For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.

Tag: Lối Sống Tối Giản

Danshari – Phong Cách Sống Càng Đơn Giản Càng Hạnh Phúc

Danshari – Phong Cách Sống Càng Đơn Giản Càng Hạnh Phúc

Danshari là phong cách sống Nhật Bản, theo đuổi chủ nghĩa loại bỏ tối đa những thứ không cần thiết để tập trung dành không gian cho những gì quan trọng nhất. 

Chữ Danshari bắt nguồn từ ba ký tự kanji – Dan (từ chối), Sha (vứt bỏ), và Ri (tránh xa). Ba từ này hàm ý rút gọn, loại bỏ các vật chất và phi vật chất trong cuộc sống. Nhà cửa bề bộn khiến chúng ta mệt mỏi, nó cũng có nghĩa rằng bạn sẽ phải liên tục sắp xếp lại đồ đạc mỗi khi nó bừa bộn. Nó tiêu tốn thời gian và cả tâm trí của chúng ta.

Phong cách này bắt đầu được nói nhiều đến vào khoảng năm 2010-2011 ở Nhật, đặc biệt sau khi thảm hoạ động đất sóng thần đột ngột cướp đi hàng ngàn sinh mạng, khiến nhiều người đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống.

Hiện nay, phong cách sống này đã và đang là trào lưu cho những người trẻ trong độ tuổi 20-30 không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở phương Tây, những kẻ ưa trải nghiệm và mong muốn có cuộc sống tự do phóng khoáng, muốn giải phóng mình khỏi tất cả những vướng bận đời thường. 

Dan - Từ chối

Từ chối đem về nhà những vật dụng không cần thiết, bằng cách:

  • Giảm thiểu mua sắm: chỉ mua những gì thật sự cần thiết, giảm thiểu tác động tới môi trường từ những hành vi tiêu thụ của mình, và giảm thiểu ảnh hưởng lên cuộc sống của những người khác
  • Tìm các món quà thay thế thay vì đi mua quà: trao đổi quà từ những đồ có sẵn, thay vì tặng quà thì tặng một buổi dạo bộ trò chuyện với nhau, yêu cầu tặng đồ từ thiện cho một ai/tổ chức nào đó thay vì nhận quà.
  • Xoá bỏ thư từ rác: Không tuỳ tiện cung cấp thông tin cho các cửa hàng, không đăng ký nhận thư từ các tạp chí online, thanh toán qua mạng càng nhiều càng tốt để tiết kiệm thời gian và giấy tờ, v.v…
  • Từ chối hàng miễn phí nếu mình không thật sự cần đến: một cái bút chỗ này, một gói xà phòng chỗ kia, … nhiều khi tiếc “của” cứ nhặt về rồi lại vứt xó!

Sha - Vứt bỏ

Vứt hết những thứ lỉnh kỉnh vướng víu trong nhà:

  • Mỗi ngày trừ khử ít nhất một đồ vật: một đôi tất lâu lắm rồi không dùng đến, một cuốn sách mua về chẳng buồn mở ra đọc lần nào, một cái áo không vừa nữa,… Thiếu gì thứ để thanh trừng! Vừa có ích cho người khác, vừa đỡ phải dọn dẹp. (Mà rất nhiều món hoàn toàn có thể dùng làm quà tặng được!)
  • Giải phóng tủ quần áo: giữ lại những món đồ bạn hay dùng đến nhất và cho/bỏ đi những món cả năm không sờ đến.
  • Điều chỉnh lại dụng cụ bếp: tương tự như tủ quần áo, hãy xem lại những dụng cụ bếp bạn gần như không dùng đến để cho đi.

Ri-Tránh xa

Tránh xa cám dỗ mua sắm vật chất:

  • Nói lời tạm biệt với chúng (Jay còn viết hẳn lá thư chia tay đẫm nước mắt, bắt đầu bằng: “Đồ vật yêu quý,….”)
  • Nâng niu quan điểm “vừa đủ”
  • Trân trọng không gian hơn đồ vật

Một số người chọn Danshari để, sau khi rũ bỏ vật chất, những điều họ thật sự thích và trân trọng sẽ có cơ hội “hiện lên” trong cuộc đời, chẳng hạn như gặp gỡ giao du với bạn bè hay đi du lịch thay vì mua sắm liên miên và mang về nhà cả những thứ mình không thật sự cần hay thích.

Còn bạn, bạn có nghiệm ra được giá trị cốt lõi mà phong cách sống này mang lại, cũng như cảm thấy nó thú vị và mong muốn hướng tới nó? 

