Quy trình trồng nấm rơm hiệu quả (Phần 2)
Trong phần một chúng ta đã nói khá kỹ về những điều kiện như ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, độ pH thích hợp cho việc trồng nấm rơm, cũng như các dụng cụ và vật tư cần thiết để tiến hành trồng nấm. Phần này chúng ta sẽ đi sâu về cách thức trồng và ứng dụng sản phẩm phân bón lá sinh học A4 sao cho cây nấm đạt năng suất cao nhất và thời gian sinh trưởng ngắn nhất.
QUY TRÌNH TRỒNG NẤM RƠM – ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC A4 CHO TỪNG GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG
1. KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM:
Xử lý nguyên liêu:
– Rơm rạ phải khô, không bị mốc nhúng vào trong nước vôi loãng ( 4 kg vôi tôi/m3 nước). Ngâm rơm vừa đủ ngập. Mục đích diệt nấm tạp, tẩy rửa chất phèn, chất mặn trong rơm rạ.
– Để rơm róc nước rồi chất đống ủ (kệ lót cách mặt đất 20cm, có cọc thông khí ở giữa, xung quanh quây nilon, để hở phía trên, có mái che cao trên nóc để tránh mưa).
– Kích thước đống ủ: Dài 1,5m, rộng 1,5 m, cao 1,5 m.
– Một đống ủ đảm bảo tối thiểu từ 300 kg rơm rạ trở lên. Nếu lượng rơm nhiều hơn ta kéo dài đống ủ, chiều cao, chiều rộng giữ nguyên. Xung quanh đống ủ được che nilon để hở chân và nóc đống ủ.
Đảo rơm:
– Sau khi ủ rơm 3 ngày, kiểm tra nhiệt độ đống ủ từ 65- 70 độ C là được.
– Giũ tơi rơm, chỉnh độ ẩm, dùng tay vắt chặt rơm, nếu thấy chỉ có nước chảy nhỏ giọt như huyết thanh là vừa.
– Nếu nước chảy thành dòng là rơm còn ướt phải tãi rộng cho bay bớt hơi nước; nếu vắt rơm không có nước là khô, phải dùng phun bổ sung nước ủ tiếp 3 – 4 ngày nữa.
– Theo dõi nhiệt độ trong đống ủ lớn hơn 75 độ C là đạt yêu cầu.
– Ngày thứ 7 – 8 sau khi ủ đống, kiểm tra thấy rơm hết mùi khai, mùi chua thì tiến hành đóng mô, cấy giống.
– Đảo xếp rơm vào đống ủ, đảo từ trên xuống dưới, trong ra ngoài cho đều. Quây nilon như ban đầu.
Đóng mô:
– Nếu khuôn lớn xếp từng nắm rơm vào khuôn theo kiểu nằm ngang cao 8 – 9cm rồi cấy một lượt giống chạy viền xung quanh mép khuôn từ 3-5cm.
– Khi trồng xong nhấc khuôn và trồng tiếp mô khác, các mô cách nhau 20 cm.
– Khuôn nhỏ thì sau khi nhấc khuôn ra, gói mô nấm trong nilon trắng và cấy giống ở 2 đầu mô nấm. Tỷ lệ cấy giống 12- 15 kg giống/1 tấn nguyên liệu khô.
Giống nấm:
– Chuẩn bị giống nấm trước khi ủ nguyên liệu, giống 12-16 ngày tuổi.
– Sợi giống ăn kín đáy túi, không bị mốc xanh, mốc đen, giống không có mùi chua.
Chăm sóc sau khi cấy giống:
Sợi nấm rơm phát triển rất nhanh từ khi cấy giống đến khi có nấm quả thể từ 9 – 13 ngày. Vì vậy cần chú ý chăm sóc từng ngày, tưới nước hợp lý.
– Từ ngày 1-3:
sau khi cấy giống không cần tưới, nếu trời lạnh dưới 25 độ C phải phủ 1 lớp nilon trên mô nấm để giữ ẩm, giữ nhiệt.
– Từ ngày thứ 4-8:
Kiểm tra nhiệt độ mô nấm, cắm nhiệt kế trong mô nấm, nếu thấy có nhiệt độ 35- 38 độ C là tốt. Tưới ẩm nền xung quanh mô nấm và sương mù trên cao. Nếu trời lạnh dưới 25 độ C phải đậy nilon nhưng cách mặt mô nấm tối thiểu là 20cm để tránh bị hấp hơi.
– Từ ngày thứ 8-9:
Khi thấy màng sợi từ màu trắng đục chuyển sang màu trắng trong phải tưới đón nấm. Tưới nhẹ trực tiếp vào các mặt mô nấm cho ẩm đều, đẫm hơn bình thường.
– Từ ngày thứ 9-13:
Trên mô nấm xuất hiện đinh ghim như hạt gạo, tưới giữ ẩm bình thường, tưới cao vòi tránh bị đứt sợi nấm.
