Cách trồng hoa đồng tiền và cách chăm sóc chúng làm sao cho cây luôn xanh tốt cho ra nhiều hoa đòi hỏi bạn cần phải nắm vững được những bước cơ bản. Tuy không cầu kỳ, khó khăn nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ trong giai đoạn chăm bón.
Để sở hữu được một chậu hoa đồng tiền đẹp cho hoa nở quanh năm do chính tay mình trồng ra và cây liên tục sinh trưởng bạn cần phải trang bị những kỹ thuật trồng hoa đồng tiền đúng cách và khoa học.
Đúng như tên gọi, trồng hoa đồng tiền được xem như một biểu tượng tượng trưng cho sự may mắn, giàu sang và sung túc cho gia chủ.
Trong những dịp lễ, Tết người ta thường trưng bày và đem tặng một chậu hoa đồng tiền với mong muốn gia đình có thêm nhiều may mắn, phát tài, công việc làm ăn thuận lợi cũng như sự kính trọng, tài lộc cho gia đình được tặng.
Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trồng hoa cúc đồng tiền cũng như là những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc để đạt được năng suất cao nhất nhé.
Điều kiên nhiệt độ và độ ẩm phù hợp
Người ta thường thực hiện cách trồng hoa đồng tiền bằng hạt vào vụ xuân tháng 3, 4 và vụ thu tháng 9, 10. Để thu được những chậu hoa đồng tiền rực rỡ thì bạn nên dựa vào thời điểm này để cách trồng hoa đồng tiền trong chậu đặt xung quanh nhà.
Cách trồng hoa đồng tiền trong chậu
Nhiệt độ phù hợp nhất để cây hoa đồng tiền phát triển tốt là từ 15 cho tới 24 độ C. Và đối với giống hoa đồng tiền ghép thì có thể chịu được nhiệt độ khoảng lớn hơn 20 đô C.
Đặc biệt, nếu nhiệt độ nhỏ hơn khoảng 12 độ C và trên 35 độ C thì cây sẽ kém sinh trưởng hơn và mầu sắc của hoa đều nhạt hơn, cây hoa có chất lượng kém đi .
Ngoài ra cây hoa đồng tiền không thể chịu được hạn hán kéo dài (ít nước, không có nước tưới cho cây) và độ ẩm tốt nhất để cây duy trì sự sống là ở mức 60 tới 70% độ ẩm và độ ẩm không khí vào khoảng 55 tới 60 % là điều kiện thuật lợi nhất giúp cây hoa sinh trưởng.
1, Đất trồng hoa đồng tiền
Để đạt được chất lượng tốt thì bạn cần phải thực hiện cách trồng hoa đồng tiền trong đất tơi xốp, có độ thông thoáng cao, có khả năng thoát nước tốt, chứa nhiều mùn.
Đất trồng cho chậu đồng tiền gồm có xơ dừa+ than bùn+đất cát (theo tỉ lệ 3:3:1), ngoài ra các bạn cũng có thể bổ sung thêm lượng phân hữu cơ vi sinh cùng với Super lân.
Hoa đồng tiền không chịu được cường độ ánh sáng mạnh, mưa nhiều vì vậy bạn cần phải đặt chậu hoa đồng tiển trong nhà trong khoảng thời gian đầu để giảm cường độ ánh sáng và nhiệt độ.
Sau khi cây đã sinh trưởng ổn định có thể mang chúng ra ngoài ban công hoặc lan can, bậu cửa để tiếp tục trồng hoa loa kèn.
2, Chọn cây giống
Hiện nay, những giống đồng tiền kép nhập nội từ Trung Quốc, Hà Lan, Đài Loan đều được mọi người rất ưa chuộng và phù hợp với điều kiện thời tiết của miền Bắc Việt Nam. Nên thực hiện trồng nhiều chủng màu trong cùng 1 vườn để dễ dàng cho việc tiêu thụ sản phẩm ra thị trường.
Bạn có thể thực hiện cách trồng hoa Đồng tiền từ cây nuôi cấy mô và cây tách thân. Với cây nuôi cấy mô thì chúng có ưu điểm: cây khoẻ, lâu bị thoái hoá, sạch bệnh, hoa to đẹp nhưng giá bán của chúng tương đối cao.
Cây tách thân có ưu điểm nổi bật là giá thành thấp nhưng nhanh chóng thoái hoá, chất lượng hoa kém.
3, Cách trồng hoa đồng tiền
Hãy áp dụng theo đúng kỹ thuật trồng hoa đồng tiền dưới đây để đảm bảo cây luôn khỏe mạnh, dễ dàng thực hiện cách chăm sóc hoa đồng tiền trong chậu nhé.
Với kích thước 1 thì trồng theo mật độ 3 hàng/luống, kích thước 2 trồng theo mật độ 2 hàng/luống. Khoảng cách trồng hoa đồng tiền là 30 đến 35 x 35 cm, tương ứng mật độ là từ 50.000 đến 60.000 cây/ha (tức 1.800 tới 2.200 cây/1sào Bắc bộ).
Bạn nên nhớ hoa đồng tiền cần được trồng nổi. Bộ rể của cây phải ngang so với bề mặt đất và không nên trồng hoa đồng tiền sâu quá sẽ khiến cho cây chậm sinh trưởng và nụ của cây thường không mọc được hay thậm chí bị thối rể và thối nụ.