Xem Thêm

2 lầm tưởng phổ biến trong lối sống tối giản

2 lầm tưởng phổ biến trong lối sống tối giản

Bạn sẽ nghĩ đến điều gì đầu tiên khi nhắc đến từ Lối sống tối giản? Những trang phục đơn giản? Đồ trang trí màu trắng? Căn phòng gần như không có nội thất? Lối sống tối giản có thể là những điều còn hơn như thế. Không chỉ dựa trên những biểu hiện vật chất bên ngoài; nó còn liên quan đến tinh thần và cảm xúc của con người. Để hiểu được tối đa chủ nghĩa tối giản, ta cần nhìn nhận từ góc độ tổng thể chứ không chỉ góc độ vật chất.

Lối sống tối giản thực chất là việc đánh giá lại các ưu tiên để bạn có thể loại bỏ những thứ dư thừa và không cần thiết - tài sản, hành vi, mối quan hệ, hoạt động, và tập trung vào những điều thực sự đem lại giá trị cho cuộc sống của bạn.

Khi lối sống tối giản trở nên nổi tiếng, được chấp nhận rộng rãi hơn, thì đồng nghĩa với việc không thể tránh khỏi những lầm tưởng hay quan niệm sai lầm về những gì chủ nghĩa tối giản. Vậy những lầm tưởng phổ biến nhất của chủ nghĩa tối giản hiện nay là gì?

Tối giản là chỉ sở hữu ‘X’ đồ vật

Chủ nghĩa tối giản thực sự mang tính cá nhân hơn là một luật lệ hà khắc chung bắt buộc mọi người phải tuân theo nó. Không có tiêu chuẩn nào yêu cầu bạn phải đặt ra một giới hạn, một con số tối đa cho những thứ mà bạn sở hữu hoặc áp dụng một lối sống cụ thể để gọi là một người sống tối giản. Chủ nghĩa tối giản xuất hiện trong nhiều màu sắc khác nhau, và không có hai người theo chủ nghĩa tối giản nào giống hệt nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng của họ là như nhau.

  • Chỉ giữ lại những thứ thêm vào cuộc sống hạnh phúc, giá trị, mục đích, và tự do. Từ bỏ những thứ khác không cần thiết, điều này bao gồm cả mặt vật chất (quần áo, giấy tờ) và những mặt phi vật chất (những mối quan hệ tồi tệ, cảm xúc tiêu cực như lo âu, lo lắng, những thói quen xấu và những cam kết không cần thiết)
  • Tập trung vào những thứ đơn giản mà chúng ta không thể sống thiếu, thay vì đặt câu hỏi rằng mình có thể sống ít ỏi như thế nào. Sống tối giản nên là một niềm vui chứ không phải sự tước đoạt
  • Trở nên có ý thức và biết suy nghĩ hơn về mọi thứ, như: con người, những trải nghiệm và những tình huống hằng ngày, để cuộc sống của ta có nhiều mục đích hơn

Tối giản là sống với sự tước đoạt

Chủ nghĩa tối giản ở cấp độ cá nhân được mô tả tốt nhất bằng từ "lagom" của Thụy Điển. Lagom được định nghĩa là “đầy đủ, vừa đủ, vừa phải”. Nó cũng được dịch rộng rãi là “một cách điều độ”, “cân bằng”, “đơn giản hoàn hảo” và “phù hợp”. Ở đây không hề có từ ám chỉ đến từ “thiếu hụt” và chắc chắn cũng không có dư thừa do tiêu thụ quá mức. Tối giản cũng giống như rót trà vào cốc. Quá ít trà sẽ không thể đáp ứng nhu cầu, và quá nhiều sẽ dẫn đến một cốc trà tràn đầy đòi hỏi thời gian và công sức để dọn sạch.

Một hiểu lầm phổ biến về sự tối giản và đơn giản là nếu bạn có rất ít hoặc không có gì, bạn đang sống cuộc sống như một người tối giản. Một số người có thể nói, tôi chưa bao giờ có nhiều tiền và không sở hữu nhiều tài sản, vì vậy tôi đoán tôi là người tối giản. Có thể điều này là đúng, nhưng chủ nghĩa tối giản là việc sống một cách có chủ ý và có ý thức hơn là việc thiếu thốn về tài chính và sở hữu ít tài sản. Nó nên là một lựa chọn có ý thức hơn là một cái gì đó buộc chúng ta phải làm theo.

