căn nhà của mình? Và bài ngày hôm nay trồng dưa lưới tại nhà” Fao sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng dưa lưới trong thùng xốp nhé!

Chuẩn bị trước khi trồng dưa lưới trong thùng xốp

1, Nên trồng dưa lưới vào tháng mấy?

Khi trồng dưa lưới chúng ta cũng cần phải chú ý đến thời gian gieo trồng vào thời điểm nào trong năm để giúp cây đạt năng suất và chất lượng quả cao nhất.

Trong một năm các bạn có thể trồng vào hai khoảng thời gian.Đó là vào khoảng tháng 23 và thu hoạch vào cuối tháng 4 hoặc sang tháng 5.Hoặc trồng vào  tháng 89 dương lịch và được thu hoạch vào tháng 11-12.

Cách trồng dưa lưới trong thùng xốp

Cách trồng dưa lưới trong thùng xốp

Tuy nhiên bạn có thể trồng xen trong khoảng thời gian này một đợt nữa cũng được. Vì chúng ta trồng dưa lưới tại nhà bằng chậu, thùng xốp nên có thể chủ động được. Kết luận lại là từ tháng 2 đến tháng 9 dương lịch, bạn muốn trồng bắt đầu lúc nào cũng được.

Dưa là loại cây chịu lạnh kém, ưa nhiệt vì vậy chúng ta không nên trồng dưa lưới vào thời tiết lạnh, cây sẽ nhiều sâu bệnh, kém phát triển, trái nhỏ và không được ngọt.

2, Chọn hạt giống dưa lưới trong thùng xốp

Khi trồng bất kì loại cây nào thì giống luôn là một yếu tố vô cùng quan trọng và dưa lưới cũng không phải ngoại lệ nó là tiền đề cho năng suất và chất lượng của quả sau này.

Hạt giống trồng dưa lưới trong thùng xốp

Hạt giống trồng dưa lưới trong thùng xốp

Dưa lưới là loại cây khá đa dạng về loại. Có nhiều loại như dưa nội địa thì hạt giá sẽ giao động từ 500-1000đ mỗi hạt, dưa ngoại thì hạt sẽ có giá cao hơn vào khoảng 5k -7k / hạt. Tùy theo chất lượng và loại của hạt giống mà chất lượng của quả cũng khác nhau.

Khi trồng dưa lưới tại nhà hay ở đâu thì cũng vậy bạn nên chọn những loại hạt giống chất lượng nhưng quan trọng là phù hợp với khí hậu vùng miền của mình.

Trồng hạt F1 thuần chủng thì tỉ lệ hạt nảy mầm cao hơn, cho quả to, ngọt hơn nếu trồng hạt giống lai ghép không có thương hiệu không rõ ràng.

3, Vị trí trồng dưa trong thùng xốp

Đặc tính dưa lưới là cây ưa sáng nên bạn khi trồng dưa lưới tại nhà cần tận dụng những vị trí rộng và có nhiều ánh sáng. Khoảng sân rộng trước nhà là một vị trí thích hợp, hoặc có thể là sân thượng hay ban công cũng là một ít tưởng tốt.

Tuy nhiên, nếu như  ở những khu vực ban công hay sân thượng quá bé cũng không phù hợp với việc trồng dưa lưới. Vì khi trồng ở không gian hẹp không đảm bảo đủ ánh sáng cho cây thì quả dưa sẽ nhỏ và chất lượng quả không cao.

4, Chuẩn bị đất trồng

Khi trồng dưa lưới tại nhà thì chúng ta cần chuẩn bị một giá thể trồng dưa lưới đảm bảo tính tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và thoát nước tốt chất dinh dưỡng có trong giá thể cần đủ cho cây phát triển. Và dưới đây là một số cách làm đất các bạn có thể tham khảo.

Có thể kể đến như đất sạch + phân trùn quế và xơ dừa. Với đất trồng dưa lưới các bạn nên mua sẵn tại các cửa hàng chuyên cây cảnh để đảm bảo chất lượng và hiệu quả khi trồng.

