For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con

Sầu riêng là 1 loại cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng tại các nước Đông Nam Á. Do nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ngày càng cao hơn . Ngoài những giá trị về dinh dưỡng như chứa nhiều protein, chất béo vitamin A, sắt… Quả còn có hương vị đặc trưng rất khó quên. Cây mang lại giá trị kinh tế cao nên được bà con nông dân quan tâm. Vì vậy, cây được quan tâm chăm sóc điều kiện sinh trưởng, đúng kỹ thuật,và chặt chẽ từ khi cây còn non.

1. Điều kiện ngoại cảnh

Khí hậu: Sầu riêng là giống cây ưa khí hậu nóng ẩm nhiệt độ không quá cao, hoặc quá thấp vào khoảng ( 24 đến 30 độ C) nhiệt độ quá thấp nhất là cây con sẽ ngừng sinh trưởng. Mùa khô phải được giữ ẩm mùa mua phải giữ ráo.

Đất: Cây sầu riêng có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau , nhưng thích hợp nhất là đất thịt , đất phù sa đất đỏ bazan . độ PH trong đất từ 5.5 đến 6

2. Kỹ thuật trồng cây sầu riêng non

Kỹ thuật trồng cây sầu riêng non không khó nhưng cần phải có thời gian và công sức . Ở giai đoạn đầu từ 1 đến 3 năm cây phát triển tương đối chậm. Cần chăm sóc kỹ để giữ cho cây khoẻ mạnh. Cây mới trồng nên chưa thích nghi với điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển. Dễ bị tác động bởi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt sâu bệnh gây hại, quá trình chăm sóc không tốt sẽ bị còi cọc và chậm phát triển, nặng sẽ gây chết cây. Bà con cần lưu ý cách chăm sóc cây sầu riêng non sau đây.

Bà con nên dùng rơm hoặc cỏ khô phủ kín dưới gốc 10 đến 12 cm để chống xói mòn khi tưới cây. Cây nên tưới hằng ngày sau 2 tháng thì ít hơn. Thiếu nước cây sẽ bị héo ngọn chậm phát triển, còn mùa mưa thì chú ý đến thoát nước tránh ngập úng để giảm sự phát triển của một số loại nấm gây hại.

Trồng cây chắn gió:

Bộ rễ của cây non mới trồng chưa kịp bám hết vào đất nên việc trồng cây chắn gió hạn chế ngăn ngừa cây bị đổ nghiêng ngả.

Làm cỏ:

Bà con nên làm sạch cỏ dưới gốc cây sầu riêng non và giai đoạn này cỏ dại phát triển rất mạnh. Bà con hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ sẽ ảnh hưởng tới cây non vừa trồng.

Tạo bóng râm:

Cây mới trồng rất cần bóng râm, bà con có thể lấy lá dừa, lá cọ, cành khô để che mát cho cây nhưng không che qua 50% ánh sáng. Sau khi qua mùa khô thì loại bỏ để cây phát triển theo hướng ánh sáng.

Trồng xen canh:

Sầu riêng là cây lâu năm khi mới trồng thì đất trống nhiều bà còn có thể trồng xen canh với các họ đậu để vừa cải tạo đất và tạo độ ẩm.

3. Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng non

Phân hữu cơ dạng nước:

Sau khi trồng xong cho tiến hành phun phân bón lá theo định kỳ 3 lần 1 tháng và kéo dài 6 tháng. 6 tháng tiếp theo thì 2 lần 1 tháng và cây được 1 tuổi thì 1 tháng 1 lần. Cây sầu riêng non rễ thân cần lá còn yếu bà con không nên lạm dụng quá phân vô cơ sẽ xảy ra hiện tượng cháy lá héo ngọn. Phát triển cây theo xu hướng nông nghiệp bền vững sử dụng phân hữu cơ sinh học dạng nước dễ hấp thụ và an toàn khi sử dụng.

Phân hữu cơ dạng bột:

khi chăm sóc cây sầu riêng mới trồng bà con nên sử dụng phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ vi sinh kết hợp phân lân trong giai đoạn bón lót. Vi sinh có lợi hoạt động trong phân hữu cơ sẽ tạo dinh dưỡng cho cây con thông qua việc tổng hợp chất hữu cơ từ đất nước và không khí.

Trước đây bà con quen sử dụng phân chuồng tươi chưa ủ hoai để bón trực tiếp cho cây sầu riêng. Trong đó có phân gà tươi có hàm lượng đạm kali trong phân dồi dào. Tuy nhiên phân gà tươi chứa quá nhiều vi sinh vật gây hại cho cây lẫn mùi hôi thối , ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh và sức khỏe của bà con. Thói quen này đã dần được thay đổi bằng nhiều phân bón hữu có vi sinh.

Tóm lại: Bà con trồng cây sầu riêng non từ 1 đến 6 tháng đầu, đặc biệt chú ý đến ánh sáng độ ẩm và dinh dưỡng cho cây .Để phát triển tốt và ăn sau rễ vào đất tránh các hiện tượng cây non rụng lá do thiếu chất và chết đi.

Từ khóa: bệnh cây sầu riêng

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top