Đặc trị ngộ độc hữu cơ trên cây lúa
1. TRIỆU CHỨNG
– Ngộ độc hữu cơ:
Thường xảy ra khi cây lúa từ 15-25 ngày tuổi, lá lúa bị vàng đỏ từ chóp lá lan xuống phía dưới, trên lá có nhiều vết màu nâu đỏ, có thể xen lẫn với triệu chứng đốm nâu, nếu quan sát kỹ sẽ thấy cây lúa bị lùn hơn và chồi cũng phát triển kém hơn cây lúa mạnh cùng lứa tuổi. Bứng bụi lúa lên rửa sạch sẽ thấy bộ rễ bị thối đen cả và ngửi thấy mùi hôi thúi.
- Hình ảnh : Lúa bị ngộ độc hữu cơ
2. NGUYÊN NHÂN
– Đất tích chứa nhiều chất hữu cơ, mà trong năm nếu không có thời gian cày ải phơi đất cho các chất hữu cơ này được biến hóa. Cộng thêm với rơm rạ của vụ lúa trước được trục nhận xuống. Trong điều kiện ngập nước, rơm rạ này cũng như chất hữu cơ có sẵn trong đất sẽ được phân hủy (mục rã ra) trong điều kiện không có không khí. Quá trình phân hủy này sẽ sinh ra các acid hữu cơ. Nếu nước trong ruộng không được lưu thông, các acid hữu cơ này sẽ đọng lại và thường tập trung xuống những chỗ trũng với nồng độ ngày càng cao và sẽ làm thối bộ rễ của các bụi lúa. Vì rễ lúa bị thối nên sẽ không hút được chất dinh dưỡng, cây lúa bị suy yếu và chết lụi dần nếu không được cải thiện. Đối với lúa sạ, triệu chứng đỏ lá chỉ xuất hiện vào khoảng 20 ngày sau khi sạ trở về sau, mặc dù rễ lúa đã bị thối từ trước. Đó là do trong 15 ngày đầu, mạ non sống nhờ vào chất dinh dưỡng có sẵn trong hạt lúa giống. Từ ngày thứ 16 trở đi thì cây mạ sống nhờ vào bộ rễ của mình. Lúc bấy giờ, vì bộ rễ bị thối nên mạ bị thiếu dinh dưỡng và thể hiện triệu chứng trên.
3. ĐẶC TRỊ BỆNH : CHẾ PHẨM SINH HỌC “PHÂN HỦY GỐC RẠ”
Không nên để cho cây lúa bị ngộ độc hữu cơ và sắt rồi mới trị, mà cần có biện pháp phòng tránh. Biện pháp phòng trị ngộ độc hữu cơ được tiến hành như sau:
– Sau khi thu họach lúa nên cày ải, để rơm rạ được phân hủy ít nhất 1 tháng, và chỉ sạ lúa sau khi cho đất ngập từ 2 đến 3 tuần.
– Trong trường hợp không cày ải được vì phải gieo sạ lại ngay sau khi thu hoạch, chúng ta cần sử dụng chế phẩm “PHÂN HỦY GỐC RẠ” để phân hủy gốc rạ ngay tại ruộng. Chỉ sau 5 – 7 ngày sử dụng chế phẩm, gốc rạ trở thành phân hữu cơ giúp bà con giảm được 30 – 50% lượng phân bón hóa học.