Trọng tâm của chủ nghĩa tối giản không nên tập trung vào những thứ mang tính vật chất. Một số người trong chúng ta có thể sống với ít tài sản, vì nó phù hợp với lối sống và nhu cầu của chúng ta; những người khác lại thấy rằng thư viện với ba trăm cuốn sách khiến họ tìm thấy nhiều niềm vui và niềm cảm hứng. Nếu bạn là người yêu sách, việc loại bỏ tất cả những cuốn sách của bạn có thể sẽ khiến bạn rất buồn, và điều đó hoàn toàn trái ngược với những gì chủ nghĩa tối giản hướng đến. Chủ nghĩa tối giản là tập trung vào những gì cần thiết cho hạnh phúc và sự thỏa mãn của chúng ta.

Có một giới hạn, cả về thể chất và tình cảm, những tài sản và những thứ không quan trọng có thể cung cấp cho chúng ta. Mua một ngôi nhà trị giá 100.000 đô la có thể khiến tôi rất hạnh phúc. Mua một ngôi nhà trị giá 500.000 đô la không nhất thiết sẽ khiến tôi hạnh phúc hơn gấp năm lần. Sau một thời điểm nhất định, thu nhập và tài sản bổ sung không mang lại sự thay đổi đáng kể và tương ứng với mức độ hạnh phúc của chúng ta; trong thực tế, trong nhiều trường hợp, kết quả là chỉ số hạnh phúc lại giảm đi. Tương tự, ít sở hữu hơn không có nghĩa là ít hài lòng hơn. Có ít hơn, nhưng có những thứ phù hợp, có thể mang lại sự thỏa mãn hơn. Nó không phải là quá nhiều về số lượng, nhưng nhiều hơn về chất lượng.

Như với hầu hết tất các mong muốn và nỗ lực trong cuộc sống, mục tiêu hay đích đến cuối cùng đều là đạt được sự hạnh phúc. Có rất nhiều con đường và lựa chọn hướng tới hạnh phúc. Dọn dẹp sự bừa bộn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và sống tối giản bằng cách tập trung vào các yếu tố cần thiết giúp bạn nhìn rõ con đường đó hơn và đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn hơn. Cốt lõi của chủ nghĩa tối giản chính là tập trung vào niềm vui và mục đích. Nó cũng là một công cụ giúp chúng ta có được tự do, thoát khỏi những choáng ngợp, từ những thứ không quan trọng, từ văn hóa tiêu dùng, từ sự lộn xộn tinh thần, từ sự tắc nghẽn cảm xúc và các mối quan hệ tiêu cực, từ nợ nần và những theo đuổi không mang lại niềm vui. Nó tạo điều kiện cho tự do hiện hình và một cuộc sống phi thường chúng ta có thể đạt được. Đây mới là sự tối giản!

Nguồn: http://www.livewellwithless.com/blog/?p=1438

Xem Thêm

Không mua quần áo quá 100 ngàn, mẹ trẻ tiết kiệm được hơn 5 tỷ đồng

Không mua quần áo quá 100 ngàn, mẹ trẻ tiết kiệm được hơn 5 tỷ đồng

Đây là câu chuyện hoàn toàn có thật của chị Hannah Klose, 36 tuổi, phát thanh viên ở Brisbane, nước Úc. Làm thế nào mà bà mẹ trẻ này lại có thể có được 1 lối sống tối giản đến mức “hiệu quả” thế này? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Ở một đất nước mà mức sống của người dân được đánh giá rất cao, làm thế nào Hannah lại có thể thực hiện lối sống tối giản như thế? Không chỉ thực hiện được, bà mẹ trẻ còn chứng minh cho mọi người thấy rằng cô đã và đang làm rất tốt.

"Tôi đã tiết kiệm được rất nhiều tiền trong cuộc đời bằng việc mua đồ cũ. Tôi không chi một món nào quá 5 AUD cả (khoảng 100 ngàn đồng). Tôi cảm thấy không thoải mái lắm khi đi vào các khu trung tâm mua sắm hay trung tâm thương mại.", Hannah chia sẻ trên The Sun.

Hannah Klose cũng không ngần ngại chia sẻ bí quyết tiết kiệm tiền khá “độc lạ” của mình: Đó là chỉ mua đồ lót mới, còn quần áo toàn bộ mua đồ rất rẻ hoặc đồ second hand.

Phát thanh viên người Australia cho biết, 99% số quần áo trong tủ đồ của gia đình cô đều được mua từ các cửa hàng đồ cũ. Và chính nhờ như vậy, mẹ trẻ đã tiết kiệm được gần 300.000 AUD (hơn 5 tỷ đồng) cho gia đình mình.

