Sâu gây hại trên cây Xoài – Cách phòng trừ An toàn
Ở tất cả các thời điểm xoài ra bông, đậu trái, trái non. Nếu thăm vườn phát hiện các loài sâu sau đây bà con cần tìm hiểu và xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng tới chất lượng cũng như năng suất :
Tham khảo kiến thức chuyên sâu để có thể phòng trừ sâu bệnh hiệu quả tại đây
1. Bọ cắt lá: (Deporaus marginatus-Curculionidae-Coleoptera)
– Bọ cắt lát là loài bọ cánh cứng, tác hại chủ yếu do bọ trưởng thành cắt lá và gặm lá non làm khuyết hoặc đứt cả lá, cành non có thể bị trụi lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng và ra hoa kết quả.
– Giống xoài bưởi thường bị hại nặng hơn các giống xoài khác.Ở ĐBSCL bọ xuất hiện quanh năm. Mật độ cao vào giai đoạn cây xoài ra lá non từ tháng 1-3. Sử dụng nấm xanh – nấm trắng để diệt trừ và giảm thiểu mật độ gây hại của bọ theo thời gian.
Cách hạn chế:
– Thu gom thiêu hủy các lá non bị cắt rơi xuống đất
– Những vườn bị hại nặng nên cày xới đất phía dưới tán lá cây bị hại để diệt nhộng
2. Câu cấu xanh lớn: (Hypomeces squamosus-Coleoptera-Cucurlionidae)
– Là loài bọ cánh cứng, hình bầu dục, dài 7-10mm. Tác hại chủ yếu là do bọ lớn ăn khuyết lá, cắn đứt chồi non và rụng hoa, mật độ cao ăn lá xơ xác. Phá hại nhiều cây như :bắp, đậu, bông, chè cam quít, chôm chôm, nhãn, xoài.
– Vòng đời 50-60 ngày, bọ trưởng thành có thể sống và phá hại hàng tháng.
Cách hạn chế :
– Dùng tay hoặc vợt bắt bọ lớn hoặc sử dụng nấm xanh nấm trắng để phun. Nấm xanh nấm trắng sẽ ký sinh trên cơ thể loài gây hại này và tiêu diệt chúng trong vòng 3 – 7 ngày.
– Ở vườn thường bị hại nên dùng thuốc hạt rãi quanh gốc cây 1-2 lần một năm vào đầu và cuối mùa.
3. Rầy bông xoài: (Idioscopus niveosparsus-Homoptera-Cicadellidae)
– Rầy trưởng thành dạng cái nêm, đầu to và tròn, dài 4mm, màu xanh nhạt hoặc xanh nâu. Hoa xoài bị chích hút trở nên nâu,khô và rụng làm giảm tỉ lệ đậu quả. Trên 1 chùm hoa có thể có hàng trăm con rầy.
– Có nhiều thiên địch ăn thịt và ký sinh nhất là ong ký sinh trứng.Hàng năm rầy phát sinh nhiều vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa,nhiều nhất lúc hoa nở sau đó giảm dần.Khi quả lớn hầu như không còn rầy nữa.
Cách hạn chế:
– Sau khi thu hoạch, xén tỉa cành và vệ sinh vườn thông thoáng.
-Trước khi cây ra hoa từ 1-2 tuần dùng bẩy đẻn bắt Rầy trưởng thành.
– Khi xoài vừa ra nụ có thể phun thuốc CNX-RS để diệt rầy ( xem ở cuối bài viết )
4. Rệp sáp phấn: (Rastrococcus spinosus- Homoptera-Pseudococcidae)
– Chúng tập trung dọc gân lá chích hút nhựa lá xoài. Mật độ cao làm lá vàng hoa rụng, có nầm bồ hóng làm đen lá và quả.
– Có nhiều loài thiên địch ăn thịt và ký sinh.
– Vòng đời rệp kéo dài 5 tuần.
Cách hạn chế:
– Tỉa cành thông thoáng.
– Dùng nườc phun mạnh vào chổ có rệp.
