For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Kỹ thuật trồng Thanh Long Ruột Đỏ “năng suất nhất”

Kỹ thuật trồng Thanh Long Ruột Đỏ “năng suất nhất”

Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ là nội dung được rất nhiều người quan tâm, hiện nay rất nhiều vùng miền đã trồng thanh long ruột đỏ để kinh doanh hay buôn bán lẻ với giá thành tương đối cao.

Thanh long vốn là một giống cây được trồng phổ biến tại nước ta từ xa xưa. Vốn được mọi người biết tới là loại quả thanh nhiệt thơm ngon được nhiều đối tượng ưa thích. Tuy nhiên trong những năm gần đây có xuất hiện một loại thanh long ruột đỏ với màu sắc rực rỡ và thu hút người nhìn.

Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cũng như là những cách trồng, cách chăm sóc để thu được năng suất và chất lượng cao nhất nhé.

Chuẩn bị cây trụ trồng thanh long ruột đỏ

Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ

Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ

Cây trụ thường được lựa chọn có đường kính lớn hơn 25 cm, chiều dài từ 2,5 đến 2,7 m, sau khi chôn chỉ còn chiều cao khoảng 2,0 m.

Hiện nay, xu hướng của người nông dân là hạ thấp trụ xuống, nghĩa là sau khi chôn trụ xong chỉ còn chiều cao trung bình từ 1,6 m cho tới 1,8 m, còn đường kính sử dụng chỉ rút bớt lại khoảng 15 cm.

Chuẩn bị giống thanh long

Cần chọn lựa hom có chiều dài khoảng 30 đến 40cm, chọn những cành to, khoẻ, thẳng, không bị nhiễm sâu bệnh, tuổi cành lớn hơn 6 tháng. Đáy hom (có chiều dài là 3 đến 5cm) đã được cắt bỏ phần thịt bên ngoài.

Để lại phần lõi, nhằm giúp tránh thối hom giống, tiếp theo nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm như Benlate C có nồng độ 0,1% trong vòng 5 phút.

Chuẩn bị đất trồng thanh long ruột đỏ

Các bạn cần phải tiến hành chuẩn bị đất trồng trước khi bắt tay vào thực hiện cách trồng thanh long ruột đỏ từ 1 đến 2 tuần. Sử dụng Benomyl (có nồng độ 0,1%) tưới vào mô đất trước khi trồng để ngăn ngừa nấm bệnh sinh sôi.

Nên thực hiện làm mô đất để giúp thoát nước tốt. Kích thước mô có chiều cao từ 10 đến 15cm, đường kính nằm trong khoảng 60 đến 0,80cm.

Mô đất sử dụng để trồng thanh long ruột đỏ là lớp đất mặt trộn cùng với phân chuồng hoai với liều lượng từ 15 đến 20 kg (bón phân hữu cơ theo liều lượng từ 10 đến 15kg/trụ) + 500g phân Super lân cùng với Basudin(2g/mô).

Thời vụ trồng thanh long

Bạn có thể tiến hành kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ vào bất cứ thời điểm nào trong năm, tốt nhất nên tiến hành trồng vào mùa xuân và mùa thu thì giúp cây khỏe mạnh hơn.

Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ hiệu quả nhất

Trồng thanh long ruột đỏ

Trồng thanh long ruột đỏ

Cách trồng thanh long ruột đỏ không có gì là khó khăn cả, bạn chỉ cần thực hiện 1 vài bước đơn giản mà Fao hướng dẫn dưới đây là có thể hoàn thiện được công đoạn trồng thanh long ruột đỏ rồi.

Tiến hành đặt phần lõi xuống đất, phần mặt phẳng của thân thanh long ruột đỏ ôm sát vào trụ và sử dụng dây nylon cột cành vào trụ, mỗi trụ đặt 4 hom.

Mật độ trồng thanh long ruột đỏ là 1100 trụ/ha, khoảng cách trồng thanh long ruột đỏ: 3m x 3m

Tưới nước cho thanh long

Sau khi tiến hành đặt hom xong bạn cần phải tưới nước thường xuyên theo định kì 2 lần /ngày (không tưới quá nhiều nước sẽ khiến cho cây bị thối gốc).

Khi cây đã sinh trưởng, phát triển tuỳ thuộc vào thời tiết mà tưới nước cho cây, không để cây bị quá khô và không tưới quá ẩm, lưu ý bạn cần phải nhanh chóng thoát nước cho cây sau khi gặp mưa lũ.

Tỉa cành, tạo tán cho thanh long

Từ mặt đất cho đến đỉnh trụ chỉ chọn và để lại 1 cành, trong quá trình này cần chú ý cột cành sát vào trụ để rễ khí sinh của cành bám chặt vào trụ để cành không bị gãy khi gặp mưa, gió hoặc ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.

