Trồng dưa leo thủy canh đang là phương pháp được rất nhiều các công ty nông nghiệp có quy mô áp dụng để sản xuất nông sản sạch và cụ thể ở đây là trái dưa leo. Đây là một loại quả mang lại nhiều tác dụng vô cùng có lợi đối với sức khỏe con người.
Qua bài viết này, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trồng dưa leo thủy canh, vì đây đang là cách trồng đang khá phổ biến và đạt hiệu quả năng suất rất cao. Trước khi đến với cách trồng dưa leo thủy canh thì các bạn hãy cùng Fao tìm hiểu một chút kiến thức về đặc điểm, giá trị sử dụng của dưa leo nhé!
Đặc điểm của dưa leo
Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột là loại thực phẩm rất phổ biến và quen thuộc với mọi người, được người việt sử dụng khá nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. Trong dưa leo có chứa nhiều thàng phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe ( chứa đến 96% nước, nhiều loại vitamin,cakcium, calo, protein,…).
Nó cũng được các chị em sử dụng để đắp mặt giúp tươi sáng làn da. Và cũng được sử dụng để sản xuất nhiều loại thuốc làm đẹp khác.
Ở nước ta với khí hậu nhiệt đới thì nhìn chúng rất thích hợp để trồng dưa leo. Có thể trồng cây dưa leo quanh năm. Nhưng thông thường đê đạt năng suất cao nhất thì chúng ta nên trồng dưa vào mùa nắng thì sẽ cho hiệu quả hơn khi trồng vào mùa mưa.
Sau khi đã biết được một vài đặc điểm của dưa leo thì các bạn hãy săn sàng để đến với chủ đề chính đó là cách trồng dưa leo thủy canh và cách chăm sóc cây để cây đạt năng suất cao nhất, chất lượng quả tốt nhất, các bạn hãy chú ý theo dõi nhé!
Cách trồng dưa leo thủy canh
1, Chuẩn bị dụng cụ trồng dưa leo thủy canh
Khi trồng cây thủy canh thì đây là bước không thể bỏ qua. Vậy khi tự trồng tại nhà thì vật liệu bạn cần chuẩn bị gồm giá thể, rọ nhựa, hộp xốp, nylon lót hộp (có thể sử dụng đất sét nung, sơ dừa qua xử lý hoặc viên nén sơ dừa), dung dịch thủy canh, bút đo pH, hệ thống tưới nước,…
Với hộp xốp trên nắp chúng ta sẽ khoét lỗ vừa với thân rọ. Sử dụng dung dịch thủy canh chuyên dụng cho dưa leo, cần pha đúng chuẩn hàm lượng, tỉ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Đáy hộp xốp cần phải được lót nylon để giữ dung dịch dinh dưỡng ( khi trồng với quy mô lớn có thể sử dụng ống nhựa chuyên dụng thủy canh để thay cho hộp xốp).
Trồng dưa leo thủy canh thì có thể làm giàn leo hay giàn treo. Nhưng xần lưu ý Khi làm giàn dây treo các bạn cần chắn gió cho giàn.
2, Ngâm và ủ hạt
Đây là bước tiếp theo trong cách trồng dưa leo thủy canh. Việc ngâm và ủ hạt giống giúp cho tỉ lệ nảy mầm cao hơn qua đó nâng cao năng suất cây trồng. Bạn có thể ngâm hạt giống dưa leo trong nước ấm khoảng từ 3 – 5 tiếng. Sau đó, lấy ra rửa sạch rồi ủ hạt giống trong khăn giấy giữ ẩm trong tối.
3, Gieo hạt
Đặt các giá thể trộn ẩm vào rọ nhựa thủy canh hay hộp xốp đã chuẩn bị và đặt các hạt giống vừa nhú mầm lên trên. Sau đó, cho thêm một lớp giá thể phủ lên trên. Phun nước trên bề mặt giá thể để giữ ẩm. Mỗi ngày bạn cần tưới nước từ 1- 2 lần đảm bảo đủ ẩm.
Sau đó chuyển rọ vào khay ươm hạt rồi thêm nước vào khay với mực nước cao từ 1,5 – 2cm. Khi trồng dưa chuột thủy canh cần phải thường xuyên kiểm tra mực nước trong khay tránh để nước ngập dẫn đến úng hạt. Đến khi hạt phát triển và thành cây có hai lá mầm thì đưa rọ ra nơi có ánh nắng để cây phát triển tốt hơn.
4, Chuyển cây con vào hệ thống trồng thủy canh
Chuyển cây con vào hệ thống trồng thủy canh là một kỹ thuật quan trọng và có lẽ cũng là khó nhất trong kỹ thuật trồng dưa leo thủy canh, và các bạn hãy cùng theo dõi để nắm được kỹ thuật này nhé.
Khi cây con đã nảy mầm đến 2-3 lá thì lúc này chúng ta đã có thể bắt đầu chuyển cây con vào hệ thống trồng thủy canh. Chúng ta tiến hành đặt vào mỗi rọ một cây. Khi cây bắt đầu có lá thật thì lúc này bạn mới tiến hành pha dung dịch dinh dưỡng với nồng độ nhẹ cho cây.
Khoảng 1 tuần sau khi trồng, bạn bắt đầu nâng chỉ số PPM lên cho phù hợp với sự phát triển của cây trồng.
Khi thực hiện trồng và áp dụng theo kỹ thuật trồng dưa leo thủy canh này, bạn nên đặt thùng thủy canh tại những nơi có ánh nắng mặt trời, thoáng mát để cây phát triển xanh tốt. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị thêm lưới để che chắn cây khỏi côn trùng phá hại.
Bước cuối cùng trong cách trồng dưa leo thủy canh mà Fao giới thiệu cho các bạn trong bài này đó là cách chăm sóc cây dưa leo.
5, Chăm sóc cây trồng
Với kỹ thuật trồng dưa chuột thủy canh các bạn cần chú ý thường xuyên kiểm tra lượng dung dịch dinh dưỡng, tránh để dung dịch ngập quá cao lên hết bộ rễ, như vậy khiến rễ cây khó hô hấp. Khi cây đã trưởng thành, rễ đã phát triển thì cũng không được để bộ rễ chìm hoàn toàn trong dung dịch.
- Đặt cây tại những chỗ có nắng để tạo điều kiện phù hợp cho quá trình quang hợp của cây.
- Che mưa cho cây, tránh tình trạng dung dịch dinh dưỡng bị loãng.
- Vào những ngày nắng nóng thì phun thêm nước vào lá cho cây.
- Bên cạnh đó, để cây dưa chuột sinh trưởng nhanh hơn, xanh tốt hơn thì mỗi tuần bạn cần làm thoáng dung dịch bằng cách xục khí vào dung dịch. Lưu ý không để bong bóng khí quá lớn và có thể gây tổn hại đến rễ cây.
Cách trồng dưa leo thủy canh khá đơn giản phải không các bạn? Hi vọng với bài viết này Fao có thể giúp các bạn có được những kiến thức cần thiết để trồng dưa chuột thủy canh và áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả. Chúc các bạn thành công! Goodbye!