– Dùng dầu khoáng pha với nước sạch phun.
5. Rầy gây mụn xoài: (Pachypsylla celtidismamma Psylla magnicauda)
– Rầy trưởng thành rất nhỏ,đẻ trứng vào trong mô lá non. Rầy non sau khi nở nằm ngay trong mô lá chích hút nhựa, làm mô lá phình to lên thành những u mụn đầy trên mặt lá.Bên trong mụn rỗng,rầy non nằm trong đó chích hút và phát triển. Khi vủ hóa,rầy trưởng thành đục lỗ nhỏ trên nốt mụn để chui ra. Sau đó các vết mụn trở nên cứng, có màu đen. Một số lá dày đặc các mụn, song tác hại đến cây không đáng kể.
6. Bọ trĩ: (Scirtothrips dorsalis – Bộ:Thysanoptera)
– Chúng chích hút làm phiến lá biến màu và cong lại. Trên quả non, bọ chích vào tế bào biểu bì tạo ra các mảng sẹo màu xám trên vỏ.
– Bọ trĩ phát triển nhiều trong mùa khô nắng. Quả phía ngoài tán lá cây bị hại nặng hơn: vỏ nhám đen, sần sùi, giảm giá trị thương phẩm.
– Vòng đời: 15-20 ngày.
Cách hạn chế:
– Dùng nước tưới lên cây có thể hạn chế bọ trĩ.
7. Sâu ăn lá: (Penicillaria jocosatrix-Pyralidae-Lepidoptera)
– Sâu non có sức ăn phá rất mạnh,có thể ăn trụi lá trong 1 thời gian ngắn. Ngoài ăn lá ,sâu còn đục vào ngọn xoài gây khô chết ngọn.
– Kiến vàng là thiên địch quan trọng của sâu.
– Vòng đời 22-25 ngày, trong đó trứng : 2- 3 ngày; sâu non : 13-15 ngày; nhộng 7-8 ngày.
Cách hạn chế :
– Có thể nuôi thiên địch kiến vàng để hạn chế.
8. Sâu đục ngọn: (Chlumetia transversa-Noctuidae-Lepidoptera)
– Sâu non mới nở đục ngay vào gân chính, cuống lá non hoặc chồi non, sau đó chui dần xuống thân chồi non. Làm chồi bị héo khô. Sâu cũng ăn hoa xoài làm hoa bị khô và rụng. Đôi khi sâu còn ăn cả lá non, sâu hóa nhộng trong chồi bị đục.
– Vòng đời: 30-37 ngày, trong đó trứng :3-4 ngày, sâu non : 12-15 ngày, nhộng: 11-13 ngày, bướm đẻ trứng 4-5 ngày.
Phòng trừ:
– Phát hiện chồi mới bị hại cắt bỏ tiêu hủy ngay để diệt sâu non.
9. Sâu ăn hoa: (Thalassodes falsaria- Geometridae-Lepidoptera)
– Sâu non nhả tơ kết dính các hoa lại che kín cơ thể và ăn trụi các nhánh hoa. Trên 1 chùm hoa có nhiều sâu, sâu phá hại từ lúc chùm hoa mới nhú cho đến khi đậu quả,làm giảm số lượng quả trên cây.
– Khi đẫy sức, sâu non hóa nhộng trong các chùm hoa khô bị đính lại. Các đợt hoa ra sau thường bị hại nặng.
10. Bướm hút quả: (Eudocima Salaminia-Lepidoptera-Noctuidae)
– Bướm dùng vòi chích qua vỏ tới phần thịt quả để hút chất dịch.Vết chích rất nhỏ, lúc đầu khó phát hiện. Vài ngày sau quanh vết chích có màu nâu, mềm. Dùng tay bóp nhẹ vết chích có dịch quả chảy ra, quả thối và rụng nhanh nếu vi sinh vật và ruồi xâm nhập vào trái.
– Vòng đời 40-45 ngày.
Cách hạn chế :
– Chặt bỏ cây tạp xung quanh vườn.
– Dùng vợt bắt bướm ban đêm từ 18-22 giờ.