Đất trồng dưa lưới trong thùng xốp

Đất trồng dưa lưới trong thùng xốp

Hoặc bạn có thể tự tạo ra giá thể trồng dưa lưới ngay tại nhà bằng cách như sau:

Ngâm sỉ than dưới nước một ngày một đêm. Để loại bỏ tạp chất có trong than cứ vài tiếng chúng ta thay nước một lần. Sau khi ngâm xong bạn vớt ra ngoài, đập vụn và trộn với đất và trấu. Theo tỉ lệ: đất +  xỉ than + trấu là 4-4-2. Và có thể cho thêm phân chuồng ủ hoai mục để tăng độ dinh dưỡng cho đất.

Cách trồng dưa lưới trong thùng xốp – xô thùng

1, Chuẩn bị chậu trồng dưa lưới

Dưa lưới là cây có bộ khỏe, phát triển nhanh nên khi chọn chậu trồng thì cần đảm bảo chậu đủ to hạy có thể sử dụng thùng xốp hoặc dùng các xô thùng nhựa để trồng.

Để tăng khả năng thoát nước và tạo sự thông thoáng, trao đổi oxi vào trong đất bạn cần đục nhiều lỗ dưới đáy thùng xốp, thùng nhựa hay chậu lớn. Giúp cây không bị ngập úng gây thối rễ, và phát triển tốt.

2, Kỹ thuật trồng dưa lưới trong thùng xốp

Sau khi đã chuẩn bị xong về đất, giống, chậu và tìm được một vị trí thích hợp chúng ta bắt đầu tiến hành trồng dưa lưới tại nhà và đầu tiên là ngâm hạt giống.

Trước khi đem hạt đi gieo cần ngâm và ủ hạt. Ngâm hạt với nước ấm trong khoảng 4-5 tiếng, sau đó ủ hạt trong một mảnh vải ẩm. Để ủ như vậy đến khi hạt có hiện tượng tách là có thể đem ra ươm.

Lưu ý: có thể mang ra ươm trực tiếp nếu bạn chọn hạt giống F1.

Sau khi ủ xong, bạn mang hạt ươm vào những bầu ươm đã được chuẩn bị sẵn. Phủ một ít đất và tưới nước giữ ẩm cho hạt. Bầu ươm nên đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Đất ươm nên trộn thêm phân chuồng đã hoai mục và phân trùn quế để tăng chất dinh dưỡng.

Hạt sẽ bắt đầu nảy mầm khoảng 2 đến 3 ngày sau ươm. Bạn cần tưới nước đều đặn để đủ ẩm để cây phát triển. bạn nên dùng bình xịt để tưới cho đều và an toàn cho hạt nảy mầm. 7-10 ngày sau thì cây cho ra hai lá thật.

Sau khoảng 10 -12 ngày ươm ở bầu ươm, khi cây đã cho ra 2 lá chính thì bạn bắt đầu chuyển cây con sang chậu trồng.

Khi tháo bầu ươm chúng ta cần đục một lỗ ở giữa, nhẹ nhàng và đặt cây con vào trong chậu mới. Lưu ý là trong quá trính tháo bầu ươm tránh đứt rễ khiến cây bị chột.

Sau khi đặt cây vào chậu dùng tay nén nhẹ quanh gốc rồi tưới nước đẫm cho cây. Lưu ý vẫn để cây trong chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Và dùng bình xịt tưới để đảm bảo độ ẩm cho đất và không bị dư nước.

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong thùng xốp

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong thùng xốp

Vậy là chúng ta đã biết cách trồng dưa lưới trong thùng xốp rồi cũng không quá khó đúng không chỉ cần chú ý một chút đến thời gian và vị trí bầu ươm là xong. Và bay giờ chúng ta cùng đến với cách chăm sóc dưa lưới nhé!