Thu hoạch:
– Nấm rơm phát triển nhanh, sau vài giờ nấm có thể nở xòe. Vì vậy, phải hái nấm đúng tuổi, trước lúc nứt bao.
– Nên thu hái nấm lúc giai đoạn hình trứng vì giai đoạn này dinh dưỡng cao nhất. Nấm ngon và có chất lượng cao nhất là khi quả nấm từ hình tròn chuyển sang hình trứng chưa nứt bao.
– Trường hợp nấm mọc tập trung thành cụm, ta có thể tách những cây nấm lớn hái trước, nếu khó tách thì hái cả cụm.
– Nấm mọc rộ, ngày hái 2 – 3 lần.
– Những ngày nóng, nhiệt độ không khí cao nấm phát triển nhanh, vì vậy phải quan sát kỹ. Khi nấm hơi nhọn đầu là hái ngay.
– Sau khi hái nấm xong, tưới ẩm đều cho nấm mọc tiếp.
– Lứa 1 từ ngày 14- 18 chiếm 80% năng suất. Hết lứa 1 chăm sóc tiếp để nấm ra tiếp lứa 2.
– Sau khi thu hoạch xong đợt đầu, phải làm vệ sinh mô nấm, bằng cách nhặt bỏ hết những gốc nấm còn sót lại trên mô nấm. Một mô nấm có kich thước như khuôn (dài 27cm, rộng 20cm, cao 12cm) đạt từ 50- 100g nấm.
Vệ sinh nhà trồng nấm:
– Sau khi thu hoạch, loại bỏ các mô nấm ra khỏi nhà trồng. Chất đống cao 40 cm tưới nước vôi ủ thành phân.
– Để đống ủ cách xa khu vực trồng nấm, có thể dùng các mô nấm này để ủ phân vi sinh.
– Dọn sạch sẽ nhà trồng, mở hết các cửa thông gió và cho ánh sáng vào nhà trồng. Phơi nhà trồng 5- 7 ngày trước khi trồng lần tới.
– Chùi rửa và phơi kệ trồng, quét nước muối và vôi lên kệ theo tỷ lệ: (Muối/ vôi = 1/1).
2. ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC A4 VÀO TRONG QUY TRÌNH TRỒNG NẤM RƠM
Công dụng:
Làm cho cây nấm rơm phát triển nhanh, mạnh. Tạo ra cây nấm mập, rễ ngắn, chân to chắc. Màu sắc đẹp, chất lượng và hương vị tốt. Cho thu hoạch sớm hơn, tăng năng suất 20% trở lên.
Các giai đoạn sử dụng:
Phun lần 1: Sau khi ủ rơm thành công trước khi xếp mô và rắc meo giống pha 5ml A4 với 10 lít nước phun đều lên bề mặt rơm. Có tác dụng:
– Kích thích các chủng vi sinh vật có lợi phát triển nhanh và mạnh hơn, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại.
– Thúc đẩy quá trình phân hủy Xenluloza, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống sợi nấm phát triển nhanh hơn, mập hơn.
Phun lần 2: Thời kỳ nuôi cây nấm. Pha 5ml A4 với 10 lít nước phun đều lên các giá thể. Có tác dụng:
– Bổ sung dinh dưỡng và điều tiết độ ẩm.
– Kích thích mần nấm hình thành và tăng tối đa số lượng mần nấm.
Phun lần 3: Thời kỳ cây nấm lớn. Cũng 5ml A4 pha 10 lít nước phun đều 1 lượt, sau 2-4 ngày phun lại lần nữa.
– Có tác dụng tăng năng suất.
– Tăng khả năng tích lũy chất dinh dưỡng vào cây nấm.
– Tăng chất lượng và hương vị nấm.
Sau mỗi lần thu hái: pha 5ml A4 với 10 lít nước phun đều 1 lượt.
– Giúp phục hồi và cung cấp dinh dưỡng cần thiết, rút ngắn thời gian thu hoạch ở những lứa tiếp theo.
3. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:
Biện pháp phòng trừ tổng hợp:
– Xử lý nền đất kỹ: Phơi nắng, tưới nước, xới, rắc vôi. Định kỳ thay đổi nền đất để cắt nguồn bệnh.
– Xử lý nguyên liệu: Tránh sử dụng nguyên liệu mốc, hẩm,…Đảm bảo độ ẩm, PH thích hợp.
– Xử lý dụng cụ trồng nấm: Giặt sạch, phơi khô trước khi sử dụmg trồng nấm.
– Giữ ấm mô nấm: Luôn giữ mô ở nhiệt độ 32 – 35 độ C. Trời lạnh che phủ thêm áo mô (trời quá lạnh sưởi ấm bằng than củi), trời nắng lấy bớt.
Phòng bệnh:
– Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnhđể diệt ngay nguồn bệnh để tránh lây lan.
– Dọn vệ sinh và chùi rửa kệ trồng sau mỗi lần trồng.
Nhận báo giá chế phẩm sinh học A4
Error: Contact form not found.