Mặc dù hầu hết trang phục của Hannah đều được mua về từ cửa hàng quần áo cũ nhưng cô nàng trông vẫn rất “trendy” với phong cách ăn mặc của mình. Nhờ khả năng phối đồ, chọn phụ kiện rất tốt, không ai có thể đoán biết giá trị thực sự trên những bộ quần áo cô mặc.

Toàn bộ số tiền tiết kiệm được từ lối sống tối giản này đã được mẹ trẻ dùng để chi trả các khoản vay, đi du lịch và tham gia các hoạt động từ thiện. Cô cùng chồng và con gái đã có những trải nghiệm tuyệt vời khi cùng nhau đi tới nhiều nơi như Pháp, Anh, Italia, Thái Lan, New Zealand…

"Tôi luôn luôn nói với mọi người rằng: Bạn muốn dùng tiền để mua quần áo mới hay đi du lịch khắp thế giới và trải nghiệm cuộc sống mới? Tôi muốn có một cuộc sống tốt hơn, đi vi vu khắp nơi và sở hữu một ngôi nhà chứ không phải lãng phí tiền vào các trang phục đắt tiền", Hannah nói.

Đây cũng chính là một trong những cách hữu hiệu khi bạn muốn bắt đầu sống một lối sống tối giản. Theo một thống kê cho biết, chúng ta chỉ mặc khoảng 20% số quần áo mình có. Điều đó có nghĩa là nhiều người trong chúng ta có một tủ chất đầy quần áo nhưng phần lớn chúng là những món đồ chúng ta không còn thật sự thích nữa hoặc không còn phù hợp với chúng ta nữa.

Thế nên, hãy “mạnh dạn” dọn dẹp lại tủ quần áo của chính mình, dám bỏ đi những quần áo không thật sự cần thiết, cũng như đừng mua thêm nếu không thật sự cần.

Nếu bạn thấy tiếc những thứ bỏ đi, thì hãy nhớ rằng chỉ sau khoảng 1 tuần thôi là bạn sẽ không còn nhớ gì về chúng nữa. Nên nhớ, ngoài còn lại được một chiếc tủ trông “thông thoáng” và nhẹ nhàng hơn, chúng ta cũng không còn phải đau đầu vì câu hỏi “mặc gì bây giờ” vào mỗi buổi sáng.

Nguồn: https://vnexpress.net/doi-song/ba-me-tiet-kiem-bon-tien-nho-chi-mua-quan-ao-gia-re-3658665.html

https://trithucvn.net/doi-song/song-toi-gian-de-hanh-phuc-hon-7-cach-don-gian-de-bat-dau.html

Xem Thêm

Vì sao người Nhật không còn “ham muốn” với túi Louis Vuitton và những món đồ đắt đỏ?

Vì sao người Nhật không còn “ham muốn” với túi Louis Vuitton và những món đồ đắt đỏ?

Ở một đất nước phát triển như Nhật Bản, ngày càng có nhiều người muốn đơn giản hóa cuộc sống của mình đến mức tối giản nhất. Vì sao lại có sự tương phản như thế? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Vào những năm 2000, những món đồ hàng hiệu, đặc biệt là những chiếc túi mang nhãn hiệu LV chính là “thước đo” độ sành điệu của những người sống ở Tokyo, Nhật Bản. Hầu như phụ nữ nào cũng đều muốn mình sở hữu một chiếc túi hàng hiệu.

Bậc thầy thời trang của Nhật Bản, bà Fukuda đã lý giải rằng: trong các thương hiệu túi xách có tiếng ở châu Âu, Louis Vuitton chính là một trong những thương hiệu đẳng cấp nhất.

Phần khác, do tâm lý đám đông cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến ý thức mua sắm của họ. Khi mà những người phụ nữ, thậm chí là đàn ông thấy bạn bè hoặc những người xung quanh đều có, họ cũng sẽ muốn phải có theo.

Ngoài ra, nếu xét trên phương diện kinh tế học, nền kinh tế bong bóng của Nhật Bản sụp đổ sau năm 1990 đã gây ra những tác động đáng kể đến đời sống vật chất và kể cả đời sống tâm linh của người dân. Sau hơn một thập kỷ, khi mà nền kinh tế đã khởi sắc hơn, người Nhật Bản, đặc biệt là phụ nữ đã xem việc mua một chiếc túi yêu thích như là một phần thưởng mà mình đáng được hưởng thụ.