Trên đỉnh trụ, có thể cắt tỉa cành sao cho tạo tán tròn và phân bố đều xung quanh trụ. Thực hiện tỉa những cành mới trên đỉnh trụ sẽ được theo nguyên tắc: một cành mẹ và 2 cành con. Chọn lựa những cành to khoẻ để giữ lại.

Thường xuyên tỉa bỏ những cành tai chuột, cành bị nhiễm sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán, cành đã cho quả trong khoảng thời gian 2 đến 3 năm.

Quy trình bón phân trong kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ

Sau khi thực hiện kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ 2 tuần (đối với cây đã  phát triển rễ hoàn chỉnh) có thể sử dụng Urea + DAP hay NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15 tưới, với liều lượng từ 20 đến 30g/trụ, theo định kì 10 ngày/lần

Cây ở độ tuổi từ 3 đến 12 tháng sử dụng Urea + DAP hay NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15 tưới một lượng từ 30 đến 50g/trụ, theo tần suất 15 ngày/lần tuỳ thuộc vào từng loại đất và tăng lượng phân bón theo tuổi cây.

Cây ở độ tuổi từ 1 đến 3 năm: Có thể sử dụng phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ từ 20 đến 50kg/trụ/năm, chia thành 2 lần bón.

Cách trồng thanh long ruột đỏ

Cách trồng thanh long ruột đỏ

Thực hiện bón phân lần 1 khi cây chuẩn bị ra hoa rộ (tháng 2 tới tháng 3), lần 2 tháng 9 đến tháng 10 sau quá trình cho trái rộ, thời kì sinh cành mới và chuẩn bị nuôi trái cho vụ nghịch.

Sử dụng phân bón NPK 20-20-15 hay đơn phân Urea, DAP, KCl. Khi cây tới thời điểm ra hoa và nuôi quả cần lưu ý hàm lượng lân và kali cao, để kích thích cây ra cành mới cần phải bón đạm cao.

Phân bón lá: Để kích thích cây nhanh chóng ra hoa, tăng độ bóng vỏ trái, độ cứng tai trái và kích cỡ trái thanh lỏng, bạn có thể sử dụng những loại phân bón lá được dùng nhiều trên thị trường.

Tuỳ theo mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn những công thức phân bón lá khác nhau. Ngưng việc phun phân bón lá trước khi thu quả 2 tuần.

Sâu bệnh hại thanh long

Sâu bệnh hại là vấn đề khó có thể tránh khỏi trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên theo dõi cây trồng, khi thấy cây xuất hiện sâu bệnh thì bạn phải nhanh chóng loại bỏ để tránh lây lan diện rộng ra toàn cây thanh long ruột đỏ.

Bạn có thể dùng tay bắt sâu trực tiếp nếu cây mới hình thành sâu, cách này vừa nhanh chóng, hiệu quả lại an toàn, tuy nhiên đối với cây đã bị nhiều sâu xâm nhập thì bạn cần phải nhờ sự trợ giúp của thuốc bảo vệ thực vật mới có thể tiêu diệt chúng triệt để được.

Dưới đây là những loại sân bệnh, côn trùng thường xuất hiện trên cây thanh long ruột đỏ cũng như là cách tiêu diệt chúng triệt để, bảo vệ cây trồng.

  • Kiến: Thanh long rất dễ bị kiến lửa và kiến riện tấn công, có thể ngăn ngừa và điều trị dễ dàng bằng những loại thuốc trừ côn trùng. Phun (rãi) xung quanh gốc cây và những vị trí kiến tấn công, hay có thể làm bã dẫn dụ
  • Ruồi đục trái: Có thể sữ dụng bả mồi (SOFRI protein) hay bao trái sau khi thụ phấn 7 đến10 ngày.
  • Thối cành, nám cành: Có thể phòng tránh và điều trị dễ dàng bằng những loại thuốc gốc đồng như Coc 85, Benlat C, Ridomyl.
  • Thán thư: hình thành trên cành và trái thanh long ruột đỏ: Ngăn ngừa và điều trị chúng bằng cách phun những loại thuốc Ridomyl, Antracol.

Đối với quả hoa sau khi đã nở 1 khoảng thời gian là 3 đến 5 ngày cần tỉa bỏ những nhuỵ đã bị héo rũ ở đỉnh quả, tiến hành phun thuốc và bao quả thanh long ruột đỏ bằng bao vải không dệt.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ cũng như là những cách trồng, cách chăm sóc để thu được năng suất và chất lượng cao nhất rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây thanh long ruột đỏ xanh tốt, quả ngọt lịm và mang tới cho gia đình bạn nguồn thu nhập lớn từ chúng nhé. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: fao.org.vn

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top