For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Cách trồng Lan Dendro “siêu đơn giản” cho mọi người

Cách trồng Lan Dendro “siêu đơn giản” cho mọi người

Lan Dendro là một loài hoa tuyệt vời, nó không những mang lại vẻ đẹp thanh cao cho ngôi nhà mà loài hoa này còn mang đến rất nhiều ý nghĩa nhân văn. Việc có thể tự tay trồng được một chậu lan dendro nở hoa đẹp cũng không khó như mọi người vẫn nghĩ.

Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu về cách trồng lan dendro cũng như cách chăm sóc loài hoa tuyệt vời này nhé!

Lan dendro có đặc điểm gì?

Lan dendro có tên kho hoạc là Dendrebium, đây là loài cây thuộc họ Orchidaceae, gồm hơn 1.600 loài lan khác nhau, các khu vực có khí hậu nhiệt đới được chúng phân bố chủ yếu, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á và châu Úc.

Cách trồng lan dendro

Trong một năm, cây có thể ra nhiều đợt hoa khác nhau nên người ta thường sử dụng nó để cắt cành. Mỗi một giống lan Dendro có một điều kiện khí hậu khác nhau, có loài thích hợp với điều kiện khí hậu lạnh, có loài phù hợp với điều kiện khí hậu nóng và âm ướt.

Cách trồng lan dendro

1. Thiết kế sân vườn trồng lan Dendro

a, Hướng giàn trồng lan Dendro

Trong thiết kế sân vườn trồng lan dendro thì việc chọn hướng giàn trồng lan là một công đoạn vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp trới sự hấp thu ánh sáng cũng như phát triển của cây.

Hiện nay, có lưới nilon màu đen có tác dụng làm tản nhiệt và hạn chế ánh sáng mặt trời được bán rộng rãi trên thị trường nên rất thuận tiện cho việc thiết kế hướng giàn.

b, Khung sườn giàn để trồng lan Dendro

Để có được những những khóm lan Dendro khỏe mạnh, rực rỡ thì cần phải tạo một khung sườn thật chắc chắn.

c, Trụ đứng của giàn

Trụ đứng phải được dựng bằng sắt hoặc bê tông để bảo đảm thời gian sử dụng, kéo dài tuổi thọ của trụ. Có thể chằng ngang hoặc dọc để vững chắc hơn. Trụ phải cao khoảng 3 đến 3.5m đảm bảo sự phát triển của hoa.

d, Giàn che nắng khi trồng lan Dendro

Giàn che nắng như thể là lớp áo chống nắng, không thể thiếu đối với loài hoa này, nó sử dụng để che ánh sáng mặt trời trực tiếp. Thông thường nó được làm bằng lưới nilon và sản phẩm này rất dễ sử dụng.

e, Giàn treo lan

Để treo phong lan, tốt nhất chúng ta nên chọn giàn được làm bằng thép không rỉ hoặc gác bằng cây tầm vông, cây tre hay ống nước tròn để móc chậu lan vào. Giàn treo làm cao khoảng 1,8m để thuận tiện cho việc đi lại thăm, chăm sóc cây tránh bị đụng vào đầu.

Khi treo giỏ lan phải treo chậu cùng chiều dài, những móc treo lan cũng phải có độ dài bằng nhau và trồng cùng độ tuổi, cùng loài phong lan để dễ chăm sóc, cây phát triển tốt hơn. Để có được lối đi có tính thẩm mỹ, khu vườn trông sang trọng, đẹp đẽ hơn thì phải treo lan ngay hàng thằng lối.

f, Kệ để lan

Chúng ta nên để kệ cao cỡ 0,8m có lỗ vừa bằng chậu, như vậy giúp ta không tốn móc treo và tầm vông giữa giàn hơn nữa còn để được thêm rất nhiều chậu.