Và sau khi trồng hoa đồng tiền xong rồi thì bạn nên tưới nước cho ẩm đất và định vị cho cây hoa đồng tiền luôn được thẳng đứng.
Bón phân cho hoa đồng tiền
Chăm sóc hoa đồng tiền trong chậu là khâu vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển hoa cũng như chất lượng hoa sau này. Vì vậy bạn cần phải thường xuyên theo dõi cây, tưới nước và bón phân theo đúng liều lượng để đạt được chất lượng cao nhất nhé.
Nếu thực hiện cách trồng hoa đồng tiền trong chậu, chất liệu được dùng để trồng là phân rơm và phân trấu mục rất phù hợp với hoa đồng tiền, vì vậy nên hạn chế bớt lượng phân hóa học.
Có thể sử dụng phân DAP bón theo cách: ngâm 01 kg DAP trong 05 lít nước, tưới cho cây theo định kỳ 01 tuần/lần với liều lượng 50 ml phân đã ngâm pha cùng với 10 lít nước, tưới cho tới khi cây có nụ hoa ( khoảng 4 tháng sau khi trồng hoa đồng tiền là cây hình thành nụ).
Khi cây đã xuất hiện nụ cần bổ sung thêm phân Kali (pha loãng rồi tưới trực tiếp vào gốc) với liều lượng là 01 muỗng canh cùng với 10 lít nước tưới cho cây. Trong thời kì này, nên tưới phân xen kẽ với nhau ( 01 tuần tưới phân DAP sau đó 01 tuần tưới phân Kali).
Phòng trừ sâu bệnh cho hoa đồng tiền
Trong suốt quá trình thực hiện cách trồng hoa đồng tiền thì khó có thể tránh khỏi tình trạng cây bị nhiễm sâu bệnh. Tuy nhiên khi thấy cây xuất hiện sâu thì bạn cần phải nhanh chóng tiêu diệt chúng để tránh lây lan ra toàn cây hay ra những cây hoa đồng tiền khác.
Bạn có thể dùng tay bắt trực tiếp sâu để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cây cũng như con người và nếu chưa chưa xuất hiện nhiều sâu. Nếu cây đã bị nhiều sâu tấn công thì bạn phải nhờ tới những sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật để xử lí vấn đề này.
Dưới đây là những bệnh mà hoa đồng tiền thường gặp phải trong quá trình trồng hoa đồng tiền cũng như là những giải pháp để tiêu diệt chúng. Hãy cùng tìm hiểu từng loại bệnh để giúp cây luôn được khỏe mạnh nhé.
Bệnh thường gặp nhất trên cây hoa đồng tiền đó là nhện đỏ. Đây là giống côn trùng gây hại khiến giảm năng suất và chất lượng hoa trong giai đoạn thu hoạch.
Nhện hình thành nhiều ở thời kì cây đang cho hoa, nụ bị hại cánh hoa sẽ nhạt màu đi, có nhiều đốm trắng nhỏ hình thành trên cánh hoa khiến cho màu sắc hoa bị giảm. Cách phòng chống và điều trị: sử dụng những loại thuốc đặc trị nhện để phun xịt trực tiếp lên cây.
Để hoa đồng tiền có thể nở quanh năm thì bạn cần phải nắm vững được kỹ thuật trồng cùng với cách chăm sóc.
Bệnh thối gốc gây ra là do nấm lan truyền theo nguồn nước, bệnh lây lan nhanh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, chúng xuất hiện ở cây thông qua vết thương, phát triển trong ống dẫn khiến cho tắt ống dẫn.
Vì vậy bạn cần phải thường xuyên kiểm tra và ngắt bỏ những lá già, lá bị bệnh, khi phát hiện bệnh đã hình thành trên câu thì nhổ ngay cây bệnh và đem tiêu hủy, thường xuyên vệ sinh cho cây. Sử dụng Benlate C, Ridomil MZ 72 WP để phòng và chữa trị bệnh cho cây.
Chăm sóc tốt cho cây giúp nâng cao sức đề kháng của hoa loa kèn. Thường xuyên thăm và vệ sinh vườn thường xuyên vườn trồng, ngắt bỏ toàn bộ những lá già, lá bị nhiễm bệnh (nếu trồng hoa đồng tiền trên luống nên tránh trồng ở 2 vụ Đồng tiền trên cùng một mảnh đất).
Khi phát hiện bệnh xuất hiện trên cây cần sử dụng thuốc như: 4D, Kocide 61, Score 250EC, Cantop-M 43SC, Ridomil BTN,…
Thường xuyên kiểm tra vườn trồng để ngắt bỏ những lá già, lá bị nhiễm bệnh. Khi hoa bị bệnh không nên tưới nước vào thời điểm chiều tối. Phun cho hoa một trong những loại thuốc sau: Ridomil, Aliettle, Score 250 EC, Anvil 5 SC, Sumi-eight 12.5 WP,…để ngăn ngừa cũng như điều trị.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong cách trồng hoa đồng tiền cũng như là những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc để thu được năng suất cao nhất rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể tự tay trồng cho mình những chậu hoa loa kèn rực rỡ, khỏe mạnh và thu được năng suất sao nhé. Chúc các bạn thành công!