For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Tác dụng của cây Xạ đen là gì, kỹ thuật trồng và chăm sóc

Tác dụng của cây Xạ đen là gì, kỹ thuật trồng và chăm sóc

Cây xạ đen được nhiều người tìm hiểu cách trồng và chăm sóc do loại thảo dược này có giá trị kinh tế cao, lại có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, bướu, u lành, mất ngủ, cao huyết áp, u xơ tử cung, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, suy nhược thần kinh….

Cách trồng cây xạ đen tuy không phức tạp, nhưng đòi hỏi các điều kiện sống cũng như phương pháp chăm sóc đặt biệt. Do vậy, bài viết này sẽ giúp bà con dễ dàng hơn trong việc nhân giống cây xạ đen.

Cây xạ đen là gì?

Xạ đen có các tên gọi khác là cây đông triều, cây ung thư, cây bách giải, cây bạch vạn hoa. Tên khoa học là Celastrus Hindsu benth. Là cây dây leo thân gỗ, sống lâu năm và mọc theo bụi hoặc xung quanh những cây lớn.

 

Cách trồng cây xạ đen

Cây có tên là xạ đen là vì khi chặt ngang thân sẽ chạy ra nhựa đen và phần vết cắt chuyển màu đen. Hoa màu trắng mọc ở đầu cành, quả màu vàng cam khi chín, kết thành những chùm nhỏ trông đẹp mắt.

Lá thu hoạch quanh năm, tuy nhiên có nhiều nơi trồng và thu hoạch vào tháng 10. Quả dùng làm thuốc dạng khô hoặc tươi.

Cây xạ đen mọc ở đâu?

Xạ đen là vị thuốc quý ở nước ta, mọc hoang hoặc trồng ở nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ ổn định như ở miền Bắc, nhất là tại khu vực Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Gia Lao, vườn quốc gia Cúc Phương, Ba Vì,….

Trên thế giới xuấ hiện ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc… ở độ cao 1000-1500m so với mặt nước biển.

Cây xạ đen có mấy loại?

Chỉ có một loại duy nhất là cây xạ đen, nhưng ở loại cây xạ lại có có 4 loại gồm: xạ vàng, xạ đen, xạ trắng và xạ đỏ.

Trong đó chỉ có mình xạ đen là có tác dụng chữa bệnh, còn 3 loại kia hoàn toàn không có. Vì vậy mọi người cần phân biệt rõ khi mua.

 

Cây xạ đen

Cách trồng cây xạ đen

Kỹ thuật trồng cây xạ đen không khó như mọi người vẫn nghĩ, là vị thuốc quý nhưng nếu năm được đặc tính sinh trưởng thì bạn có thể dễ dàng trồng ngày trong vườn nhà.

Điều kiện thời tiết

Xạ đen là cây ưa thời tiết mát mẻ chỉ phù hợp với khí hậu và chất đất ở vùng núi cao, có nhiệt độ thấp. Nếu chất đất, thổ nhưỡng không thích hợp, vẫn trồng được nhưng cây sẽ không phát triển.

Đất trồng xạ đen phải là loại đất thịt, đất đỏ, đất tơi xốp có độ ẩm thích hợp không quá khô mà càng không được ngập úng.

Thời vụ trồng

Thích hợp nhất là từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm.

Cách chọn giống

Với bất cứ loại cây nào khâu chọn giống cũng đều quan trọng. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng, cần chọn hạt giống to, mụ mẫm, đều và không sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng cây xạ đen

Có 2 cách là giâm cành hoặc gieo hạt. Nếu bằng hạt thì cần xử lý trước khi gieo trồng. Đầu tiên ngâm hạt giống với nước ấm khoảng 25 phút, sau đó vớt ra trộn đều với cát rồi tiến hành gieo.

Nếu trồng trên ruộng phải lên luống rộng 90cm, cao 90-100cm để tránh ngập úng. Sau đó làm đất thật nhỏ, tạo lỗ rồi gieo hạt vào.

Lưu ý sau khi gieo, phủ một lớp đất mỏng lên miệng lỗ hạt, nhưng không được quá dày khiến hạt không thể nảy mầm. Hạt sẽ này mầm sau 5-7 ngày.

Nếu chọn phương thức cách giâm cành thì phải chọn cành giống khỏe. Cần dùng thuốc kích thích mọc rễ để cành nhanh mọc, đảm bảo sức phát triển của cây được tốt hơn.

Chăm sóc cây xạ đen

Sau khi trồng phải đảm bảo tưới đủ ẩm, bón phân và làm cỏ thường xuyên để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Xạ đen là loại cây rất ít bị sâu bệnh tấn công nên hầu như không cần đến thuốc bảo vệ thực vật trong việc phòng ngừa các bệnh gây hại.