Sân vườn trồng lan dendro

2, Điều kiện nhiệt độ khi trồng lan Dendro

Hoa lan Dendro sinh trưởng thích hợp nhất ở những vùng có khí hậu ấm áp. Ban ngày nhiệt độ từ  27 đến 320 độ C, ban đêm từ 16 đến 180 độ C và đặc biệt, cây lan dendro sẽ rất dễ bị rụng lá khi nhiệt độ quá thấp.

3, Điều kiện ánh sáng khi trồng lan Dendro

Lượng ánh sáng loài hoa này cần là rất lớn, cần khoảng 70% ánh sáng mặt trời để hoa phát triển tốt. Tuy nhiên, ánh sáng cao quá sẽ khiến cho cây bị cháy và rộp lá.  Còn khi thiếu sáng thì cây sẽ ngày một ốm yếu, lá mỏng, hoa nhỏ và có thể không ra hoa.

4, Độ ẩm cần thiết khi trồng lan Dendro

Lan Dendro cần khoảng 50 đến 80% độ ẩm để có thể nuôi dưỡng chính mình.

5, Độ thông gió

Môi trường luôn ẩm, mát mẻ và thông thoáng thì lan rất dễ để phát triển. Nói cách khác ở đâu có mặt bằng ở đó có thể làm được lan. Để giữ ẩm cho lan có thể làm với vòi nước phun sương, tưới nhiều nước hơn để giữ ẩm cho cây,…

Cách trồng lan Dendro

1, Chọn giống lan Dendro

Để thành công với cách trồng lan dendro này bạn cần chọn được những giống cắt cành siêng hoa và một số giống trang trí được thị trường ưa chuộng.

Cây giống trồng lan dendro

Có thể tham khảo những giống cắt cành siêng hoa như: Dend. Aridang Green, Dend.Somlak White 5N, Dend.Sonia Esakul Dend. Sonia White,… Bên cạnh đó, một số giống Dendro thường dùng để trang trí như: Ceasar Green, , Nona Red, Den.Burana Charming, Burana Gold,…

Các giống Dendro nắng dùng để trang trí như: Dend. Caesar White, Dend. Caesar Red, Dend. King Hóc Môn, Dend. Pink, Dend. Trắng Bà Liễu, Dend. Móng rồng, Dend. Kinh hổ mang …

2, Chuẩn bị giá thể trồng lan Dendro

Có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để làm giá thể trồng lan Dendro trong giai đoạn vườn ươm nhưng một trong những cách tối ưu nhất đó là:

Mụn dừa: Mụn dừa là sản phẩm phụ tạo ra khi nghiền vỏ quả dừa để lấy xơ dừa. Nó chính là phần xốp xốp giữa các sợi xơ dừa. Trước khi trồng, phải xử lý được chất chát (tanin).

Để xử lý được chất này ta thực hiện bằng cách ngâm và xả, thời gian xử lý là từ 7 đến 10 ngày (lúc này nước xả đã trong) trước khi đem đi trồng.

Vỏ dừa: Nên chọn những vỏ dừa già, khô (phẩn vỏ bên ngoài có màu nâu,cứng của quả dừa) để làm giá thể trồng. Tương tự như xử lý mụn dừa, trước khi trồng cần xử lý chất chát.

Giá thể trồng lan dendro

Sau khi đã ngâm xong, tiến hành cắt khúc (1x2x4 cm) và đập dập để tạo độ mềm và thoáng, giúp rễ phát triển tốt, như vậy sẽ giúp cách trồng lan Dendro thuận tiện hơn rất nhiều.

3, Chuẩn bị cây con

Để cây con có thể chuyển ra khỏi chai thì trước đó phải để chai mô ít nhất 2 tuần trong điều kiện thoáng mát, không có ánh sáng trực tiếp nhằm giúp cây thích nghi dần dần với điều kiện tự nhiên bên ngoài.

