For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Kỹ thuật trồng Nấm Rơm tại nhà đơn gian sau 10 ngày thu hoạch

Kỹ thuật trồng Nấm Rơm tại nhà đơn gian sau 10 ngày thu hoạch

Cách trồng nấm rơm không quá phức tạp bạn có thể thực hiện ngay trong nhà rất đơn giản. Hãy tìm một khoảnh không gian ngay trong vườn nhà để tự trồng cho mình loại thực vật giàu dinh dưỡng này.

Cách trồng nấm rơm

Hiểu được kỹ thuật trồng nấm rơm sẽ giúp bạn tạo ra nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, ngon và an toàn cho cả gia đình, chỉ cần bạn có một khoảnh vườn vừa đủ diện tích để trồng nấm.

Cách trồng nấm rơm trong nhà đơn giản

1, Chuẩn bị nguyên liệu trồng nấm rơm

  • Rơm rạ
  • Bã mía
  • Bẹ chuối khô
  • Mùn cưa đã hoai mục
  • Đay
  • Bông gòn…

Kỹ thuật trồng nấm rơm

Nguyên liệu trồng nấm rơm tại nhà rất đa dạng, nhưng phù hợp nhất bạn nên sử dụng rơm rạ khô được ngâm với vôi hòa chung với nước.

Sau khi rơm đã ngấm nước thì vớt lên và để ráo rồi đánh thành đống, sau 3 ngày rồi là dùng được. Chú ý, cần phải giữ rơm cực kì khô ráo mới đạt hiệu quả cao nhất.

Và việc chọn giống nấm quyết định và đóng vai trò rất quan trọng, bởi giống nấm sẽ quyết định tới sự công, hay thất bại cho cách trồng nấm rơm tại nhà của bạn.

Phải chọn giống nấm không bị nhiễm bệnh, không được quá già cũng không quá non và có mùi thơm dễ chịu. Túi giống phải tỏa ra mùi trưng của giống nấm rơm, không được loang lỗ và sợi nấm phải ăn kín đáy.

2, Chọn vị trí trồng nấm rơm

Trồng nấm rơm trong nhà

Không chọn vị trí tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để không làm ảnh hưởng tới nấm, nơi trồng nấm rơm phải thoáng mát, sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh.

Rơm trồng nấm có thể đặt ở những nơi như trong vườn cây, xung quanh nhà, trên nền đất gạch, xi măng hoặc trong bọc nilong, trên kệ…

Địa điểm phải khô ráo, bằng phẳng, tránh bị ngập úng vào mùa mưa, nếu ở gần nước tưới tiêu thì càng tốt, vì thuận lợi cho việc tưới tiêu cũng như là chăm bón và thu hoạch khiến cách trồng nấm rơm của bạn sẽ hiệu quả và nhanh chóng nhất.

3. Kỹ thuật ủ rơm, chọn meo nấm

Quy trình trồng nấm rơm

Cách ủ rơm

Bước này cực kì quan trọng quyết định đến quy trình trồng nấm rơm của bạn có thành công hay không.

Đối với rơm, rạ khô thì bạn cần chuẩn bị sẵn nước vôi với tỷ lệ 4kg vôi khô hòa chung 1m3 nước. Ngâm rơm, rạ khô vào trong nước vôi trong khoảng 1 tiếng đồng hồ để loại bỏ nấm tạp, tẩy rửa chất mặn và chất phèn trong rơm.

Tiếp theo tiến hành chất rơm theo từng khối cao 1-2 tất rồi tưới một ít nước, tiếp tục lớp rơm khác cho đến khi khối rơm cao tới 1,5m là được, còn chiều dài thì phụ thuộc vào lượng rơm bạn muốn ủ là bao nhiêu.

Khi ủ rơm, chú ý nên dậm xung quanh khối rơm, nhưng ở giữa khối rơm nên dậm sơ và tưới nước, dùng lá chuối hoặc ni lông phủ xung quanh để giữ ấm và giữ nhiệt cho khối rơm.

Sau 1 tuần ủ, để đảo rơm đã chín đều bạn có thể thực hiện rải vôi bột trong lúc ủ rơm để xử lý đất và giúp rơm mau chín.

Chọn meo nấm

Hiện nay thị trường nấm rơm rất sôi động nên meo nấm được bày bán rất nhiều, khi tìm mua mọi cần lưu ý tới những đặc điểm sau:

Sợi tơ nấm phải có màu trắng trong, có hình lông chim, mật độ đóng tơ dày, meo phải có mùi nấm rơm,  không nên chọn meo có màu nâu, đốm màu đen vì nó đã bị nhiễm độc bởi nấm dại.

Đặc biệt là không chọn meo đã nhão, phía dưới bịch meo bị ẩm ướt và nhất là khi ngửi có mùi hôi chua.

4, Xếp mô và rắc meo giống

Mô hình trồng nấm rơm

Dỡ bỏ lớp rơm ngoài mặt đống ủ, chỉ lấy rơm đã ủ bên trong đem đi xếp mô trồng nấm, cố gắng xếp hết trong ngày phần rơm đã dỡ lớp đậy khi ủ.

Chất mô nấm

Cách 1: Tiến hành rãi một lớp rơm đã ủ lên mặt liếp, tiếp theo đó tưới nước. Lấy tay đè dẽ dặt sao cho có chiều rộng theo mặt liếp độ 50cm, chiều cao 20cm.

Rãi meo giống dọc theo hai bên luống với khoảng cách tới mép luống 5-7cm. Tiếp tục lặp lại các bước như vậy cho lớp rơm thứ 2, thứ 3…

Lớp trên cùng không cần rải men giống, chỉ rãi rơm khô độ dầy 4-5 cm. Tưới nước đè dẽ dặt, rồi vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn.

Nếu vuốt mô không gọn, khiến mặt ngoài mô không láng đãn đến lúc thu hoạch nấm sẽ làm hư các nụ nấm nhỏ, gây giảm năng suất.

Cách 2: Rơm sau khi ủ chín tiến hành cuốn thành từng bó, với đường kính 15-20cm, chiều dài 45-50cm, xếp dẽ dặt từng lớp.

Sau mỗi lớp rơm, rãi meo nấm dọc hai bên luống, cách mép luống 5-7cm, lần lượt xếp tương tự cho các lớp rơm thứ 2, thứ 3…

Lớp trên cùng không cần rải men giống, chỉ rãi rơm khô độ dầy 4-5 cm. Tưới nước đè dẽ dặt, rồi vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn.

Lưu ý: Cần dựa vào mùa mà thay đổi độ dầy khi đậy mô cho phù hợp. Nếu mùa nắng tủ rơm mỏng để thoát nhiệt. Còn mùa lạnh và mưa thì tủ rơm dầy để giữ nhiệt và chống thấm nước.

5, Quy trình chăm sóc trong mô hình trồng nấm rơm

Trong mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín hoặc quanh nhà, thì bạn không cần sử dụng phân bón vì khi rơm rạ bị phân hủy đã cung cấp ra lượng dinh dưỡng cho cây nấm phát triển.

Mỗi ngày tưới 1 lần, nếu tưới thừa thì sẽ khiến giống bốc hơi tự điều chỉnh, ngược lại nếu tưới nước quá ít thì nấm sẽ mọc sâu trong giống.

Luôn luôn quan sát độ ẩm của khối rơm, khi nắm rơm nếu nước không bám qua kẽ tay thì chắc chắn quá khô.

Nếu nước nhỏ giọt là đã dư thừa nước, cần dừng tưới nước và dỡ bỏ lớp bảo vệ phía trên khối rơm để giúp nước bốc hơi và tăng nhiệt độ bên trong.

Trồng nấm rơm trong nhà kín

6, Quy trình thu hoạch nấm rơm

Sau khi ủ rơm 7-10 ngày, phụ thuộc vào meo và phương pháp ủ thì có thể thu hoạch. Mỗi ngày hái nấm 2 lần, lần 1 vào 5 giờ sáng sớm và lần 2 vào sau 14 giờ chiều.

Cần chọn lựa nấm đủ tiêu chuẩn để thu hoạch, khi hái cần xoay nhẹ cây nấm, tách ra khỏi mô và không để sót lại chân nấm vì sẽ khiến thối rửa các mô nấm kế tiếp.

Hi vọng với cách trồng nấm rơm chia sẻ, các bạn sẽ có cho mình thêm những kinh nghiệm hữu ích trong việc nuôi trồng nấm rơm một cách đơn giản nhất tại nhà của mình nhé.

Nguồn: fao.org.vn

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top