For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Kỹ thuật trồng Nấm Linh Chi Đỏ Tại Nhà Năng Suất Cao

Kỹ thuật trồng Nấm Linh Chi Đỏ Tại Nhà Năng Suất Cao

Để trồng nấm linh chi đỏ đạt năng suất cao bà con phải tìm hiểu học hỏi kĩ thuật và kinh nghiệm của rất nhiều người, vì mỗi người trồng nấm đều có cách thức, kỹ thuật nuôi trồng khác nhau tùy theo về kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

Trồng nấm linh chi

Vườn trồng nấm linh chi

Thực tế quy trình trồng nấm linh chi nói chung không dễ và cũng không quá khó, đã có rất nhiều người nuôi trồng thành công và trở thành tỷ phú, nhưng cũng có một số thất bại nặng nề do thiếu kiến thức kỹ thuật nuôi trồng.

Những người thất bại thường chưa có kinh nghiệm hoặc chưa tự xây dựng nuôi trồng theo qui trình, đa số còn phải phụ thuộc hoàn toàn các nhà cung cấp phôi giống.

Điều đó tạo ra rủi ro do phôi giống kém chất lượng, môi trường bị nhiễm bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cây nấm làm cho năng xuất bị sụt giảm.

Với một số kiến thức về kĩ thuật và kinh nghiệm tại trại nấm linh chi Tiên Thảo chúng tôi xin chia sẻ với bà con mô hình trồng nấm linh chi đỏ đạt năng xuất cao.

Cách trồng nấm linh chi tại nhà

1, Thời vụ nuôi trồng nấm linh chi

Thời vụ để nuôi trồng nấm linh chi phát triển tốt là bắt đầu cấy giống và nuôi trồng từ tháng 1 tới tháng 10, vì sau tháng 10 gặp mưa nhiều, độ ẩm cao có thể làm nấm bị nhiễm bệnh và phát triển không đồng đều, đa số người trồng thường dừng trồng trong khoảng thời gian này cho đến sau tết.

Với những người đã từng có kinh nghiêm và kỹ thuật trồng nấm linh chi đỏ đạt năng suất cao thì vẫn có thể nuôi trồng vào khoảng thời gian từ tháng 10 trở đi.

Có thể trồng nấm linh chi từ 3-4 vụ mỗi năm tùy theo từng chủng loại giống mà có thời gian nuôi trồng 3 đến 4 tháng. Có loại nuôi trồng tới 6 tháng, nhưng đa số ở nước ta hiện nay chủ yếu trồng nấm linh chi đỏ thời gian từ 3 – 4 tháng kể từ ngày cấy giống.

2, Nguyên Liệu trồng nấm linh chi đỏ

Trồng nấm linh chi đỏ cần nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa của các loại gỗ mềm không chứa tinh dầu độc tố như bã mía, mùn cưa gỗ cao su, gỗ mít hoặc một số cây thuốc họ thân thảo. Ở nước ta bà con chủ yếu dùng nguyên liệu dồi dào và không bị hạn chế  như mùn cưa cao su, bã mía.

Ngoài ra, cần bổ sung thêm nhiều phụ gia và nhiều chất dinh dưỡng, vi khoáng chất tự nhiên như bột ngô, bột cám, MgSO4, CaCO3, vôi và nguồn nước phải sạch (nước sinh hoạt).

Phối trộn nguyên liệu đồng nhất với nhau để chuẩn bị khâu ủ mạt cưa, ủ mạt cưa để lên men tỏa nhiệt làm phân giải chất sơ và giúp bay hơi các tinh dầu có trong mạt cưa để tạo điều kiện nguyên liệu thấm nước, các vi khuẩn phân hủy làm diệt bớt những mầm bệnh gây nhiễm bệnh có trong nguyên liệu.

Nên sàn lượt các tạp chất có trong mạt cưa để dễ hấp thu nước và tránh gây rách bịch. Kiểm tra độ ẩm mạt cưa, theo kinh nghiệm thì nguyên liệu thiếu nước sẽ tốt hơn, vì nguyên liệu dư nước sẽ gây yếm khí làm chết tơ nấm.