Kỹ thuật chăm sóc dưa lưới

1, Tưới nước

Nhìn chung dưa lưới là loại cây khá dễ trồng và dễ chăm sóc. Trong thời kỳ cây con bạn nên tưới nước vừa phải tầm 0.5 lít – 0.7 lít mỗi cây / ngày.

Trong quá trình phát triển của cây, bạn chỉ đảm bảo là tưới đủ ẩm cho đất là được. Nếu thời tiết quá nắng nóng, thì cần tưới tăng hơn và những ngày ẩm trời thì tưới ít lại. Lưu ý vì là trồng trong thùng xốp nên cần đảm bảo thoát nước tốt tránh tình trạng tưới nhiều nước dẫn đến úng và thối rễ.

2, Bón phân cho dưa lưới

Khi trồng dưa lưới tại nhà chỉ có đất tốt và tưới nước thôi thì vẫn chưa đủ để cây cho ra được những quả dưa kưới như ý mà chúng ta cần phải bón phân một cách hợp lý nữa.

Khi bón lượng phân bón cũng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây. Giai đoạn cây con thì cần cung cấp nhiều đạm, giai đoạn chuẩn bị ra hoa thì cây cần bón nhiều phân lân và để đảm bảo cây cho quả ngọt và giòn thì ta cần bổ xung kali cho cây khi cây chuẩn bắt đầu ra quả.

Khi cây được 3-4 lá thì bạn bắt đầu tưới đạm cho cây. Cứ 7-8 lít nước thì hòa 2 đến 3 chén đạm. Tưới đạm sẽ giúp cây phát triển nhanh và thân vươn dài. Lưu ý tưới cách ngày cho cây.

Khi cây chẩn bị ra hoa và có nụ non. Chúng ta sẽ tưới đủ cả ba thành phần dinh dưỡng N,P,K, pha đạm : lân : kali theo tỉ lệ 3:1:2 vào nửa chén trà và hòa cùng 7 – 8 lít nước tưới cách ngày cho cây để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng phát triển.

Khi bắt đầu có quả non chúng ta sẽ tăng tỉ lệ phân lân lên 2/3 chén để hỗ trợ khả năng tạo quả.

3, Làm giàn

Khi trồng dưa lưới tại nhà thì làm dàn là một bước quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng của quả vì vậy chúng ta không được làm qua loa trong bước này.

Chúng ta cần làm giàn cho cây leo khi cây có 5 đến 6 lá, ta có thể sử dụng cọc che, dóc, thanh gỗ để làm giàn cho cây. Ta cũng có thể tận dụng luôn hàng ban công để cho cây leo nếu bạn trồng gần đó. Dùng dây để buộc ngọn cây vào thanh hàng rào đó.

Làm giàn trồng dưa lưới trong thùng xốp

Làm giàn trồng dưa lưới trong thùng xốp

Nếu như bạn muốn trồng dưa lưới trong thời gian dài, có thể tự làm hay đầu tư một giàn bằng sắt cố định giàn cũng đều hơn, đẹp hơn và có thể sử dụng nhiều năm, dưa cũng phát triển mạnh hơn, cho ra nhiều quả hơn.

Thu hoạch và bảo quản dưa lưới

Trồng dưa lưới tại nhà sau khoản ba tháng thì sẽ được thu hoạch. Khi dưa chín sẽ có màu trắng ngà các gân lưới xuất hiện rõ hơn và phần cuống sẽ xuất hiện những vết nứt xung quanh.

Chúng ta nên dừng tưới nước 5-7 ngày trước khi thu hoạch để dưa có thể giòn và ngọt hơn. Khi hái không nên dùng ngay mà nên để khoảng 1-2 ngày sau hãy thưởng thức thì sẽ ngọt hơn là nếu bạn ăn ngay.

Trồng dưa lưới tại nhà quá đơn giản đúng không nào vậy còn chần chờ gì nữa chúng ta hãy bắt tay vào để trồng ngay cho mình những giàn dưa lưới thôi nào! Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau. Goodbye!

Nguồn: fao.org.vn

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top