Chăm sóc cho cây Lúa giai đoạn đón đòng, trổ Thoát
Làm đòng là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với cây lúa. Đây là thời kỳ hình thành số hạt/bông lúa, bất kỳ một tổn thương nào tại thời điểm này cũng có thể ảnh hưởng đến năng suất của lúa. Vì vậy việc bón phân đón đòng và phòng trừ các đối tượng dịch hại ở giai đoạn này là hết sức quan trọng.
Cây lúa giai đoạn đón đòng rất dễ mẫn cảm với các đối tượng dịch hại. Do đó bà con cần bảo vệ để cây lúa phát triển khoẻ mạnh và cho năng suất cao. Để cây lúa có chồi khoẻ và đòng to. Bà con cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp sau:
– Bón phân đón đòng đúng lúc để cây lúa có đủ dinh dưỡng nuôi đòng, nuôi bộ lá và bộ rễ tốt nhằm bảo vệ cây lúa không bị tổn thương bỡi dịch hại tấn công.
– Bón phân bổ sung dinh dưỡng đúng thời điểm. Tránh bón muộn vì đòng đã hình thành rồi sẽ không gia tăng được số hạt/bông nữa, gây ảnh hưởng năng suất
– Giai đoạn này tác động trực tiếp đến năng suất lúa của cả vụ. Do đó cần bón đảm bảo lượng phân cần thiết cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây lúa. Đồng thời bổ sung thêm một số nguyên tố vi lượng giúp cho cây lúa cứng cáp hơn, chống đổ ngã
– Thời gian bón đòng trung bình đối với cây lúa là 40-45 ngày sau sạ. Tuỳ thuộc vào thời gian sinh trưởng của từng loại giống và thời vụ gieo trồng.
– Thăm đồng thường xuyên quan sát thấy 2 cổ của lá trên cùng bằng nhau, lá thứ hai từ trong ngọn tính ra có hiện tượng thắt eo. Xé lá lúa ra thấy đòng 1mm thì bón phân ngay giai đoạn này là chính xác nhất.
Lá lúa có thắt eo
Dinh dưỡng cần thiết ở giai đoạn này là N (đạm) và K2O (kali).
– Giai đoạn tượng đòng Kali giúp các lóng đốt cây lúa vươn cao, vững chắc. Nếu thiếu Kali giai đoạn này cây lúa sẽ dễ bị đổ ngã.
– Đạm giúp cho việc hình thành và phân chia tế bào. Bón đủ đạm giai đoạn này giúp quá trình phân chia tế bào diễn ra mạnh (số hạt/bông sẽ tăng). Đạm tạo ra màu xanh của bộ lá đòng. Đây chính là nhà máy tổng hợp khí CO2 và H2O để tạo ra đường bột.
– Giai đoạn lúa trổ Kali giúp cho quá trình vận chuyển đường bột từ lá vào hạt dễ dàng hơn (ban ngày lúa quang hợp tạo ra đường bột ở lá, ban đêm sẽ được chuyển từ lá vào hạt). Thiếu Kali giai đoạn này sẽ khiến chất lượng hạt kém
– Bộ lá đòng xanh tốt là yếu tố để cho năng suất cao. Bón phân giai đoạn đòng trổ cần phải cân đối và đủ lượng. Tránh bón thừa đạm tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển và tân công.
– Giai đoạn này chúng ta cần lưu ý một số loại sâu, bệnh hại như: sâu lá, rầu nâu, đạo ôn cổ bông…
– Để tránh tình trạng lúa trổ không đồng đều ( lẻ tẻ ), đám này đám khác trên cùng một diện tích. Bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học A4 giúp lúa trổ thoát, vô gạo cực nhanh, giảm lem lép hạt, lúa đạt thành.
Chú ý : click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết