For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Kỹ Thuật Trông Táo Đại cho năng suất “siêu cao”

Kỹ Thuật Trông Táo Đại cho năng suất “siêu cao”

Kỹ thuật trồng táo đại” là từ khóa được rất nhiều người tìm kiếm. Vì đây là giống táo được nhân giống vô tính với nhiều ưu điểm về năng suất và chất lượng quả, mang lại giá trị kinh tế cao. Và trong bài viết này Fao sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách trồng táo đại!

Lựa chọn cây giống thực hiện kỹ thuật trồng táo đại

Giống cây táo đại hay nhiều người còn gọi là đại táo được nhân giống vô tính. Bà con có thể tham khảo giống táo đại H15 được nghiên cứu và tạo giống bởi Viện Di truyền Nông nghiệp và Viện cây lương thực.

Ưu điểm: Táo đai 1 tuổi đã có thể cho năng suất từ 7 – 8 tấn/ha, cây trên 2 tuổi sẽ cho từ 10 – 12 tấn/.ha. Quả táo to với trọng lượng lên đến từ 70 – 100gr/quả, khi chín quả có màu vàng, ăn ngọt và mát.

Có thể trồng táo đại trên nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt táo đại phù hợp với đất thịt pha cát và đất phù sa ven sông với độ pH của đất từ 5 – 7 và nhiệt độ môi trường từ 25 – 32 độ.

Hiện nay trên thị trường giá của giống tạo đại H15 cây ghép có giá khoảng 10.000 đồng/cây. Bạn nên mua cây giống tại những nơi uy tín, nếu mua 100 cây giống thì mỗi cây sẽ có giá khoảng 8.000 đồng/cây. Bà con cũng có thể tham khảo giống 12,32.

Kỹ thuật trồng táo đại

Kỹ thuật trồng táo đại

Yêu cầu đối với giống táo đại

Với kỹ thuật trồng táo đại thì các bạn nên chọn gốc ghép cành vì nó sẽ cho tuổi thọ lâu hơn, năng suất cao, đề kháng tốt, có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không quá kén đất.

Chọn cây giống khỏe mạnh, có nhiều mầm xanh và đặc biệt không bị sâu bệnh, có chiều cao từ 20 – 35cm.

Thời vụ và mật độ trồng cây táo đại

1, Thời vụ trồng táo đại

Thời vụ trồng táo đại ghép cành thích hợp là vào cuối mùa mưa, khoảng từ tháng 10 – 12 dương lịch. Đây là thời điểm tiết trời đang chuyển từ mùa đông sang mùa xuân tạo điều kiện thời tiết thích hợp để cây đâm chồi nảy lộc, phát triển nhanh.

Bà con cũng có thể trồng táo đại vào đầu mùa xuân, từ tháng 1 – 3, thời điểm bắt đầu có những cơn mưa xuân.

Ở khu vực miền Nam, với khí hậu khác thì bà con có thể bắt đầu trồng táo đại trong khoảng từ tháng 5 – 8.

2, Mật độ trồng táo đại

Với kỹ thuật trồng táo đại thì khoảng các phù hợp giữa các cây là từ 4 – 5m, tương đương với 400 – 600 cây/ha. Các cây tạo với nhau khoảng cách đều đặn, vuông để thuận tiện cho quá trình chăm sóc.

Kỹ thuật trồng táo đại hiệu quả nhất

1, Kỹ thuật làm đất trồng táo đại

Kỹ thuật làm đất là một kỹ thuật rất quan trọng trong kỹ thuật trồng táo đại mặc dù giống táo này không quá kén đất. Trước khi trồng 1 tháng các bạn cần làm sạch cỏ dại, lên liếp, đào hố với kích thước 40 x 40 x 40cm và bón lót cho cây.

Với kỹ thuật trồng táo đại thì liều lượng phân bón lót như sau: 20kg phân chuồng ủ hoai mục hoặc 1 kg phân vi sinh + 1kg vôi bột khử trùng sinh + 1kg phân super lân.

Trộn đều lượng phân trên với đất thịt mịn sau đó bón lót cho từng hố trồng, vun thành ụ nồi cao 20cm so với mặt liếp, không trồng táo đại trực tiếp với phân, điều này có thể khiến rễ cây bị xót gây chết cây.

2, Kỹ thuật trồng cây táo đại

Cách trồng táo đại khá đơn giản. Đầu tiên bạn đào một hố đất nhỏ ở giữa hố đất đã bón lót trước đó với kích thước rộng hơn kích thước bầu cây, nhẹ nhàng xé bầu nilon sau đó đặt cây xuống hố chỉnh cho cây thẳng đứng, lấp đất cao hơn cổ rễ khoảng 3cm.

Trồng táo đại

Trồng táo đại

Sau khi trồng có thể cắm cọc để cố định cây giúp cây chắc chắn, kết hợp tưới nước tăng độ ẩm, kích thích sự phát triển của cây.

Cách chăm sóc cây táo đại

1, Bón phân khi trồng táo đại

Sau khoảng 20 – 30 ngày trồng, bà con pha thật loãng phân với nước để tưới cho cây. Mỗi tuần tưới một lần, duy trì tưới từ 1 – 2 tháng đầu để kích thích cây bén rễ nhanh, cứng cáp, phát triển khỏe mạnh.

Trồng táo đại chúng ta sẽ bón phân như sau:

Thời điểm Liều lượng Mục đích
Lần 1 Sau khi đốn táo 10 – 20kg phân chuồng+ TE và 1kg phân NPK Sitto Phat 16-16-8-15SiO2 để bón cho 1 gốc táo.

Phun phân bón lá NANO-S với liều lượng 30ml/ 16 lít nước

Kích thích cây ra cành mới, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu hạn.
Lần 2 Trước khi cây ra hoa rộ 1 – 1,5kg phân NPK Sitto Phat 16-16-8-15SiO2 + TE bón/1 gốc táo.

Phun bón lá  Amino Kito liều lượng 30ml/16 lít nước. Có thể phun định kỳ 1 tuần/lần

Nâng cao hệ miễn dịch, hạn chế nấm bệnh, hạn chế rụng hoa tăng khả năng đậu quả.
Lần 3 Sau khi cây đậu quả Liều lượng giống với lần thứ 2.

Phun30ml bón lá Caciul-Boron với liều lượng  + 20gr Vita Plant/16 lít nước định kỳ 1tuần/lần

Tăng khả năng thụ phấn, đậu quả tránh rụng quả, tăng năng suất.

Hàng năm, bà con tiếp tục tiến hành bón phân, bồi đất, tụ gốc, đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm và dinh dưỡng để cây không bị cằn cỗi.

Khi bón, đào rãnh xung quanh tán gây hoặc đào hố, rải đều phân xung quanh sau đó lấp đất lại. Nếu bón thêm phân chuồng thì đào hố sâu hơn.

Ngoài ra, để kỹ thuật trồng táo đại được hiệu quả và an toàn hơn bà con có thể sử dụng chế phẩm EM. Chế phẩm này an toàn, thân thiện với môi trường, cây trồng, đặc biệt là an toàn với con người.

EM có tác dụng kích thích khả năng quang hợp của lá và tăng khả năng sinh trưởng của cây, vừa như một nông dược có thể hạn chế dịch bệnh, khử trùng, cải tạo đất làm sạch môi trường xung quanh.

Khi trồng táo đại bà con có thể sử dụng chế phẩm EM1 trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Liều lượng dùng khi trồng cây táo đại: dùng để pha với nước theo tỉ lệ 1 : 1000 và phun vào gốc cây.

Tuy nhiên bà con không được lạm dụng loại thuốc này quá nhiều lần.

2, Kỹ thuật đốn cây táo đại

Trong kỹ thuật trồng táo đại thì đốn táo là một trong những kỹ thuật rất quan trọng. Trên một cây táo đại sẽ có 2 loại cành: cành vượt tán và cành ngoài tán.

  • Cành ngoài tán:nghĩa là cành cấp 1, mọc ra từ mầm sinh trưởng của cành năm trước. Trên cành sẽ phát triển thêm nhiều cành dưới cấp khác… Lúc này, táo đại sẽ cho quả ở cành cấp 2, 3, 4 nhiều hơn.
  • Cành vượt tán:Là loại cành mọc từ mầm bất định từ cành của những năm trước. Những cành mọc vượt thường vống, yếu và không mang lại hiệu quả kinh tế.

Thời điểm tiến hành đốn táo thích hợp

Khi trồng cây táo đại ở Việt Nam thì thông thường chúng ta sẽ đốn táo vào thời điểm sau khi thu hoạch. Nhưng cần tùy thuộc vào điều kiện thời tiết từng khu vực vùng miền khác nhau:

  • Miền Bắc:Với khí hậu như ở miền bắc thì các bạn nên đốn vào tầm giữa tháng 3, sau khi thu hoạch. Nếu đốn quá sơm thì chồi khi mọc lên sẽ gặp rét đậm, rét hại, không phát triển được. Nếu đốn muộn quá, thì chồi sẽ mọc sẽ đúng thời điểm sâu bệnh gây hại.
  • Miền Nam:1 năm các bạn có thể đốn 2 lần. Thời điểm đốn rơi vào tháng 2 – 3 và tháng 9 – 10 hàng năm.

Sau mỗi mùa vụ thu hoạch thì những cành cấp 2, 3, 4 đã cho quả thì sẽ giảm khả năng cho quả và lụi tàn dần. Do đó, sau khi thu hoạch táo, bà con phải tỉa bớt những cành này.

Cách tiến hành như sau

  • Đốn đau:Với mục đích tạo tán mới thì khi cây được 1 – 2 năm tuổi thì các bạn cắt cụt hết cành, chỉ để lại gốc và 3 cành to. Với cây lâu năm, bà con cắt bỏ cành móc sát, những cành sâu bệnh, cành già.

Chỉ để lại các cành vượt từ 1 – 2 năm tuổi để kích thích khả năng nảy chồi, tạo tán mới từ đó cho năng suất cao.

  • Đốn phớt:Tiến hành cắt cành đã cho hoa quả vụ trước, chỉ để lại một đoạn tán dài từ 10 – 30cm của cành gốc ngoài tán để trên các đoạn gốc cành mẹ này sẽ tiếp tục phát triển thành tán rộng để cho quả. Đồng thời ttỉa bỏ cành yếu, cành sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng cây táo đại

Kỹ thuật trồng cây táo đại

Kỹ thuật trồng táo đại của bà con miền nam lại có chút khác biệt. Bà con thường làm giàn cho cây bằng cách dùng dây thép uốn tạo gian để phần cành và lá mọc trên gian. Phương pháp giúp cho quá trình chăm sóc, dọn cỏ, thu hoạch được thuận tiện.

Không những thế nó còn táo cho cây dáng vẻ, thu hút khách hàng có thể vừa tham quan vừa thưởng thức quả. Tuy nhiên kỹ thuật này có một nhược điểm là gây khó khăn khi cắt tỉa cành cao. Khống chế cây táo đại chỉ để cây cao từ 3 – 4m để thuận tiện cho việc chăm sóc.

3, Tưới nước cho cây táo đại

Khi trồng cây táo đại chúng ta cần tưới nước cho cây hàng ngày. Nếu tình trạng thiếu nước kéo dài thì chất lượng quả sẽ kém, vỏ dày và có vị chua. Các bạn tiến hành tưới mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối. Sau khi trồng được 3 tháng thì 3 ngày tưới 1 lần.

Để tiết kiệm nước tưới tiêu, bà con có thể thiết kế hệ thống tưới nước tiết kiệm đặt bên dưới nền đất cho chạy xung quanh vườn.

4, Quản lý cỏ dại khi trồng táo đại

Sau mỗi lần bón phân, bà con cần kết hợp dọn sạch cỏ dại quanh gốc để cỏ không tranh nguồn dinh dưỡng với cây. Ngoài ra dọn có bất cứ khi nào cỏ mọc nhiều vì cỏ khồng chỉ tranh  giành dinh dưỡng với cây mà nó còn là nguồn lây lan sâu bệnh hại.

Để kỹ thuật trồng táo đại thêm hiệu quả thì ngoài vun xới đất, bà con có thể kết hợp các biện pháp như phủ gốc, tụ gốc. Sau mỗi đợt mưa to thì cần xới phá váng.

Phòng trừ sâu bệnh khi trồng táo đại

Phòng trừ sâu bệnh là một việc rất quan trọng đối với kỹ thuật trồng táo đại bởi vì nếu không có biện pháp tốt thì sau bệnh có thể phủ nhận hết mọi công sức chăm sóc của chúng ta.

1, Khắc phục tình trạng táo rụng quả

Một số vườn táo đại gặp hiện tượng táo rụng trước khi được thu hoạch, quả trước khi rụng bị mềm nhũn. Nguyên nhân việc này là do táo bị bệnh nấm hoặc côn trùng gây ra.

Nếu trên quả táo sẽ có một lớp lốc xám bao phủ khiến quả táo bị thối thì là bị nấm gây ra. Đây là nấm Phytophthora. Bà con cần theo dõi chặt chẽ, đặc biệt trong giai đoạn gần thu hoạch để phát hiện kịp thời.

Với loại này bà con có thể dùng Rhidomil, Mancozeb hoặc Aliette theo liều lượng được khuyến cáo để phun lên lá và quả. Nên phun trong điều kiện thời tiết ẩm ướt  hoặc sương đêm để nâng cao hiệu quả.

Cách trồng táo đại

Cách trồng táo đại

Nếu táo khi rụng xuống đất bị bửa đôi và có dòi ở bên trong thì quả đã bị côn trùng tấn công. Nguyên nhân là do ruồi đẻ trứng vào bên trong , trứng này sẽ nở thành dòi và phá hủy quả táo khi táo chín.

Nếu phát hiện trường hợp này, bà con dùng có thể dùng bả protein (Flykil 95 EC) hoặc thuốc dụ ruồi đực Ruvacon để phun lên lá, quả theo chỉ định của thuốc.

Đây là một mẹo rất hay trong kỹ thuật trồng táo đại được đúc kết để trị sâu bệnh, ruồi đục từ kinh nghiệm trồng táo đại của nhiều bà con đó là các bạn đào hố để chôn ổi chín, dứa chín hoặc táo chín để thu hút ruồi, sâu bọ tập trung rồi phun thuốc, lấp đất chôn.

Vì sâu bệnh thường gây hại vào sát thời điểm thu hoạch nên nếu dùng thuốc các bạn cần có thời gian cách ly lâu theo đúng quy định tránh gây hại cho người sử dụng. Vì thế các bạn cần phát hiện các triệu chứng càng sớm càng tốt.

2, Bệnh rệp sáp

Loại này thường xuất hiện và gây hại vào thời điểm cây ra cuống hoa, đọt non. Nó khiến cho cành bị cong queo, rụng nhiều hoa và trái, năng suất thấp, mất mùa.

Bà con xử lý bằng cách sử dụng thuốc Applaud, Actata, Admire… theo liều lượng được khuyến cáo trên mỗi loại thuốc để trị bệnh. Kết hợp sử dụng  Regent rải đều quanh gốc để tiêu diệt và đuổi kiến.

3, Bọ xít

Cũng gây hại như rệp sáp. Phá hủy các đọt non, lá non, hút nhựa, hút nước của quả khiến cho quả bị rụng. Bà con có thể dùng thuốc Trebon (0,1-0,2%), Sherpa (0,1%), Dantiol(0,1-0,2%)… để phun sớm.

4, Bệnh sương mai

Bệnh này làm cho cây ăn quả làm giảm năng suất. Để sử lý chúng ta dùng thuốc Zineb 80WP 0,25%,  Boocđô 1%, Ridomill 75WP 0,15-0,2%,… để phun vào chiều mát.

Thu hoạch quả táo đại

Khi trồng cây táo đại ở Việt Nam thì cây sẽ cho thu hoạch sau khoảng 2,5 – 3 tháng kể từ thời điểm ra hoa. Táo chín căng mọng, quả có màu vàng sáng.

Nếu các nứa quả không chín cùng lúc thì bà con có thể chia làm nhiều đợt thu hoạch, xuất bán. Bà con nên thu hoạch đúng thời điểm quả đạt chất lượng tốt nhất và nên thu vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Kỹ thuật trồng táo đại khá đơn giản phải không các ban? Fao tin với bài viết này các bạn đã có thể nắm được cách trồng táo hiệu quả rồi, công việc còn lại chỉ là áp dụng vào thực tế nữa thôi. Chúc các bạn thành công! Goodbye!

Nguồn: fao.org.vn

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top