Phòng trị bệnh ghẻ loét trên cây có múi an toàn, bền vững
Bệnh ghẻ loét trên cây có múi là bệnh do vi khuẩn xanthomonas axonopodis gây ra. Một số địa phương còn gọi là bệnh đốm mắt cua, bệnh rỉ sắt,… Bệnh ghẻ loét gây hại cả trên cành, lá và quả gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến quá trình phát triển của cây trồng
Biểu hiện ban đầu của bệnh ghẻ loét trên cây có múi là lá chuyển màu xanh tái, lá hơi úng nước, về sau khi vết bệnh lớn lên sẽ có màu vàng hoặc màu nâu nhạt. Vết bệnh hơi tròn, đường kính khoảng 1 – 5 mm, bề mặt vết bệnh sần sùi. Xung quanh hơi gồ lên làm cho giữa vết bệnh bị lõm xuống. Chổ tiếp giáp giữa thân lá và quả có quầng màu vàng. Nhiều vết bệnh liên tiếp lại tạo thành một mảng loét lớn.
Ghẻ loét do vi khuẩn là một bệnh rất nguy hiểm. Bệnh nặng sẽ làm rụng lá, chết cành, quả kém phát triển, múi bị khô hoặc rụng quả.
Bệnh sẽ bắt đầu phát sinh từ đợt lộc hè tháng 3 đến tháng 4 sau đó chuyển biến nặng hơn ở đợt lộc thu tháng 7, tháng 8 và bắt đầu giảm bớt ở đợt lộc đông tháng 11,12 hằng năm.
Sở dĩ cây có múi dễ bị nhiễm bệnh ghẻ loét như vậy là do lá của cây có múi nếu không được chăm sóc tốt sẽ bị “giòn” dễ bị tổn thương do va đập với nước mưa, do sâu vẽ bùa, côn trùng chích hút. Từ các vết thương đó thì vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây hại lên bề mặt lá.
Để phòng trừ một cách tuyệt đối bệnh ghẻ loét chúng ta nên kết hợp nano đồng sunfat và nấm đối kháng. Đồng sunfat sẽ có tác dụng sát khuẩn nhẹ trên vết bệnh và làm cho khuẩn suy yếu. Khuẩn bị suy yếu và bị giữ chặt bên trong vết bệnh sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho nấm đối kháng tấn công tiêu diệt. Nấm đối kháng sẽ tiêu diệt toàn bộ nấm, vi khuẩn có trong vết bệnh ngăn ngừa tuyệt đối bệnh tái phát mỗi khi gặp mưa.
Ngoài ra hoạt chất sinh học Elicitor có trong Nấm đối kháng sẽ đóng vai trò như là chất kích kháng giúp cây trồng tự động tiết ra các chất kháng sinh nhằm đối chọi với các đối tượng gây hại tốt hơn, giúp phòng bệnh ghẻ loét lên tới 99%
Tìm hiểu thêm thông tin và lợi ích của sản phẩm
Error: Contact form not found.