– Lấy quả chín tẩm thuốc sâu đặt quanh vườn để bẩy bướm.
– Bao quả.
11. Sâu đục trái (hột) Xoài: (Deanolis albizonalis – Pyralidae – Lepidoptera)
– Nhận biết : Khi quả bị sâu hại, phần chóp quả có một chất lỏng tiết ra ở vết đục và nhanh chóng hình thành chấm đen. Sâu tấn công chủ yếu phần hột. Các đường đục sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, ruồi phát triển làm cho quả xoài bị thối nhanh chóng.
– Sâu tấn công ở các giai đoạn phát triển của quả nhưng sâu rất thích tấn công khi quả còn non. Thường mỗi quả có từ 1-2 con, nhưng vào những lúc bị nhiễm nặng có thể tới 4-5 con trong một quả. Khi bị tấn công vào giai đoạn quả nhỏ, quả sẽ bị rụng. Vào giai đoạn quả lớn, quả có thể vẫn còn dính trên cây.
Biện pháp phòng trừ:
– Thu lượm những quả bị hại đem tiêu hủy để loại bỏ nguồn sâu trong quả.
– Trong điều kiện cho phép, sau khi thu hoạch xong cho nước vào ngập vườn khoảng 36-48 giờ để diệt nhộng trong đất.
– Nuôi thả kiến vàng.
– Sử dụng biện pháp bao quả bằng bao giấy dầu, bao keo mỏng, bao bằng vải cotton.
12. Nhện đỏ: (Oligonichus sp.-Arachnida-Acarina)
– Nhện tập trung gây hại trên các lá bánh tẻ và lá già, ít có trên lá non. Sống tập trung thành từng đám ở mặt dưới lá, xung quanh gân chính hoặc cạnh mép lá.
Nhện dùng kim chích ở miệng châm vào lá hút nhựa tạo thành các chấm nhỏ lúc đầu màu trắng, sau chuyển màu nâu đồng hoặc trắng bạc. Chổ nhện tập trung tạo thành 1 mảng màu nâu đồng.
Bị hại nặng toàn bộ lá mất màu xanh bóng mà chuyển sang màu nâu hoặc xám bạc, lá khô và rụng. Trên lá có các vết bụi trắng,đó là xác lột của nhện và vỏ trứng.
– Đôi khi nhện hại cả trên quả và gây hiện tượng quả bị da cám giống như trên cam quít.
– Nhện phát sinh nhiều trong điều kiện nóng và khô.
– Vòng đời 10-12 ngày.
– Có nhiều thiên địch và ký sinh.
Phòng trừ:
– Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt.
– Khi nhện phát sinh nhiều phun dầu khoáng để diệt trừ.
13. Ruồi đục quả: (Bactrocera dorsalis)
– Ruồi đục phá hầu hết các loại trái cây, kể cả các loại rau ăn trái như khổ qua, dưa leo, bầu bí mướp.
– Ruồi cái dùng kim đẽ trứng qua lớp vỏ trái. Giòi nở ra đục phá trái làm trái thối rụng. Khi lớn, giòi chui khỏi trái để rơi xuống đất hóa nhộng trong đất. Thường phàt sinh thành dịch trong mùa nắng.
14. Biện pháp phòng trừ chung:
Các loài sâu gây hại trên có thể dùng chung bộ sản phẩm đặc trị sau :
Kết hợp 100gr CNX-RS + 50ml CNX-SIÊU ĐỒNG pha 50 lít nước phun đẫm thân, cành, lá và hoa xoài.
– Có tác dụng diệt trừ các loài sâu và côn trùng, không gây hại đến thiên địch có lợi.
– Rửa sạch các mầm mống gây bệnh trong vườn.
– An toàn cho người sữ dụng và không gây hại đến môi trường.
Chú ý : Click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin.
Tin liên quan:
>>Kỹ thuật chăm sóc giúp xoài sai trĩu quả
>>Xử lý xoài rụng hoa và trái non
>>Phòng trừ rệp hại xoài mùa nắng nóng