Ủ phôi nấm nhanh trong vòng 6 tiếng trở lên, không nên ủ thời gian quá 30 ngày.

Kỹ thuật trồng nấm linh chi đỏ

Mục đích đóng bịch là giúp tơ chất bị đứt, bị nhiễm bệnh do môi trường và khi di chuyển

3, Đóng bịch trồng nấm

Yêu cầu phải thật chật tay khi đóng bịch, không đóng lỏng, sao cho túi nặng từ 1,2kg đến 1,5 kg, số lượng phôi nấm phải đủ không nên quá thiếu hoặc quá dư. Mục đích đóng bịch là giúp tơ chất bị đứt và nhiễm bệnh do môi trường và khi di chuyển.

Dùng que soi nấm để tạo lỗ nông tiện khi cấy giống sẽ giúp cho tơ nấm tránh bị va chạm.

Dùng túi nilong có kích cỡ 19 – 20 đóng mạt cưa xong tiến hành làm cổ, dùng nút nhựa làm cổ rồi nhét bông gòn vào miệng bịch không cho thấm, sau đó mới mang đi hấp thanh trùng.

4, Phương Pháp Thanh Trùng

Kĩ thuật hấp thanh trùng rất quan trọng giúp tiêu diệt toàn bộ  các vi sinh vật có trong nguyên liệu. Dùng phương pháp hấp cách thủy ở 100 độ C trong vòng 12 giờ. Trong quá trình hấp thanh trùng thì nồi hấp phải đủ hơi nước và đạt nhiệt độ cần thiết.

Ngoài ra, có thể dùng nồi áp suất Autoclave hấp thanh trùng nhanh 90 – 120 phút, ở nhiệt độ 119-126 độ C (áp suất đạt 1,2 – 1,5 at).

Khi hấp xong, cần giảm nhiệt độ về 50 độ C rồi mới lấy bịch phôi giống ra khỏi lò để tránh nhiệt độ cao dễ gây cháy bịch.

Quy trình trồng nấm linh chi

Tủ hấp thanh trùng thì nồi hấp phải đủ hơi nước, đạt nhiệt độ cần thiết

5, Chọn lọc cây giống

Để nuôi trồng nấm linh chi đỏ đạt năng suất cao thì quan trọng nhất là khâu phân lập giống phải thường xuyên, vì nếu không làm tốt giống nấm sẽ bị thoái hóa,dễ nhiễm bệnh, sụt giảm năng suất.

Chuẩn bị: Khử trùng tất cả từ dụng cụ cấy giống cho tới phòng cấy giống, phòng cấy giống phải chắn gió, không cần quá kín, bịch phôi giống sau khi hấp để nguội là phải cấy ngay.

Dụng cụ cấy giống: Que kẹp, bàn cấy, cồn sát trùng, đèn cồn và chai giống tất cả phải thanh trùng để nguội.

Cần lưu ý khi cấy giống;

  • Giống cấy phải đúng độ tuổi, khi cấy không được đưa kẹp đèn cồn vào lửa quá lâu để đốt.
  • Trong quá trình cấy chai cấy giống luôn phải để nằm ngang, tốt nhất nên sử dụng tủ cấy sẽ giảm bớt mầm bệnh từ không khí, khi nói chuyện và hơi thở.

Cấy giống có thể thực hiện theo cách thức sau đây:

Phương pháp 1: Cấy giống linh chi trên que gỗ, cần tạo lỗ bịch phôi giống với đường kính 1.8-2cm, sâu 15-17cm, lúc cấy cần đặt bịch nguyên liệu gần đèn cồn, rồi gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.

Phương pháp 2: Cấy giống linh chi trên hạt, dùng que cấy kều nhẹ nhàng giống cho đều trên bề mặt bịch nguyên liệu để tránh dập nát giống, cho khoảng 10-15g giống cho vào bịch nguyên liệu, tương đương mỗi bịch meo giống cấy được 40-50 bịch nguyên liệu.

