For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch

Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch

Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch

Trái sầu riêng là loại trái được rất nhiều người yêu thích. Nó mang một hương vị thật đặc biệt. Để có thể tạo ra được những trái sầu riêng thơm ngon ấy thì đòi hỏi người làm vườn phái có những kỹ thuật chăm sóc thuần thục. Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau mỗi vụ thu hoạch là hết sức quan trọng. Vì nó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cho những mùa vụ sau.

Dưới đây là các bước chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch:

Bước 1: Tỉa cành, tạo tán:

Sau thu hoạch, tỉa cành sầu riêng là rất quan trọng. Nhằm giúp vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại, dinh dưỡng được tập trung. Để phục hồi cây đảm bảo năng suất vụ mùa tiếp theo. Đặc biệt đối với các vườn sầu riêng lâu năm thì việc cắt tỉa càng quan trọng hơn, hạn chế xì mủ thân cây phát sinh.

+ Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành già yếu, cành khô, cành vượt.

+ Để hạn chế tối đa hiện tượng nứt thân, xì mủ. Sau khi thu hoạch bà con cần cắt bỏ các cành mọc dưới thấp.

+ Loại bỏ những cành mọc đứng hoặc mọc ngược vào bên trong tán, những cành nằm cách mặt đất thấp hơn 1m. Vì những cành này thường dễ bị sâu bệnh tấn công.

Bước 2: Vệ sinh vườn

Sau khi thu hoạch nên tiến hành tổng vệ sinh vườn để hạn chế các mầm bệnh tồn dư. Dùng Nano đồng để sát khuẩn, rửa sạch các rong rêu, mảng bám trên thân, cành, lá.

Bước 3: Quản lý nguồn nước

Nước là yếu tố quan trọng quyết định khả năng phục hồi của cây sầu riêng sau thu hoạch. Nên duy trì mực nước ổn định từ 70 – 90cm.

Nguồn nước phải sạch, nhà vườn cần tưới đủ nước. Nhưng vẫn phải đảm bảo vườn đủ thông thoáng để thoát nước tốt, tránh ngập úng khiến nấm bệnh phát phát triển. Việc đảm bảo nguồn nước còn giúp cây hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ đó cây sẽ nhanh phục hồi.

Bước 4: Quản lý sâu bệnh hại

Sầu riêng được phục hồi sau thu hoạch bà con cần chú ý thời điểm cây ra chồi non, đọt non. Đây là thời điểm sầu riêng dễ bị  các loại bệnh hại tấn công. Các loại chủ yếu như: sâu ăn bông, sâu ăn lá, rệp sáp, rầy, nhện đỏ, thán thư. Để nâng cao chất lượng, giá trị của sầu riêng bà con nên sử dụng các biện pháp sinh học là Các chế phẩm sinh học như BT (Bacillus thuringiensi). Bà con nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV.

Bước 5: Bón phân

Sầu riêng sau khi thu hoạch sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng để phục hồi. Để cây nhanh chóng phục hồi đảm bảo năng suất cho vụ mùa tiếp theo bà con nên sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Đây là những dạng phân bón dễ tan, dễ tiêu, dễ hấp thụ như: Sao đỏ, Phân bón lá. Phân hữu cơ ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa, trung vi lượng còn bổ sung lượng vi sinh cần thiết giúp cải tạo đất.

Trong đó, chúng ta phải sử dụng bộ giải pháp cải tạo đất WAO BOOM. Đây là bộ giải pháp bao gồm: diệt trừ nấm, tái tạo rễ, làm đất tơi xốp, giúp phân giải lân, tăng độ mùn, ổn định pH, bổ sung dinh dưỡng nên sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Lưu ý: Khi bón phân cho cây sầu riêng nên bón theo tán cây và nên tạo rãnh để bón. Vừa giúp cây hấp thu hiệu quả mà lại hạn chế việc thất thoát phân.

 Lời kết:

Với năm bước như trên. Vườn sầu riêng của bà con sẽ được phục hồi sau một vụ mùa năng suất, ra nhiều đọt, cây sinh trưởng tốt. Đồng thời, khả năng kích kháng cao, dự trữ dinh dưỡng và chuẩn bị tốt cho một mùa vụ tiếp theo. Nếu các bạn có thắc mắc về kỹ thuật cũng như cần tư vấn chi tiết về sản phẩm, hãy gọi ngay đến Hotline 0978 497 345 !

Từ khóa: cây sầu riêng

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top