Tuy nhiên, chỉ 5 năm ngay sau đó, người ta không còn thấy sự xuất hiện trên phố của những chiếc túi LV xa xỉ nữa. Chưa hết, nếu bạn bị bắt gặp đang đi làm hay đi mua sắm với chiếc túi Louis Vuitton trên tay, bạn sẽ bị cho là “quê mùa” hoặc mọi người sẽ nghĩ rằng bạn là người ngoại quốc.

Theo như cuốn “Thời đại tiêu dùng lần thứ tư” của nhà xã hội học Atsushi Miura thì xã hội tiêu dùng ở Nhật Bản được chia làm 4 thời kỳ như sau:

Thời kỳ đầu : Sau Minh Trị Duy Tân

Đây là thời đại mà Nhật Bản chịu nhiều ảnh hưởng bởi các nước phương Tây, từ văn hóa cho đến lối sống. Cũng từ đó, các đô thị dần được hình thành.

Thời kỳ thứ 2: Sau Thế chiến thứ II đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở Trung Đông vào năm 1974:

Trong thời kỳ này, bắt đầu có sự xuất hiện của đồ gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, tivi,... Cuộc sống người dân cũng từ đây mà thay đổi nhiều và theo nhận xét của tác giả thì đây là thời kỳ chuyển đổi theo hướng từ không thành có.

Cũng trong thời đại thứ hai này,  phương châm sống của người dân Nhật Bản chính là “càng lớn hơn càng tốt”. Từ tivi, xe hơi cho đến nhà cửa,... tất cả đều phải thật hoành tráng, như vậy người ta mới có thể hạnh phúc hơn.

Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản tăng vọt và duy trì trên 9% trong 18 năm liên tiếp sau đó.

Thời kỳ thứ 3: Thời đại theo đuổi quyền sở hữu cá nhân

Thời kỳ này diễn ra trong vòng 30 năm, từ năm 1975 cho đến tận năm 2004. Câu slogan của nhãn hiệu đồng hồ Seiko Nhật Bản: “Quần áo mỗi ngày đều phải thay, lẽ nào đồng hồ không nên thay?” đã “dẫn lối” cho phong cách sống xa hoa tại đất nước hoa anh đào.

Thậm chí nhiều người đã thay đổi suy nghĩ của chính họ. Việc chạy theo những thương hiệu xa xỉ và đẳng cấp chính là xu hướng của thời kỳ thứ 3 này. Đây cũng chính là nguồn cơn cho sự ra đời những khao khát túi hiệu LV của những phụ nữ người Nhật.

Thời kỳ thứ 4: Thời đại thông minh internet

Thời kỳ tiêu dùng này của Nhật Bản bắt đầu vào năm 2005, khi mà sự giao tiếp của con người không chỉ đơn giản là qua thư từ hay điện thoại bàn. Thay vào đó, người dân đã dùng những phương tiện nhắn tin trên internet và kể cả mạng xã hội.

Đặc điểm nổi bật nhất trong thời kỳ này chính là người dân Nhật dần nhận ra sự vô nghĩa của việc chi tiền vào những thứ xa hoa đắt đỏ và bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc kết nối với mọi người. Họ nhận ra rằng, mối dây tình thân bền vững hơn những xa hoa vật chất.

Đỉnh điểm nhất chính là trong những năm gần đây, Nhật Bản bắt đầu giơ cao biểu ngữ “sống tối giản”. Mọi người dần vứt bỏ những thứ mình không còn sử dụng trong 6 tháng gần nhất và chỉ để lại những vật dụng hay dùng hằng ngày.

Thay vì mua xe sang hay nhà to, những người trẻ Nhật Bản lại chọn đầu tư cho chiếc điện thoại của mình. Nhật Bản đang dần trở thành một xã hội “không ham muốn” với chỉ số tiêu dùng đang ở mức suy thoái. Vậy, có thật sự tồn tại sự không ham muốn ở đất nước mặt trời mọc này?

Một cuộc khảo sát đã được thực hành và kết quả cho thấy, 74,7% người Nhật hoàn toàn hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Đáng bất ngờ hơn, lần khảo sát này lại cho ra kết quả cao nhất kể từ năm 1963.

Điều này cho thấy rõ được rằng, sự phát triển của thời đại không nhất thiết phải kéo theo những giá trị vật chất. Hạnh phúc và niềm vui đang dần được hình thành qua nhiều cách khác nhau mà trong đó, vật chất không còn là thứ hạnh phúc xa xỉ đáng mơ ước nhất. Mọi người đều trở nên đơn giản và biết tận hưởng niềm vui tinh thần.

