Phòng trị bệnh ghẻ loét ghẻ nhám Cây chanh hiệu quả
Bệnh ghẻ loét ghẻ nhám phá hại cây ăn quả thường làm rụng quả và lá, cây cằn cỗi, kém phát triển. Khi bị bệnh nặng cây dễ chết, quả bị bệnh phẩm chất kém không thể xuất khẩu, ảnh hưởng lớn đến kinh tế. Ở Việt Nam, bệnh phá hại phổ biến tại tất cả các vùng trồng cây ăn quả có múi. Gây thiệt hại đáng kể cho người trồng, làm ảnh hưởng lớn tới nguồn hàng xuất khẩu. Vì thế, bệnh ghẻ loét ghẻ nhám cây chanh cũng là một bệnh đáng quan tâm và đề phòng.
1. Bệnh Ghẻ loét cây chanh
– Tác nhân gây hại ghẻ loét trên cây chanh:
Do vi khuẩn Xanthomonas campestris gây ra.
Sử dụng phân chuồng chưa ủ hoai mục, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
– Triệu chứng:
Triệu chứng trên lá: Vết bệnh xuất hiện ở mặt trên và mặt dưới của lá. Lúc đầu nhỏ, sũng ướt, màu xanh tối, sau đó biến thành màu nâu nhạt, mọc nhô lên trên mặt lá và vỏ trái.
Triệu chứng trên trái: vết bệnh như trên lá, làm giảm giá trị thương phẩm, phần thịt của múi trái có thể bị chai, trong điều kiện ẩm độ cao trái bệnh bị nứt, cuối cùng trái vàng và rụng đi. Cành non cũng thường bị nhiễm nặng, các đốm sần sùi đóng dày đặc làm khô chết cành.
– Điều kiện phát sinh bệnh ghẻ loét:
Vi khuẩn có thể xâm nhiễm qua vết thương ở các bộ phận của cây. Lá, cành non, trái thường bị nhiễm qua không khí khi có sương hay mưa gió làm ướt vết bệnh, vi khuẩn trong vết bệnh sẽ tràn ra và từ đó gió, nước mưa, côn trùng (sâu vẽ bùa) sẽ làm lây lan bệnh.
2. Bệnh ghẻ nhám cây chanh
– Triệu chứng:
Triệu chứng trên lá: Ban đầu vết bệnh là những chấm nhỏ. Sau đó chuyển thành màu nâu nhạt, nhô lên mặt dưới của lá, thành các nốt mụn ghẻ, làm cho lá bị cong về phía trước. Nếu cây bị nặng, lá sẽ bị vàng và rụng.
Triệu chứng trên trái: Vỏ sẽ nổi nhiều gai sần sùi, có màu nâu xám rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn.
– Tác nhân và điều kiện phát sinh bệnh:
Ghẻ nhám là bệnh do nấm Elsinoe fawcettii gây ra, thường gây hại trên cành non, ngọn và trái non.
Bệnh sinh sôi và phát triển mạnh trong mùa mưa, giai đoạn cây ra đọt non, cành non hoặc trái non.
3. Biện pháp phòng trị ghẻ loét ghẻ nhám cây chanh
Đưa những cành, lá, trái bị bệnh đi tiêu hủy.
Để xử lý bệnh ghẻ loét, ghẻ nhám cây chanh bà con kết hợp vừa sát khuẩn vừa diệt nấm, ngăn chặn sự lây lan của bệnh bằng bộ đôi Siêu đồng + Vắc xin (chế phẩm trừ bệnh an toàn mà không gây độc hại đến môi trường, không tiêu diệt thiên địch, không tồn dư các chất độc hại). Trong thời gian cây bị bệnh bà con cho phun xịt ướt đẫm thân, cành, lá và quả hai lần cách nhau 3 ngày.
Phun thuốc phòng ngừa bệnh vào các đợt cây ra đọt, lá non, hoa, trái. Sau đó phun định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần.
Sử dụng nấm Trichoderma để ủ phân hoai mục. Trichoderma tiết ra loại enzym có khả năng làm tan vách tế bào của các loại nấm có hại khác. Enzym này tấn công vào bên trong nấm bệnh gây hại, biến chúng thành thức ăn và tạo nên hữu cơ có lợi cho đất trồng, bảo vệ vùng rễ cây trồng và chống lại nấm thối rễ.
Sử dụng Chế phẩm trừ sâu sinh học để phòng trị sâu vẽ bùa, vì vi khuẩn gây bệnh này thường xâm nhập vào lá thông qua các vết cắn phá hoại của loại sâu này. (phun lần một khi lộc mới nhú và một lần nữa sau đó 1 tuần).
Tránh trồng cây con bị bệnh, bà con nên trồng thưa, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng. Nên đi thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.