Sau khi cấy giống đậy nút bông lại vận chuyển đến nơi ủ nấm, luôn vệ sinh sạch sẽ phòng ủ nấm.

Trồng nấm linh chi tại nhà

Trồng nấm linh chi đỏ theo phương pháp phủ đất

6, Giai đoạn nuôi ủ tơ

Yêu cầu nhà nuôi ủ tơ phải sạch sẽ thông thoáng để cung cấp đủ oxy cho nấm, giảm nhiệt độ, giảm độ ấm và tránh nấm mốc phát triển.

Độ ẩm nhà ủ phôi giống khoảng 75% – 85% nhiệt độ từ 20 đến 30 độ C. Tránh ánh nắng chiếu sáng trực tiếp, điều chỉnh ánh sáng yếu nhưng không được quá tối.

Nhà ủ phôi giống không bị mưa dột, không để chung với nấm khô hoặc phôi nấm đang trồng, nên để một nhà ủ riêng biệt. Nhà ủ tơ phải được vệ sinh xịt thuốc diệt côn trùng và rắc vôi.

Đặt phôi nấm lên kệ đặt hoặc kệ treo , thời gian ủ phôi nấm không tưới nước, tránh di chuyển,thường xuyên kiểm tra xem nấm bị mốc hay nhiễm bệnh thì loại bỏ khỏi nhà ủ.

Theo dõi quá trình lan tơ nấm đến sợi nấm 1/2 đến 1/3 là lúc tơ nấm bắt đầu hình thành quả thể, tháo bớt một ít lớp bông tại cổ bịch phôi giống để nấm có chỗ mọc ra không bị kẹt.

Sau đó ủ tới khi tơ nấm phủ đều bịch sau khoảng 2 ngày mới tưới nước duy trì nhiệt độ ở 28 độ C, độ ẩm 90%.

Theo kinh nghiệm thì thời gian ủ phôi giống ngắn mà thấy tơ trắng phát triển nhanh thường không đạt năng xuất cao.

7, Giai đoạn chăm sóc và thu hái

Chuẩn bị nhà trồng nấm linh chi phải đạt những điều kiện sau:

Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, đủ ánh sáng, thông thoáng, tạo ánh sáng khuyết tán đều mọi phía giúp nấm phát triển đều.

Nhà trồng nấm  phải kín, mái chống mưa dột, chống gió lùa nhưng đừng để ngộp, bọc lưới tránh nắng xunh quanh, nhà phải chắc để chủ động trước mọi thời tiết, phải giữ ẩm nhưng phải thông thoáng để việc hô hấp của nấm tốt tránh nhiễm bệnh.

Luôn bảo đảm nhiệt độ cho nấm phát triển tốt từ 22 đến 28 độ C, độ ẩm không khí vừa phải.

Tưới nguồn nước sạch, vệ sinh quanh khu vực trồng nấm cho sạch sẽ để nấm tránh bị nhiễm bệnh.

Quá trình chăm sóc và thu hái thường áp dụng theo 2 phương pháp sau:

Phương pháp phủ đất:

Quan sát thấy sợi nấm phát triển khoảng 3/4 bịch gỡ bỏ lớp bông mở miện túi, thì phủ lên bề mặt 1 lớp đất mỏng khoảng 3cm.

Sau khi phủ đất nấm linh đỏ cần phải chăm sóc cẩn thận, có thể tưới phun sương để cho đất ẩm, không nên tưới nhiều nước làm đất bị đọng nước sẽ gây nhiễm bệnh.

Kể từ lúc phủ đất khoảng 7 đến 10 ngày đầu cần điều chỉnh độ ẩm đạt 75% đến 90% , mỗi ngày thường xuyên tưới nước lên nền đất.

Cần duy trì độ ẩm từ lúc quả thể nấm linh chi đỏ bắt đầu nhô lên khỏi lớp đất phủ cho tới thời kỳ thu hái.