Qua đây ta thấy được rằng, sống tối giản không chỉ đơn giản là đời sống vật chất mà kể cả suy nghĩ và tinh thần ta cũng phải tối giản nốt. Một khi đã thực hiện được phương châm “less is more”, chúng ta chắc chắn sẽ nhận ra được giá trị đích thực của cuộc sống này.

Nguồn tham khảo: https://vnexpress.net/doi-song/vi-sao-nguoi-nhat-ngay-nay-hiem-khi-xach-tui-louis-vuitton-3838165.html

Xem Thêm

Thói quen sử dụng “thời trang nhanh” đang giết chết hành tinh của chúng ta như thế nào?

Thói quen sử dụng “thời trang nhanh” đang giết chết hành tinh của chúng ta như thế nào?

“Thời trang nhanh” như vũ bão đã chiếm được vị thế trong ngành công nghiệp thời trang. Các nhà bán lẻ như H&M và Zara luôn liên tục đưa ra những phiên bản giá cả phải chăng của những mẫu thiết kế từ sàn diễn đến kệ hàng, và chúng ta thì luôn cảm thấy áp lực trong việc cần phải bắt kịp với những xu hướng.

Và mặc dù sự nhận thức đối với điều kiện lao động kém trong những nhà máy sản xuất thời trang nhanh đang có dấu hiệu được nâng cao, nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự xem xét về sự nguy hại mà ngành công nghiệp này đang tác động lên Trái Đất một cách nghiêm túc. Thời trang được cho là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm kinh khủng nhất thế giới, nằm ngang hàng cùng với ngành công nghiệp dầu mỏ và than đá.

Bộ phim tài liệu Fashion’s Dirty Secret, sản xuất bởi The Passionate Eye, nhấn mạnh vào những tác động đến môi trường bởi thứ chúng ta mặc hằng ngày. Người dẫn chương trình Stacey Dooley đã tới Kazakhstan để nghiên cứu về việc trồng bông đã làm cạn biển Aral như thế nào. Từ đó, bà ghé thăm Indonesia, nói các nhà máy dệt thải ra hoá chất độc hại vào nơi mà người ta gọi là dòng sông ô nhiễm nhất thế giới.

Lucy Siegle, một nhà báo điều tra về ảnh hưởng của thời trang lên môi trường, nói: “Chúng ta đang sản xuất hơn 100 tỷ sản phẩm may mặc từ sợi mỗi năm. Và Trái Đất không thể nào chịu nổi điều đó.”

Cho dù ở những nơi không trồng bông hay có những nhà máy dệt, việc liên tục mua và vứt đi những bộ quần áo vẫn có thể góp phần vào vấn nạn toàn cầu này.

Trong năm 2007, Kelly Drennan lập ra tổ chức Fashion Takes Action - tổ chức phi lợi nhuận duy nhất ở Canada tập trung vào việc thúc đẩy các hãng thời trang làm ra những trang phục bền hơn cũng như các khách hàng sẽ sử dụng quần áo trong một khoảng thời gian dài hơn. “Chúng tôi bắt đầu như một sự kiện gây quỹ để chứng minh tiềm năng của chất vải bền có thể được sử dụng trong thời trang cao cấp, nhưng chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng cần phải có một tổ chức để thúc đẩy phong trào thời trang bền vững.”

Những động thái hướng tới sản xuất thời trang bền vững

Vài hãng thời trang nổi tiếng nhất trong ngành công nghiệp thời trang nhanh đã nhận phải những phê bình về những trang phục thiếu bền vững, nhưng Drennan chú thích rằng đã có những động thái đang được thực hiện phía sau.

Sau sự sụp đổ của Rana Plaza vào năm 2013, rõ ràng là các công ty không hề biết được chuyện tồi tệ như thế nào tại các nhà máy sản xuất hàng may mặc của họ. “Sau đó, các công ty đã cố gắng đẩy mạnh tìm hiểu về chuỗi cung ứng của họ, và nhiều áp lực hơn đang được đặt lên các thương hiệu thời trang nhằm làm rõ tính minh bạch,” Drennan nói.

“Có vẻ vẫn chưa có nhiều thay đổi của các thương hiệu lớn về tính bền vững của sản phẩm, nhưng điều này là do nhiều công ty vẫn đang cố gắng tìm cách để truy lại chuỗi cung ứng của họ. Họ không thể minh bạch và ‘cho’ chúng ta thấy họ đang làm gì khi họ còn không hiểu trước tiên.”

