CHỮA NỨT THÂN XÌ MŨ Ở CÂY CÓ MÚI
Việt Nam đất nước nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển, đặc biệt là cây có múi. Tuy nhiên điều này cũng tạo ra môi trường thuận lợi cho các loại bệnh hại cây trồng, đặc biệt là nứt thân xì mũ. Đây không phải là một căn bệnh xa lạ, nhưng bà con cần kịp thời chữa nứt thân xì mũ trên cây có múi khi bệnh tấn công để tránh được những hậu quả nghiêm trọng cho vườn cây của mình
1. Biểu hiện bệnh nứt thân xì mũ
a. Biểu hiện trên cây
Bệnh xuất hiện, khiến cho phần thân chính
gần gốc, hoặc các cành bị sủng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng. Khi bị
nặng, vỏ thân bị nứt ra vết bệnh lan rộng dần theo chiều ngang và dọc, sau đó
lan rộng dần xuống bộ rễ khiến rễ không hút được nước và chất dinh dưỡng để nuôi
cây. Cây sinh trưởng, phát triển kém dần. Lá bị vàng và rụng, không ra được lá
non mới. Khi bệnh lan ra hết phần vỏ ở gốc hoặc cành thì cây, cành sẽ bị chết.
b. Biểu hiện Trên trái
Bệnh tấn công những trái ở thấp gần mặt
đất. Trái bị mất màu dần từ rốn lên trên, từ màu
úng nước chuyển sang màu xám đen, khi độ ẩm cao sẽ xuất hiện lớp tơ màu trắng
phủ trên vết bệnh. Khi bệnh tấn công 1/3 đến 1/2 diện tích thì trái bị rụng.
2.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh nứt thân xì mũ do nấm Phytophthora gây ra trong điểu kiện mưa nhiều, độ ẩm không khí cao.
Trong điều kiện vườn thường xuyên bị ngập
úng, vệ sinh vườn kém, trồng cây với mật độ cao và vườn ít được bón phân hữu cơ,
bệnh sẽ xuất hiện và gây hại nặng cho vườn cây.
3.
Biện pháp phòng, chữa bệnh.
a. Biện pháp chữa bệnh
Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bà con nên kịp thời chữa bệnh cho vườn cây để giảm thiểu tối đa thiệt hại do bệnh gây ra. Sử dụng nấm đối kháng kết hợp với nano đồng phun ướt đẫm cành lá để tiêu diệt nguồn nấm bệnh và sát khuẩn vườn sạch sẽ.
b. Biện pháp phòng bệnh
Mỗi loại bệnh xuất hiện trong vườn cây
đều khiến cho cây trồng bị suy yếu, mất thời gian dài để hồi phục, vì vậy để tiết
kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí chữa bệnh và để cây luôn được khỏe mạnh, bà
con nên chủ động phòng trừ bệnh.
+ Xử lí, vệ sinh vườn sạch sẽ để tiêu
diệt nguồn nấm gây bệnh.
+
Sử dụng cây giống sạch bệnh, khỏe mạnh.
+ Vườn phải thoát nước tốt, không
bị ngập úng trong mùa mưa
+ Trồng đúng khoảng cách
khuyến cáo. Không nên tủ cỏ sát gốc vào mùa mưa.
+ Tránh gây thương tích vùng gốc
rễ
+ Tỉa cành tạo tán, làm cỏ tạo
thông thoáng cho vườn. Thoát nước cho vườn trong mưa lũ.
+ Bón phân hữu cơ để cung cấp sinh dưỡng,
vi sinh vật có lợi cho đất.