Mỗi ngày tưới phun sương nhẹ khoảng 3 đến 4 lần tùy vào điều kiện thời tiết, việc chăm sóc  kéo dài đến thời điểm tai nấm bắt đầu sản sinh bào tử thì ngưng tưới phun sương khoảng 10 ngày trước khi thu hái.

Phương pháp phủ đất giúp nấm phát triển rất tốt nhưng khá tốn diện tích và dễ gây nhiễm bệnh hơn nhiều, vì bịch phôi giống tiếp xúc trực tiếp với đất, nếu xử lý đất không tốt vẫn còn nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Hầu hết các trang trại nuôi trồng nấm linh chi đỏ tại Việt Nam không chọn nuôi trồng theo phương pháp phủ đất. Thời gian nuôi trồng tính từ ngày cấy phôi nấm khoảng 70 – 90 ngày tùy theo từng chủng giống có thời gian nuôi trồng khác nhau.

Hướng dẫn trồng nấm linh chi

Trồng nấm không ủ đất

Phương pháp không ủ đất:

Khoảng thời gian 25 – 30 ngày khi thấy sợi nấm ăn hết 3/4 bịch giống thì bắt đầu rạch túi và tưới nước, từ 7-10 ngày thường xuyên tưới nước trên nền nhà để duy trì độ ẩm từ 80% – 90% đạt được độ thông thoáng nhất định.

Đa số các trang trại nấm linh chi đỏ tại Việt Nam thường áp dụng nuôi trồng theo phương pháp này, do giúp tiết kiệm được diện tích nuôi trồng có thể đặt phôi nấm theo dạng dây treo hoặc đặt trên sàn nhà, nấm phát triển tốt nhất khi đặt bịch phôi giống trên kệ chữ A.

Thời kỳ thu hái khi nấm bắt đầu sản sinh bào tử nấm khoảng hơn 10 ngày sau đó thì thu hái, khi nấm vừa sản sinh lớp bào tử thì dừng tưới khoảng 10 ngày.

Dùng cao cắt phần thân tai nấm sát gốc kèm sát khuẩn bằng vôi sau đó tiếp tục nuôi trồng thêm 1 đợt cách chăm sóc như lúc ban đầu, tỉ lệ năng xuất đợt 2 sẽ thấp hơn đợt 1.

Cứ phơi khô 3 kg nấm linh chi đỏ tươi sẽ thu được 1 kg khô, cứ 1000 bịch phôi giống sau khi phơi khô thu được 16 đến 20kg tùy theo chất lượng phôi giống.

Khi kết thúc nuôi trồng cần phải xử lý và thanh trùng chuồng trại bằng fooc môn nồng độ 1%.

Thời gian xây dựng trại và nuôi trồng khoảng 1 đến 3 năm thì môi trường xung quanh trại bị nhiễm bệnh, ô nhiễm gây bệnh cho nấm, tỉ lệ năng xuất không cao cần nên cần phải di dời và thay đổi đia điểm nuôi trồng một nơi mới.

Sau khi thu hái nấm sẽ được phơi khô hoặc sấy khô:

Nếu điều kiện thời tiết mưa nhiều thì cần dùng lò sấy nấm ở nhiệt độ 35 đến 40 độ C trong thời gian 1 – 4 giờ khi nào thấy tai nấm khô cứng là đã sấy xong.

Tốt nhất là phơi khô nấm linh chi đỏ  dưới ánh nắng tự nhiên khoảng 2 đến 3 ngày nắng, cần phơi thật khô để khi bảo quản tránh bị ẩm mốc, thời gian bảo quản lâu hơn.

8, Đóng gói sản phẩm

Sau khi phơi khô nấm linh chi đỏ cần được xử lý vi sinh, các vi khuẩn trước khi được đóng gói.

Thời gian bảo quản được 1 – 2 năm nếu đóng gói bằng túi hút chân không, khi sử dụng nấm linh chi đỏ phải dùng tay thật khô để lấy nấm rồi đậy kín bịch  không để cho không khí ẩm tràn vào.

Nguồn: thanhhoaquatestcert.gov.vn

Nguồn: fao.org.vn

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top