Những tiêu chuẩn của cây con khi ra khỏi chai mô:

  • Khi cây con cao từ 4 đến 5 cm trở lên (đo theo chiều cao vuốt lá).
  • Lá được mọc thẳng, cứng cáp không bị biến dị và có màu xanh mướt.
  • Chiều dài rễ khoảng 2cm, rễ khỏe, có từ 5 rễ trở lên và không có rễ hư.
  • Cây sinh trưởng, phát triển tốt, không bị nhiễm bệnh gây hại.

4, Kỹ thuật ra cây con khi trồng lan dendro

Để lấy được cây con ra khỏi chai có thể dùng móc nhỏ bằng sắt hoặc inox và kẹp. Tuy nhiên,  nên dùng loại móc nhỏ vì thao tác nhanh, gọn và ít làm tổn thương cây hơn so với kẹp.

Trước tiên cho vào chai mô một ít nước, lắc nhẹ cho bong lớp thạch ra rồi dùng móc sắt nhẹ nhàng kéo từng cây ra khỏi chai (chú ý xoay phần gốc hướng ra miệng chai), tránh làm tổn thương các lá non.

Sau khi lấy cây con ra phải thả ngay vào chậu nước, nhẹ nhàng rửa sạch cho tới khi vuốt phần rễ cây thấy không còn nhớt sau đó xếp lên rổ nhựa cho ráo nước.

Nên loại bỏ những rễ, lá và cây bị hỏng hay những cây bị tổn thương trong quá trình rửa để không lây bệnh sang các cây khác và đạt được cách trồng lan Dendro một cách tối ưu nhất.

Tiếp đến, tiến hành phân loại theo kích thước (để có thể tiện chăm sóc về sau) rồi xếp cây con lên khay hay rổ nhựa (kích thước 30x50x15 cm) kèm theo nó là lót 1 lớp mụn dừa mỏng để giữ ẩm cho cây hoặc xếp trực tiếp lên giàn ươm hay xếp trên giàn ươm đã được trải 1 lớp mụn dừa dày từ 10 đến 15 cm.

5, Trồng lan Dendro ra giàn ươm

Để có được cách trồng lan Dendro chuẩn kỹ thuật, khi ra giàn ươm, cây phải được nằm trên giàn từ 1 đến 2 tuần để huấn luyện, cho đến khi rễ có màu sáng trắng thì có thể đem trồng được. Sử dụng chậu nhựa đen để trồng, có kích thước 1,5 inch (tương đương 3,4cm).

Tiếp đến dùng miếng vỏ dừa đã chặt khúc, nhẹ nhàng đặt cây con vào giữa miếng vỏ dừa sao cho cổ rễ cây con cao hơn đỉnh của xơ dừa từ 1 đến 2 mm để tránh đọng nước.

Cuối cùng, đặt cây con vào chậu sao cho vừa đủ chặt (quá chặt sẽ làm hư rễ và quá lỏng làm rớt cây con ra). Khi trồng xong, đặt cây vào khay nhựa có 112 lỗ. Cần bố trí mật độ thưa dần để đảm bảo cho cây nhận đủ ánh sáng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Cách trồng lan dendro vào chậu

Cách chăm sóc lan Dendro

1, Điều kiện ánh sáng khi chăm sóc lan Dendro

Do cây rất ưa sáng nên khi cây trưởng thành đặc biệt là giai đoạn ra hoa, chúng ta cần phải cho cây hấp thu 100% ánh sáng.

Càng được chiếu ánh sáng thì cây sẽ càng khỏe mạnh và cho hoa càng đẹp. Mỗi cây lan Dendro nắng cao bình quân từ 50 đến 150 cm và có từ 10 đến 15 giả hành.

2, Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khi chăm sóc lan Dendro

Các dòng lan Dendro nắng xưa phù hợp  với các chỉ số môi trường:

Nhiệt độ: Ban ngày từ 80 đến 90F( 27 đến 32C), ban đêm không được dưới 50F (10C).

Nắng: Cần thật nhiều nắng nhưng phải có lưới che cây để tránh bị cháy,rộp lá.

