For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Phương pháp Trồng Hành Lá Thủy Canh cho năng suất cực cao

Phương pháp Trồng Hành Lá Thủy Canh cho năng suất cực cao

Hành lá là một là một loại rau gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình Việt Nam, hơn nữa hành lá còn có rất nhiều những tác dụng tốt cho sức khỏe. Và trong bài viết này Fao sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng hành lá thủy canh, cách trồng này có vẻ hơi lạ nhưng lại rất đơn giản và hiệu quả. Các bạn hãy cùng Fao tìm hiểu cách trồng này nhé!

Hành lá mang lại lợi ích gì?

Hành lá là loại rau gia vị được sử dụng rất phổ biến trong nhiều món ăn Việt. Nó không chỉ tạo hương vị thơm ngọt hơn cho món ăn mà còn được dùng để trang trí với màu sắc xanh tươi bắt mắt. Bên cạnh đó, ăn hành lá còn rất có lợi cho sức khỏe.

Trồng hánh lá thủy canh

Trồng hánh lá thủy canh

Trong hành chứa nhiều vitamin và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết chịu trách nhiệm về các hoạt động khỏe mạnh của mắt, trái tim và cơ thể.

Theo Y học cổ truyền, hành có vị ngọt, cay, tính ấm, nhiều nhựa, có nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng giúp diệt khuẩn, làm thông khí, giải cảm… điều hòa kinh mạch và tạng phủ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng.

Trên là một số đặc điểm và tính chất của cây hành lá mà chúng ta cần phải biết. Và bây giờ các bạn hãy cùng Fao đến với cách trồng hành là thủy canh nào!

Cách trồng hành lá thủy canh tại nhà

Trồng hành lá thủy canh rất đơn giản, chỉ với một nắm hành lá nguyên gốc bạn mua ngoài chợ về, và cắt ăn phần lá, bạn đã hoàn toàn có thể tái sản xuất lại chúng một cách cực kỳ đơn giản và dễ dàng với quy trình trồng dưới đây.

1, Chuẩn bị trồng hành lá thủy canh

  • Khi trồng hành lá thủy canh cần chọn những cây hành lá mập mạp có thân xanh và gốc trắng dài từ 2-7cm
  • Cốc thủy tinh có kích thước đường kính khoảng 5cm cao từ 5-7cm hoặc hơn tùy ý thích của bạn. Hoặc bạn có thể tận dụng các chai lọ nhựa và cắt ngắn chúng chỉ để lấy đoạn dưới với kích thước đủ dùng.

2, Cách trồng hành lá thủy canh

Kĩ thuật trồng hành lá thủy canh thì sau khi mua về, bạn dùng dao sắc cắt lấy phần lá trên để sử dụng cho chế biến bữa ăn gia đình. Bạn chừa lại phần gốc với chiều cao tính từ củ đến hết thân khoảng từ 7 đến 10cm.

Đổ nước vào lọ thủy tinh hoặc chai nhựa đã chuẩn bị trước đó với mực nước cao khoảng 2,5cm. Tiếp theo, cho phần gốc hành vào chai hoặc lọ ở trên. Nhúng ngập toàn bộ phần rễ hành vào trong nước để hành lá không bị thối.

Cách trồng hành lá thủy canh

Cách trồng hành lá thủy canh

Cách trồng hành lá thủy canh cần chú ý để những cốc hành này ở một nơi thoáng khí có thể nhận được ánh sáng tự nhiên nhưng không nên để cây hành tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Tùy nhu cầu sử dụng mà bạn có thể trông nhiều hoặc ít nhưng cách tốt nhất là bạn nên trồng thành nhiều cốc, thời gian trồng cần gối nhau, cách nhau khoảng 1 tuần, như vậy thì gia đình luôn có hành lá sạch để sử dụng hàng ngày.

3, Kết quả

Khoảng 7 ngày sau khi trồng, hành lá sẽ bắt đầu mọc chồi mới và tạo thành những lá hành xanh mướt. Và chỉ nửa tháng sau khi trồng thì hành lá sẽ cho bạn thu hoạch. Khi thu hoạch, bạn chỉ cần cắt lấy phần lá để dùng, để lại phần gốc và tiếp tục trồng như ban đầu để hành tiếp tục cho lá mới.

Cách trồng hành lá thủy canh tại nhà như trên, thì mức nước trong cốc luôn phải cao hơn phần rễ và tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào hành. Sau ba lần cắt lá bạn nên bổ sung vào nước và một chút phân hữu cơ hòa tan để cây có đủ dinh dưỡng.

Cách trồng hành lá thủy canh quá đơn giản phải không các bạn. Nhưng để trồng trên quy mô lớn thì các bạn cần phải có những sự chuẩn bị và lưu ý nhiều hơn. Các bạn hãy cùng theo dõi tiếp để nắm được cách làm nhé!

