For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Kỹ thuật xử lý ra hoa đậu quả và chống rụng trái trên cây cam

Kỹ thuật xử lý ra hoa đậu quả và chống rụng trái trên cây cam

Kỹ thuật xử lý ra hoa đậu quả và chống rụng trái trên cây cam

Cam là một trong những loại cây mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn. Cây cam không phải là loại cây dễ trồng nhưng lại dễ xử lý ra hoa. Nếu nhà vườn xử lý ra hoa đúng phân thuốc thì sẽ đạt năng suất cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con về kỹ thuật xử lý ra hoa cây cam.

1. Kỹ thuật xử lý ra hoa cụ thể gồm các giai đoạn như sau:

Sau thu hoạch tỉa cành và vệ sinh vườn: Cắt tỉa đoạn cành đã mang trái, cành già, cành sâu bệnh, cành nằm bên trong tán, quét vôi dưới gốc. Khoảng 5-20 ngày trước khi xiết nước bón cho cây 200gr NPK 10-60-10, 100gr Ca-Bo.
Xiết nước: rút khô nước trong mương vườn và ngưng tưới để tạo “sốc” cho cây. Thời gian 15-20 ngày, tùy theo tuổi cây, thời tiết chi phối. Chỉ nên xiết đến khi lá cây hơi héo. Chỉ nên xiết nước khi vườn cây trên 3 năm tuổi để không làm cây kiệt quệ, mất sức.

Bón phân theo các bước:
Bước 1: Cắt tỉa cành, rửa vườn sau thu hoạch. Cắt cành sâu, cành già, cành vượt, cành đã mang trái. Sau đó rửa vườn bằng CNX-SIÊU ĐỒNG để sát khuẩn, rửa sạch rong rêu trên thân, cành, lá.

Bước 2 ( bón phân đợt 1 ): Bón phân chuồng hoai mục (30 – 40Kg/gốc) + phân vi lượng ( Sao Đỏ 50gr/gốc) + NPK ( Chú ý loại giàu Lân ). Để phục hồi và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

Bước 3 ( bón phân đợt 2): Bón phân trước mùa ra hoa 1 tháng, bón phân giàu Lân + Kali ( Kali Nitrat; Kali Photphat) để phân hóa mầm hoa. Kết hợp phân bón lá A4 với thành phần chính là amino acid để tăng tỉ lệ ra hoa đậu quả.

Bước 4 ( bón phân đợt 3): Bón phân NPK tổng hợp, giàu đạm với kali. Trước thu hoạch 1,5 tháng bổ sung thêm Kali hữu cơ nhằm tạo ngọt cho quả.

2. Xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái cam

Xử lý tăng đậu quả:

Muốn thụ phấn tốt, hoa đậu nhiều, hạn chế rụng trái non phải chăm sóc cây cho sung sức và phun thuốc hổ trợ ra hoa (cần nhất là Bo kết hợp với Canxi. Giúp hoa thụ phấn tốt và cuống hoa, cuốn trái mập và dai).
Rễ cam yếu, hay bị sốc nên khi cây đang ra hoa đậu trái thì nên bổ sung phân bón trung lượng Sao đỏ, đây là dạng phân dễ tiêu, dễ tan, dễ hấp thụ.
CHÚ Ý: Hoa đang nở rộ thì hạn chế phun thuốc cho cây và tưới nước giử ẩm thường xuyên cho cây nhưng lúc này không được tưới phun lên hoa đang nở rộ.

– Đợt rụng lần thứ nhất, thường xuất hiện khi trái còn nhỏ, bằng ngón tay út, tức khoảng 3 tuần sau khi đậu. Đặc trưng của đợt rụng trái này là trái mang theo cả cuống.
– Đợt rụng trái thứ 2 khi có đường kính trái khoảng 3cm, đặc trưng là trái rụng không cuống.
– Hiện tượng rụng trái trên cây có múi gần như là tất yếu. Biện pháp kỹ thuật quan trọng là bón thúc, bón thúc dưới gốc (khoảng 100- 200g phân N.P,K (20- 20- 15)/cây) và phun bổ sung dinh dưỡng kịp thời trên lá để nuôi trái và hạn chế rung bang phân bón lá A4.

CHÚ Ý: Hiện tượng khi gặp mưa nhiều, trái bị vàng, rụng nhiều phần lớn là do cây nhiều trái, thiếu dinh dưỡng lại bị “sốc nước” cách khắc phục: tưới nước thường xuyên, bón phân gốc đầy đủ và phun ngay thuốc dưỡng trái.

Nuôi Trái:

– Thời kỳ trái nhỏ đến 4- 5 tháng: Thời kỳ này trái to chậm, có nhiều đợt rụng sinh lý nên cần chăm sóc như sau:
Bón phân: bón ít khoảng 100g NPK (20- 20- 15) /cây, 15 ngày /lần và tưới đều đặn.
Phun trên lá: Dưỡng trái có Amino acid, phun sương đều tán cây 15 ngày /1 lần. Nên cộng thêm Nấm xanh nấm trắng trừ nhện để hạn chế bệnh da cám trên vỏ trái.
– Thời kỳ trái lớn: Thời kỳ này trái bắt đầu vỏ trái sần lên, trái muốn to nhanh thì nung phân cho trái mau lớn mà ít sợ nứt trái. Nên bón phân nhiều và phun bổ sung trên lá như sau:
Bón phân: khoảng 200g NPK 20- 20- 15+50gKCl / cây. 15 ngày / lần và tưới đều đặn.
Phun trên lá: Dưỡng trái có Amino acid, phun sương đều tán cây 15 ngày /1 lần. Nên cộng thêm Nấm xanh nấm trắng trừ nhện để hạn chế bệnh da cám trên vỏ trái.

Từ khóa: cây cam

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top