For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Kỹ Thuật Trồng Cây Đẳng Sâm cho năng suất “siêu cao”

Kỹ Thuật Trồng Cây Đẳng Sâm cho năng suất “siêu cao”

Đẳng sâm có nhiều tác dụng tốt trong chữa trị bệnh như tăng cường sức đề kháng, điều trị sinh lý yếu, kích thích tiêu hóa, phòng ngừa bệnh tim mạch, hạn chế nguy cơ bệnh về máu, trị suy nhược tuổi giá, sốt xuất huyết, huyết áp thấp, hỗ trợ điều trị ung thư…

Đẳng sâm mang lại giá trị kinh tế cao, do đó nhiều người muốn trồng cây đẳng sâm nhưng chưa biết cách? Vậy thì bạn hãy theo dõi bài viết “kỹ thuật trồng cây đẳng sâm” ngay dưới đây nhé! Fao tin bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được thắc mắc mà bạn đang gặp phải.

Trước khi đến với kỹ thuật trồng thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số những đặc điểm về thảo dược đẳng sâm!

Đặc điểm chung của cây đẳng sâm

Kỹ thuật trồng cây đẳng sâm

Kỹ thuật trồng cây đẳng sâm

1, Nguồn gốc phân bố

Đẳng sâm là cây của vùng cận nhiệt đới, được tìm thấy ở Việt Nam, Trung Quốc, Myanma, Ấn Độ, Lào và Nhật Bản. Ở Việt Nam chúng thường được thấy tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên và được nhân trồng tại nhiều nơi.

Đảng sâm thường mọc dại trên các nương, rẫy đã bỏ hoang lâu ngày, cây phù hợp với đất tương đối màu mỡ và ẩm.

2, Đặc điểm thực vật

Đảng sâm là loại cây thân thảo, leo bằng thân quấn. Thân có thể leo dài từ 2 – 3 m, phân nhánh nhiều. Lá cây có hình tim, mọc đối, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới có lông nhung trắng, mép nguyên, lượn sóng hoặc hơi khía răng cưa.

Có hoa mọc ở kẽ lá, cuống khá dài từ 2 – 6 cm. Quả có hình cầu, đầu trên có một núm nhỏ hình nón, khi chín thì có màu tím hoặc đỏ. Hạt nhiều và có màu vàng nhạt. Rễ hình trụ dài, phình thành củ có đường kính 1,5 – 2 cm, phía trên to, có màu vàng nhạt.

3, Điều kiện sinh thái

Đẳng sâm thích hợp với đất màu mỡ, nhiều mùn, cao ráo, có khả năng thoát nước tốt. Nhiệt độ thích hợp để trồng cây đẳng sâm là từ 18 – 25C, cây cũng có thể chịu được nhiệt độ trên 30oC nhưng chỉ trong thời gian ngắn, và cây sống được trong nhiệt độ thấp.

Ở vùng núi cao cây mọc hoang dại và có chu kỳ sinh trưởng kéo dài 1 năm nhưng ở đồng bằng vì điều kiện khí hậu tuy cây vẫn sinh trưởng được nhưng chu kỳ sinh trưởng chỉ còn 8 – 9 tháng, cây không sống qua mùa hè.

4, Giá trị làm thuốc

Trồng đẳng sâm

Trồng đẳng sâm

Rễ củ đảng sâm được dùng làm thuốc chữa phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, ốm lâu ngày, tỳ vị kém, cơ thể suy nhược… Ngoài ra còn được dung làm thuốc bổ dạ dày, lợi tiểu tiện, tiêu đờm, chữa ho.

Kỹ thuật trồng đẳng sâm hiệu quả nhất

1, Chọn vùng trồng

Kỹ thuật trồng cây đẳng sâm để cây sinh trưởng tốt thì bạn cần trồng cây ở vùng trung du và miền núi, có độ cao từ 400m so với mặt nước biển trở lên.  Chọn đất nơi cao ráo, có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước.

Ruộng bậc thang, các triền đồi thoải hay chấn ruộng cao là thích hợp nhất. Các loại đất khác cũng có thể trồng được nhưng năng suất sẽ không cao bằng, độ pH thích hợp là từ 5,5 –  6,5.

2, Giống và kỹ thuật nhân giống

Kỹ thuật trồng cây đẳng sâm thì bạn cần chọn hạt giống của cây có tuổi từ 2 -3 năm. Không nên dùng hạt của cây trồng 1 năm vì chất lượng thấp, tỉ lệ nảy mầm sẽ không cao.