Cách trồng hành lá thủy canh chuyên nghiệp quy mô lớn

1, Chuẩn bị trồng hành lá thủy canh

  • Dụng cụ để trồng thủy canh: giàn thủy canh, máy bơm, rọ nhựa thủy canh, dung dịch thủy canh (nên dùng loại dung dịch thủy canh chuyên dùng cho rau ăn lá), giá thể sơ dừa, lưới che…
  • Cây giống: hành củ giống loại tốt như các tiêu chuẩn ở trên.

2, Ươm cây

Trong kỹ thuật trồng hành lá thủy canh thì ươm cây là một kỹ thuật rất quan trọng. Hành củ bạn chọn loại củ mập mạp, không bị thối, lép và có vỏ có hiện tượng khô giòn. Bạn có thể ươm hành lá trên nền đất mùn tơi xốp, giàu độ ẩm, ở nơi thoáng khí và tránh ánh nắng trực tiếp.

Hoặc đơn giản hơn, không mất nhiều thao tác khi trồng hành lá thủy canh thì bạn nên ươm cây hành giống trên giá thể sơ dừa. Các bầu ươm cây giống cần được tưới nước thường xuyên để giá thể luôn giữ được độ ẩm, để nơi thoáng mát kích thích củ hành nhanh mọc rễ.

Bạn  cũng có thể để giá thể sơ dừa ngay trên rọ nhựa và đặt trên giàn trồng thủy canh ngay từ đầu, với điều kiện phải có màng lưới che bên trên để ánh nắng mặt trời không thể trực tiếp chiếu vào cây, dễ khiến cây bị héo lá non ngay khi mọc.

Giai đoạn này, bạn chỉ cần tưới nước đều đặn chứ chưa cần phải dùng dung dịch thủy canh chuyên dụng. Giai đoạn ươm cây mất khoảng 1 tuần đến 10 ngày.

3, Đưa cây giống lên giàn thủy canh

Cách trồng hành lá thủy canh thì cây khi mọc được 4 – 5 lá, rễ cây bắt đầu mọc dài thì đặt ta vào rọ nhựa và đưa lên giàn thủy canh. Nguồn nước dùng để trồng hành lá thủy canh cần đảm bảo là nước sạch, an toàn cho người sử dụng sau khi thu hoạch.

Kỹ thuật trồng hành lá thủy canh

Kỹ thuật trồng hành lá thủy canh

Để cây phát triển tốt thì dung dịch thủy canh cần được pha chế đúng liều lượng. Dùng dụng cụ để kiểm tra độ pH và điều chỉnh sao cho độ PH nằm trong khoảng từ 6.0 – 6.5, nồng độ dung dịch thủy canh trong khoảng 2000-2500 ppm là được.

4, Chăm sóc cây hành lá thủy canh

Kỹ thuật trồng hành lá thủy canh, bạn cần để ý đến nồng độ chất dinh dưỡng, nồng độ PH trước để tiếp tục pha chế dung dịch thủy canh bổ sung sao đảm bảo cung cấp vừa đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển tối đa. Bổ sung nước ngay khi thấy nước trong ống dựa bị cạn.

Để phát triển hành lá không cần quá nhiều chất dinh dưỡng. Thông thường, chỉ với nước tự nhiên là cây cũng có thể sinh trưởng và ra lá đều. Chính vì vậy, khi trồng hành lá thủy canh bạn cũng không nên pha quá nhiều chất dinh dưỡng gây lãng phí và dư thừa nguồn dưỡng chất cho cây.

Thừa chất dinh dưỡng, hành lá dễ bị ủng, thối. Đặc biệt nếu cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng cho cây  sẽ khiến cho sản phẩm không còn tác dụng tốt và ngược lại gây mất an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Khi trồng hành lá thủy canh bạn cũng cần thường xuyên theo dõi quá trình cây sinh trưởng và phát triển. Mỗi lần cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây thì bạn cần phải đo lại nồng độ PH và chất dinh dưỡng có trong số nước còn lại để điều chỉnh mức pha chế một cách hợp lý.

Cách trồng và chăm sóc hành lá thủy canh

Cách trồng và chăm sóc hành lá thủy canh

Hành lá trồng thủy canh sau 1 tháng là chúng ta đã có thể thu hoạch. Khi thu hoạch, bạn chỉ nên cắt phần lá và để lại phần gốc để cây tiếp tục phát triển và mọc thêm lá. Hoặc tùy mục đích sử dụng của bạn mà bạn có thể nhỏ cả gốc rồi trồng mới.

Là một loại cây dễ sinh trưởng và phát triển cho nên hành lá rất dễ trồng. Hi vọng với bài viết này Fao có thể giúp các bạn nắm được cách trồng hành lá thủy canh và có được cho mình nguồn hành lá sạch ngay tại nhà. Chúc các bạn thành công. Goodbye!

Nguồn: fao.org.vn

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top