Quy trình sử dụng Phân bón sinh học cho cây Táo ta hiệu quả nhất
Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI là 1 trong những dòng phân bón sinh học cao cấp. Sản xuất bằng Công nghệ NANO tiên tiến, tổng hợp đầy đủ các dinh dưỡng thiết yêu cho cây ăn trái như: acid amin, khoáng vi lượng, enzyme và các vi sinh vật hữu ích.
1. Công dụng
Sử dụng Phân bón sinh học VƯỜN SINH THÁI cho cây Táo ta giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, kích thích hệ rễ của cây hình thành và phát triển, làm cho bộ tán lá phát triển tạo điều kiện cho việc cắt tỉa tạo tán, tăng cường khả năng quang hợp.
Khi sử dụng đúng theo quy trình kỹ thuật trong suốt quá trình sinh trưởng của cây từ khi trồng đến khi thu hoạch sẽ tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu của cây đối với các điều kiện bất lợi như: hạn, lạnh, mưa, gió… cho cây.
Ngoài ra còn giảm 30 – 50% lượng phân bón hóa học, nâng cao năng suất lên từ 20% trở lên.
[kdn-iframe title=”Hiệu quả sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trên cây ăn trái” width=”500″ height=”281″ src=”https://www.youtube.com/embed/_qnZmdxhXMQ?feature=oembed” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen][/kdn-iframe]
2. Cách sử dụng Phân bón sinh học VƯỜN SINH THÁI cho cây Táo ta (Cho diện tích 360m2)
– Xử lý đất trồng:
Dùng 5ml Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI pha với 10 – 15l nước phun đều 01 lượt vào những hố trồng.
Có tác dụng xử lý đất, cung cấp dinh dưỡng cho đất, làm cho đất tơi xốp hơn.
Các chủng vi sinh vật có ích sẽ ức chế vi sinh vật gây hại trong đất hạn chế gây bệnh cho cây.
– Xử lý hom giống:
Dùng 5ml Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI pha với 10l nước, sau đó ngâm từng bó hom giống, ngâm ngập phần thân sau này trồng xuống đất trong vòng 30 – 60 phút.
Có tác dụng giúp nâng cao tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm nhanh và đều, chồi mập.
– Sau trồng 20 – 30 ngày:
Dùng 5ml Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI pha với 15l nước phun đều 01 lượt. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, kích thích quá trình ra rễ của cây.
Tăng tỉ lệ nảy chồi, sức nảy chồi mạnh. Sau đó cứ cách 15 ngày phun đều 01 lượt với tỷ lệ như trên trong 2 tháng đầu sau trồng.
Sau khi trồng một tháng, cây đã bén rễ có thể tưới nước phân lợn pha loãng tỷ lệ 1: 10 đến 1: 3 theo độ lớn dần của cây, hoặc phân đạm hòa nước tỷ lệ 1%, mỗi tuần một lần trong 1, 2 tháng đầu.
– Sau trồng 2 tháng:
Hàng tháng phun đều 01 lần với liều lượng dùng 5ml Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI pha với 10 – 15 lít nước phun đều 01 lượt, kết hợp với bón phân vô cơ gồm đạm, lân, Kali theo tỉ lệ 2: 1: 1 với liều lượng 0,2 kg với cây nhỏ và 1,5 kg với cây lớn.
– Cách bón phân vô cơ:
Rải phân theo hình chiếu của tán cây, dùng cuốc xới lật, lấp phân xuống ở độ sâu 5 – 10 cm. Lượng NPK bón cho cây phải tăng dần theo tuổi cây và sản lượng quả mà cây mang lại.
Sau khi trồng tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ rác để giữ ẩm và chú ý tưới nước đều. Hàng tuần theo dõi ngắt bỏ các mầm mọc từ gốc ghép. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5 – 10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước.
Hàng năm bón thêm phân hữu cơ và bồi đất vào gốc. Cây táo rất cần nước, nhất là khi quả đang phát triển, nếu không đủ nước quả sẽ nhỏ và chát.
– Trước khi cây ra hoa:
Dùng 5ml Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI pha với 10 – 15 lít nước phun đều 01 lượt. Có tác dụng kích thích cây phân hóa mầm hoa, hoa nở đều và tập trung, hạn chế hiện tượng rụng hoa sinh lý do thiếu dinh dưỡng.
– Thời kỳ quả nhỏ:
Dùng 5ml Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI pha với 10 – 15 lít nước phun đều 01 lượt sau khi quả đậu. Giúp hạn chế hiện tượng rụng quả sinh lý, cung cấp dinh dưỡng để nuôi quả tránh hiện tượng méo mó, quả phát triển không đồng đều.
– Sau mỗi lần đốn Táo:
Dùng 5ml Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI pha với 10 lít nước phun đều 01 lượt. Tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây sớm phục hồi, kích thích chồi non hình thành, phát triển.
Trồng táo phải đốn để cho cây trẻ lại mới có năng suất và chất lượng tốt. Thời vụ đốn thường tiến hành sau khi hái quả. Song, tùy theo giống sớm hoặc muộn mà đốn cho thích hợp.
Nếu đốn quá muộn, trên cây đã mọc những mầm mới, chất dinh dưỡng bị phân tán và tiêu hao vô ích, ảnh hưởng đến các mầm mọc về sau.
Tốt nhất nên đốn từ 15/2 – 15/3 vì sẽ cho số lượng cành cấp I nhiều nhất, tốc độ ra cành cũng nhanh và tập trung hơn các thời vụ khác. Cây cho nhiều cành quả để có sản lượng cao.
Có hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau:
+ Đốn phớt:
làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 01 đoạn 20 – 30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây, nhằm tận dụng tối đa ánh sáng, nước và dinh dưỡng, cây sẽ cho quả nhiều và năng suất cao. Kỹ thuật đốn phớt này áp dụng đối với táo Gia Lộc làm trái vụ (ra hoa tháng 5 và có quả vào tháng 8 – 9).
+ Đốn đau:
nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ >01 năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn. Còn những cây đã lớn, tán quá rộng, có hình dù đốn cụt, có tác dụng thu hẹp tán lại bằng những cành mới.
VƯỜN SINH THÁI
Nguồn: https://vuonsinhthai.com.vn/quy-trinh-su-dung-phan-bon-sinh-hoc-cho-cay-tao-ta-hieu-qua-nhat.html