Nên chọn hạt già, mới thu hoạch đảm bảo chất lượng, hạt sẽ có tỷ lệ mọc cao từ 75 % trở lên, lượng hạt cần dùng là khoảng 5 – 6 kg/ha.

Đảng sâm là loại cây chủ yếu sinh sản hữu tính bằng hạt. Ngoài ra cây cũng có thể sinh sản vô tính bằng mầm của đầu rễ, vì vậy bạn cũng có thể trồng bằng cách này nhưng mình không khuyến khích.

  • Làm đất vườn ươm: Với kỹ thuật trồng cây đẳng sâm bạn cần chọn loại đất tơi xốp, bằng phẳng, ít sỏi đá, nhặt sạch cỏ dại, thuận tiện tưới tiêu,  cày hoặc cuốc sâu 30 cm bừa kỹ rồi phơi ải cho đất hả hơi.
  • Lên luống: lên luống với độ cao khoảng 30 cm, rộng từ 80 – 90 cm là hợp lý.
  • Phân bón: Bón lót gồm có10 tấn phân chuồng hoai mục + 1,5 tạ phân lân + 1 tạ phân KCl/ha, trộn đều các loại phân với nhau rồi dải đều trên mặt luống, sau đó xáo nhẹ và san phẳng mặt luống để lấp phân.
  • Gieo hạt:  Đãi sạch hạt rồi trộn đều với đất bột khô, gieo làm 3 lần, sau đó lấp đất dày từ 1 – 2 cm, cuối cùng phủ một lớp trấu hay rơm rạ mỏng mỏng lên trên mặt luống. Khoảng 25 – 27 kg hạt là đủ cho 1 ha vườn ươm và sẽ đủ giống để trồng cho 5 – 6 ha đẳng sâm.
  • Chăm sóc vườn ươm:  Luôn phsỉ đảm bảo đất đủ ẩm, nếu không thì một ngày bạn cần tưới 1 lần vào buổi chiều mát cho vườn ươm của mình.

Với kỹ thuật trồng cây đẳng sâ thì sau 10 – 15 ngày thì hạt mọc, khi hạt mọc bỏ rơm rạ( vào ngày không mưa) tưới nước và làm cỏ thường xuyên, loại bớt những cây bị sâu hại và tưới nước phân đạm pha loãng 1/10 định kỹ 10-15 ngày một lần.

Khi cây được 5 – 6 lá thật, bắt đầu tỉa bớt cây để khoảng cách giữa các cây từ 3 – 5 cm. Khi cây được 3 tháng tuổi có 9-10 lá thì bạn chọn ra những cây khoẻ mạnh và đánh ra ruộng để trồng sản xuất. Khi đánh cây tránh tối đa việc tác động đến bộ rễ.

3, Thời vụ thực hiện kỹ thuật trồng cây đẳng sâm

Mỗi năm có thể gieo trồng 2 thời vụ:

  • Vụ xuân: gieo hạt vào tháng 2 – đầu tháng 3 và đánh cây con trồng ra ruộng vào tháng 5 – 6.
  • Vụ thu: gieo hạt vào tháng 9 – 10 và đánh cây con trồng ra ruộng vào tháng  2 – 3.

4, Mật độ khoảng cách và kỹ thuật trồng

Kỹ thuật trồng đẳng sâm

Kỹ thuật trồng đẳng sâm

Với kỹ thuật trồng cây đẳng sâm thì mật độ và khoảng cách trồng còn tuỳ thuộc vào từng loại đất đai để bố trí mật độ khoảng cách giữa các cây một cách thích hợp:

– Đất tốt đúng với yêu cầu thì bạn trồng với khoảng cách 30 x 40 cm.

– Đất xấu thì bạn trồng với khoảng cách 20 x 40 cm.

Kỹ thuật trồng cây đẳng sâm: Khi cây con đạt tiêu chuẩn như trên thì đánh và trồng theo hốc, mỗi hốc 1 cây. Trồng thẳng, lấp đất chặt, trồng xong tưới ngay để kích thích cây ra rễ. Nên trồng vào chiều mát, sau 5 – 7 ngày thì cây sẽ bắt đầu bén rễ và phát triển.

Phân bón và kỹ thuật bón phân

Trồng đẳng sâm thì phải từ 2 – 3 năm mới cho thu hoạch. Khi trồng đẳng sâm lúc thu hoạch người ta thường vừa thu hoạch giống, vừa thu dược liệu.

Lượng phân bón sử dụng cho 1ha trong 2 năm:

  • Phân chuồng ủ hoai mục: 20 – 25 tấn
  • Đạm urê: 450 – 500 kg.
  • Supe lân: 350 – 400 kg.
  • Kalisunphat: 350 – 400 kg.