Ngày nay, các thương hiệu đang phát triển các công nghệ mới. Các hệ thống gắn thẻ Blockchain và RFID (nhận dạng tần số radio) có thể được sử dụng để theo dõi quy trình sản phẩm vận chuyển qua chuỗi cung ứng để chúng có thể được truy lại từ nơi sản xuất đến kệ cửa hàng, nhưng các hệ thống này vẫn đang được nghiên cứu.

Các thương hiệu và nhà sản xuất có trách nhiệm đang tìm kiếm các loại hàng dệt khác thân thiện với môi trường hơn cotton. “Chúng ta đang hướng tới một khoảng cách lớn trong sợi vải trên toàn cầu, khi nhu cầu về sợi - đặc biệt là cotton - trở nên quá lớn. Cây gai dầu là một lựa chọn thay thế hấp dẫn vì nó là nguồn tài nguyên có thể tái tạo, cần rất ít thuốc trừ sâu và không loại bỏ các vi chất như sợi tổng hợp, ngoài ra nó còn hiệu quả hơn rất nhiều so với trồng bông.”

Các bãi rác tràn ngập chất thải thời trang

Chúng ta đã trở nên nghiện những món đồ thời trang giá rẻ và dùng ít lần. So với 2 thập kỷ trước, chúng ta mua sắm quần áo gấp 4 lần mỗi năm. Và sau cùng, phần lớn những món đồ thời trang nhanh đó lại nằm trong bãi rác.

Ở Canada, mỗi hộ gia đình vứt bỏ trung bình 46 kg hàng dệt may mỗi năm, chiếm khoảng 8 đến 12% các bãi chôn lấp của thành phố. Thật không may, thời trang nhanh sẽ không biến mất, và nếu chúng ta tiếp tục tiêu thụ nhiều quần áo như hiện nay, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ tiếp tục lãng phí thời trang.

Một số thương hiệu lớn đã đưa ra các chiến dịch trong nỗ lực giải quyết chất thải dệt may, và trong khi vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều, các bước nhỏ đang được thực hiện. “Sự hoàn hảo không tồn tại, nhưng sự tiến bộ thì có!” Drennan nói.

Bà khuyên rằng, hãy quyên góp tất cả mọi thứ - kể cả những chiếc quần lót cũ hay những đôi vớ cũ cũng có thể được truyền lại qua các cửa hàng tiết kiệm và thùng quyên góp. Cho dù chúng có thể không được bán lại, chúng vẫn có thể có ích và được sử dụng lại cho các mục đích khác như cách nhiệt, đệm và nhồi. Vì thế lần tới khi bạn dọn dẹp tủ quần áo, hãy quyên góp tất cả.

Chúng ta cần phải giảm bớt mua sắm

Để ngăn những rắc rối về rác thải, trước tiên cần phải điều chỉnh hành vi tiêu dùng. Để thay đổi thói quen mua sắm, hãy dùng phương pháp chụp một tấm ảnh của sản phẩm, tự nói với bản thân ‘Không hợp lý khi mua sản phẩm này’. Sau đó một khoảng thời gian, tìm lại sản phẩm đó. Nếu bạn vẫn muốn mua nó thì cứ việc. Nhưng một khi bạn đã trì hoãn được sự thúc đẩy mua một món đồ, thì sớm hay muộn bạn sẽ mất đi hứng thú với nó sau một khoảng thời gian.

Hãy cố gắng đừng để bị dũ dỗ vào những “thời gian sale giới hạn” trên những trang bán hàng online. Còn ở những cửa tiệm, còn đơn giản hơn, không nhìn, không quan tâm, không đi vào!

Các nhà sản xuất đang dần quan tâm đến độ bền của quần áo

Một số công ty tiên tiến và thậm chí các công ty thời trang cao cấp đang sáng tạo về tính bền vững. Ngay cả một số thủ phạm lớn nhất của thời trang nhanh cũng đang thực hiện những thay đổi đáng kể. Chẳng hạn, H&M đã tạo ra Giải thưởng Thay đổi Toàn cầu thông qua bởi Quỹ H&M phi lợi nhuận, đầu tư vào các công ty khởi nghiệp nhằm đổi mới và làm cho toàn bộ ngành thời trang bền vững hơn.

“Dường như sẽ có một sự thay đổi lớn, và chúng ta chỉ mới thấy được khởi đầu của những thay đổi này”, Drennan nói. “Những thương hiệu không thích ứng với việc cần phát triển tính bền vững trong sản phẩm sẽ không thể nào tồn tại được.”