 

Cây xạ đen có tác dụng gì

Tác dụng của cây xạ đen

Y học hiện đại đã công nhận công dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, điển hình là công trình nghiên cứu của Giáo sư Lê Thế Trung. Ngày nay cây xạ đen đã được sử dụng phổ biến trong y học hiện đại.

Y học cổ truyền cũng nhận định rằng xạ đen có tính hàn, vị đắng, công dụng điều trị hiệu quả chứng mụn nhọt, giải độc, tiêu viêm, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng, hỗ trợ điều trị ung thư, tăng sức đề kháng cơ thể và hạn chế sự phát triển của khối u.

Cây xạ đen chữa bệnh gì?

1. Điều trị ung thư gan

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, xạ đen có khả năng điều trị ung thư gan, ung thư đường ống dẫn mật, ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát.

Hãy dùng 50g xạ đen khô, 20g hoàng cầm râu 20g và 40g bạch hoa xà sắc với 1,5 lít nước cho đến khi còn 1 lít nước thì chắt ra dùng.

2. Điều trị u bưới, u lành

Những người bị bướu cổ hoặc u lành có thể dùng 100g lá xạ đen tươi sắc cùng với 1 lít nước để dùng hàng ngày.

3. Điều trị bệnh gan

Gan có vai trò chuyển hóa các chất và lọc độc tố vô cùng quan trọng. Mỗi ngày, gan phải xử lý rất nhiều độc tố trong cơ thể thông qua quá trình sinh hóa.

Do phải hoạt động công suất lớn khiến tế bào gan bị dồn ép từ đó gây ra các tổn thương và xuất hiện một số bệnh lý như:

Bệnh xơ gan

Xạ đen có tác dụng điều trị xơ gan do khả năng hạn chế hình thành các mô xơ, mô sẹo ở gan.

Men gan cao

Xạ đen có khả năng kiểm soát 2 loại men gan trong cơ thể đó là LDH và GGY.

Viêm gan A, B và C

Xạ đen chứa hoạt chất giúp kháng virus hoàn hảo, hiện nay đang được dùng phổ biến trong điều trị bệnh viêm gan A, B và C.

Bên cạnh đó, xạ đen còn khả năng kháng các loại vi sinh vật đơn và đa bào nên có thể dùng để ngăn chặn nhiều loại vi khuẩn, virus khác.

Gan nhiễm mỡ

Sử dụng xạ đen trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ thường dựa trên cơ chế ức chế quá trình lipid tăng cao.

Gan nhiễm mỡ là hiện tượng gây ra bởi nhiều nguyên nhân như bệnh nghiện rượu, béo phì, phẫu thuật, rối loạn di truyền, tiểu đường… nên việc sử dụng xạ đen chỉ có tác dụng một phần, cần yêu cầu người bệnh phải có phương án kiêng kị cụ thể.

Bài thuốc trị gan nhiễm mỡ gồm 50g xạ đen khô, 30g cà gai leo và 10g cây bá bệnh. Tất cả rửa sạch, sắc với nước rồi chia ra uống vài lần trong ngày.

4. Giải độc, mát gan

Từ xa xưa dân gian đã quan niệm xạ đen là loại thảo dược có tác dụng làm mát gan, thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Nhất là khả năng loại bỏ các nốt mụn xấu xí do cơ thể bị nóng trong.

Bạn chỉ cần dùng xạ đen khô đun nước uống hàng ngày mang lại hiệu quả bất ngờ.

5. Điều trị u xơ tử cung

Đối với chị em bị u xơ tử cung, hãy dùng lá xạ đen khô rửa thật sạch, cho vào bình hãm nước sôi uống mỗi ngày. Dùng thay thế cho nước lọc sẽ giúp ngăn chặn u xơ tử cung và các bệnh ung.

6. Điều trị cao huyết áp

Xạ đen được dùng để ổn định huyết áp kết hợp điều trị cao huyết áp rất tốt. Dùng phần phần thân và lá thái thành các khúc nhỏ, để tươi hoặc phơi khô đều được, sắc với 1,5 lít nước uống hàng ngày.

7. Điều trị bệnh mất ngủ

Những người bị mất ngủ, khó ngủ có thể dùng xạ đen để ổn định giác ngủ, giúp ngủ ngon hơn. Bằng cách lấy lá rửa sạch, phơi khô vài ngày rồi sắc với nước uống.

8. Cầm máu, trị bệnh ngoài da

Sử dụng xạ đen điều trị mụn nhọt, ngứa, ghẻ lở cực kì hiệu quả. Nhờ thành phần có chất kháng khuẩn, chống lở loét, viêm nhiễm rất tốt.
Với những vết thương chưa lành do lở loét, nhiễm trùng, viêm nhiễm có thể dùng xạ đen để giảm đau và cầm máu.