Phương pháp bón

  • Bón lót: ½ lượng phân chuồng  + ½ supe lân + ¼ lượng phân kalisunphat, trộn đều hỗn hợp phân, bổ theo hốc sau đó lấp đất lại.
  • Sau khi thu hạt năm thứ nhất, cây bắt đầu lụi. Vào tháng 1 năm sau bón phân năm thứ 2 cũng với liều lượng như vậy.
  • Bạn cần bón phân kết hợp với các lần làm cỏ xới xáo cho đất tơi xốp.

Cách trồng đẳng sâm

Cách trồng đẳng sâm

Kỹ thuật chăm sóc.

  • Năm thứ nhất:định kỳ 1 tháng chăm sóc 1 lần bằng cách làm cỏ, mỗi năm cần khoảng 200 – 250 kg urê, mỗi lần bón cách nhau 3 tháng và mỗi năm bón 3 lần.

Tháng 7, 8 khi cây chuẩn bị ra hoa cần bổ sung dinh dưỡng bằng cách bón bổ sung ¼ lượng kali tương đương 1 tạ /ha. Cuối mùa đông cây cây sẽ lụi thì bạn sẽ tiến hành cắt bỏ phần thân leo, và vệ sinh đồng ruộng. Tháng 7,8 năm thứ 2 tiếp tục bón ¼ lượng kali còn lại.

Làm giá thể cho cây leo

trong kỹ thuật trồng cây đảng sâm thì làm giá cho cây leo cũng rất quan trọng. Cây có chiều dài 15 – 20 cm thì chúng ta tiến hành làm giàn leo, dùng cây sặt, hoặc tre, dóc để làm giàn, cắm chéo theo hình chữ A.

Bạn cũng có thể trồng ngô xen vòa, vừa để tối ưu diện tích trồng tăng hiệu quả kinh tế, vừa che mát mà còn có thể làm giá thể cho đảng sâm leo và năm thứ 2 phải gieo lại ngô, làm giàn leo cũng vậy.

Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh là một bước rất quan trọng trong kỹ thuật trồng cây đẳng sâm bởi vì nếu không chú ý nó có thể phủ nhận tất cả những công lao chăm sóc của chúng ta.

  • Sâu hại: Đối với cây đẳng sâm thì chủ yếu là sâu xám hại cây con, rệp hại lá cây, sâu xanh. Bạn có thể dùng các loại thuốc như Cyperan 50 EC, Sherpa 20 EC,… Và cần cách ly tối thiểu 7 ngày.
  • Bệnh hại: Chủ yếu là bệnh lở cổ rễ và bệnh khô thân lá. Với loại bện này bạn có thể dùng Bordeaux phun định kỳ hoặc dùng Zinep, Shimen để trừ. Khi cây con đã bị bệnh cần bỏ ngay để tránh bệnh lây lan.

Thu hoạch, sơ chế – bảo quản, vận chuyển

Trong kỹ thuật trồng cây đẳng sâm thì không thể thiếu được công đoạn thu hoạch và bảo quản  đúng cách. Trước khi thu hoạch bạn cần tiến hành phá bỏ giàn leo vào cuối năm 2 khi cây đã vàng lụi.

Cắt toàn bộ phần thân và lá ở trên mặt đất rồi dùng cuốc hoặc thuổng đào sâu, tránh gây tổn thương đến rễ củ. Rửa sạch sau đó phơi nắng hoặc sấy khô đến khi độ ẩm < 12 % là được. Sau đó đóng gói vào bao chống ẩm, bên ngoài là bao tải và bảo quản ở các kho chuyên.

Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu

Theo dược điển Việt Nam, rễ củ đẳng sâm được sấy khô có hình trụ, đôi khi phân nhánh ở dưới, đường kính nhỏ khoảng từ 0,5 – 2 cm và có chiều dài từ 6 – 15 cm.

Đầu phình to bé dần xuống phía dưới, nhiều sẹo ở thân,có màu vàng nhạt, trên củ có nhiều những rãnh dọc và ngang, vị hơi ngọt, bột màu vàng nâu nhạt, mùi thơm nhẹ. Tro toàn phần < 5,5 % và không quá 1,5 % tạp chất.

Bài viết “kỹ thuật trồng cây đẳng sâm” đến đây xin được kết thúc. Hi vọng bài viết này có thể giúp các bạn trồng nắm được cách trồng đẳng sâm và ứng dụng được vào trong thực tế. Chúc các bạn thành công. Goodbye!

Nguồn: fao.org.vn

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top