Độ ẩm: Độ trung bình dao động từ 60 đến 70%.

3, Chế độ nước tưới khi chăm sóc lan Dendro

Để cách chăm sóc cho lan Dendro này phát huy hiệu quả cao nhất, chúng ta cần cung cấp độ ẩm thích hợp cho cây. Đặc biệt cây con cần khoảng 70 đến 75%. Trong chu trình chăm sóc cây con rất quan trọng  về độ ẩm, nếu tưới quá ẩm rễ cây dễ bị úng, cây vàng và chậm lớn.

Bên cạnh đó, nếu thiếu ẩm rễ cây phát triển kém, hạn chế hấp thu dinh dưỡng. Nước tưới cho cây yêu cầu không mặn, phèn, không cứng (chứa các ion như Ca2+, Mg2+,…), có độ pH tối ưu từ 5,5 đến 6,8.

Khi tưới nước cho cây cần chú ý nguyên tắc: Tưới tạo độ ẩm xung quanh môi trường trồng ( tưới vòm tròn xung quanh cây) sẽ tốt hơn thay vì chỉ tưới ẩm cục bộ trong chậu hay trong giá thể.

Chỉ nên cung cấp nước đủ ẩm cho cây, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng gắt hoặc tưới quá muộn làm cho cây dễ bị bệnh.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung tưới nước trên mái che hoặc dưới giàn ươm nhằm tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ vườn ươm,… Có thể tăng số lần tưới trong ngày tùy điều kiện thời tiết để cây phát triển tốt.

4, Bón phân khi chăm sóc lan Dendro

Tưới bón: Vào mùa Hè tưới nên thật nhiều, thật đẫm bởi lúc này cây phải chịu ánh nắng thường xuyên, gay gắt, nhiệt độ vườm ươm cao. Từ khi cây mọc mầm non cho đến khi trưởng thành nên bón phân bón mỗi tuần một lần với phân 30-10-10,

Cách pha chế phân: Cho ½ thìa cà phê lân với 4 lit nước. Vào tháng 8, tháng 9 đổi sang sử dụng phân 10-30-10, tưới rất ít và ngưng bón phân đối với mùa Đông.

5, Phòng trừ sâu bệnh khi chăm sóc lan Dendro

Cũng bởi lan Dendro cần được chăm sóc bởi nhiều loại phân hữu cơ khác nhau và môi trường xơ dừa sẽ mục nát sau một khoảng thời gian ngắn được trồng mà đây có thể là những điều kiện gây ra nhiều loại sâu bệnh gây hại cho cây như các loài dán và cuốn chiếu cắn phá rễ trong giá thể.

Trên bề mặt lá thường xuất hiện một loại rệp dính màu vàng, kích thước rất bé khoảng đầu tăm. Loại này gây hại lên cây thông qua việc hút nhựa.

Để đối phó với các loài côn trùng cắn phá Dendro thì tương đối dễ dàng. Chúng ta có thể sử dụng bằng Bassa, Serpa nồng độ 1/500. Mặc dù Dendro là loài cây kháng bệnh rất mạnh, tuy nhiên nếu điều kiện vệ sinh quá kém cây vẫn bị nấm và virut tấn công.

Nguy hiểm nhất là bệnh khô thân gần gốc và giả hành do một loài virut xâm nhập, khiến cho các giả hành bị khô và chết. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cây mọc cây con trên ngọn thân.

Với những vấn đề trên, bạn cần ngừa bệnh và chăm sóc lan Dendro bằng cách xịt nửa tháng một lần bằng các loại thuốc ngừa nấm như Zineb, Topsil, Bencmyl với nồng độ 1/400.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng lan dendro cũng như cách chăm sóc loài hoa tuyệt đẹp này rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn sẽ có thể tự tay trồng cho mình một chậu lan dendro tuyệt đẹp trong sân vườn nhà mình nhé. Chúc bạn thành công!

Nguồn: fao.org.vn

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top