Hãy dùng 3-4 lá xạ đen tươi rửa sạch giã nát hoặc nhai nhỏ rồi đắp trực tiếp lên vết thương mỗi ngày. Chỉ sau vài ngày bệnh sẽ khỏi.

9. Điều trị tiểu đường

Những ai đang bị tiểu đường sử dụng lá cây xạ đen sẽ đem tới hiệu quả bất ngờ. Hãy dùng vài lá xạ đen đã được rửa sạch phơi thật khô hoặc dùng loại tươi sắc cùng với nước để uống thay nước lọc mỗi ngày.

10. Chữa suy nhược thần kinh

Xạ đen có công dụng suy nhược thần kinh rất tốt. Nhờ khả năng điều trị hoa mắt, chóng mặt, tăng cường tuần hoàn máu cho não.

11. Trị máu nhiễm mỡ

Những người bị máu nhiễm mỡ hoàn toàn có thể hạn chế tình trạng bệnh hoặc phòng ngừa bằng cách sử dụng lá xạ đen đun nước uống thay nước hàng ngày.

Hình ảnh cây xạ đen

Hình ảnh cây xạ đen

Cách dùng cây xạ đen

Liều lượng kết hợp dùng giữa thân và lá xạ đen cụ thể như sau:

  • Lá xạ đen: ………… 25g
  • Thân xạ đen: ………… 50g
  • Nước: ………… 1,5 lít

Đun sôi nhỏ lửa 15 phút hoặc hãm trà 30 phút. Chắt nước uống trong ngày, nên dùng nóng sẽ thơm ngon hơn.

Đối với người bị u gan, ung thư phổi, sơ gan cổ trướng kết hợp thêm các vị bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo tỷ lệ như sau:

  • Cây xạ đen (Cả lá và thân): ………… 30-40g
  • Cây bạch hoa xà thiệt thảo: ………… 30g
  • Cây bán chi liên: ………… 15g

Tác dụng phụ của cây xạ đen

Trong quá trình sử dụng cây xạ đen cần chú ý một số tác dụng phụ như: Cảm thấy nhức đầu nhẹ, đi ngoài loãng và đau bụng… Một số trường hợp người bị đầy bụng, khó tiêu… Tuy nhiên các triệu chứng trên sẽ biến mất sau vài tuần dùng.

Theo các chuyên gia cho biết người bị khối u không nên sử dụng xạ đen vì có thể gây ra tác dụng phụ.

Những người gặp vấn đề về tiêu hóa cũng hạn chế sử dụng bởi rất dễ gây ra các biến chứng, ngộ độc liên quan đến các đường tiêu hóa gây buồn nôn, đau bụng…

Cách nhận biết cây xạ đen

Rất nhiều người nhầm lẫn cây xạ đen với cây xạ vàng, do xạ vàng không có giá trị dược tính nên khi mua cần quan sát cẩn thận hoặc nắm rõ các đặc điểm của cây tươi, sau khi sao khô hoặc khi đã sắc thành nước uống.

Phân biệt cây xạ đen với cây xạ vàng

Phân biệt cây xạ đen với cây xạ vàng

Nhận biết cây xạ đen lúc còn tươi

Cây xạ đen thật thuộc loại cây thân gỗ nhỏ với kích thước bằng chiếc đũa ăn gia đình, thân to nhất cũng chỉ cỡ ngón chân cái người trưởng.

Cây thành thường mọc theo bụi, khóm mà không đơn lẻ. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là khi cắt thân cây chảy ra nhựa đen giống với mầu của mực.

So với xạ vàng, đỏ hay trắng thì lá xạ đen dày hơn và có răng cưa, có đổi sắc theo độ non già, lá non có màu đỏ tía giống màu lá tía tô, càng già dần xanh thâm và dày hơn. Khi vò nát lá cũng chảy ra nhựa màu đen.

Nhận biết cây xạ đen phơi khô

Khi phơi khô lá xạ đen có mùi thơm nhẹ, không bị giòn và vụn như xạ vàng và đỏ.

Thân xạ đen khô có mùi thơm khi ngửi, có màu đen do nhựa chảy ra tại vân gỗ trong quá trình thái, chặt.

Còn lá xạ vàng khi được phơi khô khá giòn, không được dai như lá xạ đen. Khi vò rất dễ bị vụn nát. Quan sát thấy thân cây rỗng màu trắng. Đặc biệt, lá không có mùi thơm đặc trưng, mà ngai ngái.

Nhận biết cây xạ đen qua nước sắc

Cây xạ đen (cả thân và lá) có nước màu nâu đậm sau khi sắc. Khi uống có vị ngọt nhẹ.

Nước xạ vàng nước màu vàng nhạt sau khi sắc. Uống vào thấy mùi ngái, không thơm như nước xạ đen.

Nguồn: fao.org.vn

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top