Nguồn: https://bitly.com.vn/S6TXj

Xem Thêm

Tiết kiệm chi tiêu và thực phẩm bằng cách tối giản hoá chiếc tủ lạnh

Tiết kiệm chi tiêu và thực phẩm bằng cách tối giản hoá chiếc tủ lạnh

Tủ lạnh quả thực là một phát minh tuyệt vời giúp ích rất nhiều cho cuộc sống con người. Từ việc làm lạnh, làm đá, giữ và bảo quản thực phẩm, chúng gần như trở thành người bạn thân thiết của những ai đảm nhiệm trọng trách nội trợ trong gia đình.

Tuy nhiên, cũng chính vì lẽ đó mà chiếc tủ lạnh thường xuyên trong tình trạng hỗn độn với đầy ấp thực phẩm hoặc là những thứ cần được giữ lạnh. Và việc tối giản hoá không gian của tủ lạnh không chỉ giúp cho chúng trong sạch sẽ, gọn gàng hơn mà còn có thể giúp tiết kiệm chi phí cho bạn.

Vậy làm cách nào để tối giản hoá chiếc tủ lạnh của chúng ta?

1. Hãy kiểm tra thực phẩm trong tủ lạnh trước khi bước ra chợ

Điều này có nghĩa là trước khi bạn ra ngoài đi chợ hay đi siêu thị, hãy xem lại một lượt tủ lạnh và ngăn bếp của mình xem hiện đã có những nguyên liệu gì rồi. Đây là một thói quen rất tốt vì nó tránh cho bạn mua lặp lại những thứ mà mình đã có. Ngoài ra, mỗi lần xem xét lại thực phẩm tích trữ trong nhà cũng là một cơ hội để bạn tối giản bớt những món đã quá cũ, hết hạn, hoặc không còn dùng được nữa.

2. Chuẩn bị món ăn với những gì đã có

Hãy tận dụng những nguyên liệu thực phẩm vẫn còn trong tủ lạnh để chế biến thành những món ăn thơm ngon cho gia đình, thay vì phải mua về nhiều thứ hơn và chuẩn bị cho một món ăn đặc biệt nào đó. Tất nhiên, bạn vẫn có thể mua thêm nhưng hãy dành nó vào một dịp khác khi mà thật sự cần. Điều này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí và cả tránh lãng phí thực phẩm còn có thể sử dụng.

3. Lập kế hoạch ăn uống cho cả tuần 

Không cần phải quá tỉ mỉ hay chi tiết, bạn chỉ cần liệt kê ra những món ăn dự định sẽ làm cho các ngày trong tuần và từ đó việc đi chợ cũng như cân đối về dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tránh lặp lại những món ăn đã nấu vào tuần trước và chuẩn bị được nhiều món ăn mới lạ hơn, kích thích vị giác cho cả nhà.

4. Luôn liệt kê rõ các thực phẩm cần mua khi đi chợ

Chúng ta thường có thói quen mua một thứ gì đó vì nghĩ rằng "sẽ có lúc cần đến nó" hoặc "thể nào cũng cần đến nó, đây chính là lý do khiến chúng ta lãng phí và dẫn đến vun tay quá trớn. Việc đi chợ với danh sách những sản phẩm cần mua rõ ràng sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tránh lấy thêm những thứ không cần thiết. 

 

5. Ghi chú lại ngày hết hạn của thực phẩm trên bao bì

Với nhóm thực phẩm thường để lâu hơn trong tủ lạnh như trứng, sữa, nước quả…, việc ghi rõ ngày hết hạn trên bao bì là rất quan trọng để các thành viên trong gia đình chú ý và tích cực sử dụng thực phẩm trong hạn định, tránh lãng phí. Thông thường những sản phẩm này đã có in ngày hết hạn trên bao bì rồi nhưng chữ in thường rất nhỏ, bởi vậy, nên chủ động ghi lại chữ lớn hơn ngay trên nắp hoặc thân bao bì.

6. Sắp xếp tủ lạnh khoa học hơn

Tuân thủ quy tắc "nhỏ trước lớn sau" sẽ giúp bạn dễ quan sát được các thực phẩm đang có và tránh được việc lãng quên chúng. Đồng thời hãy chia khu vực riêng biệt cho từng nhóm thực phẩm như bánh kẹo, rau củ, trái cây, thịt cá... Việc này không chỉ tốt cho sức khoẻ của bạn mà còn giúp bạn dễ dàng biết được bạn đang có những loại thực phẩm nào và cần mua thêm những gì.

Với 6 gợi ý trên, House of Chay hy vọng rằng chúng sẽ giúp bạn giữ cho chiếc tủ lạnh luôn gọn gàng, ngăn nắp cũng như là  tiết kiệm chi phí thực phẩm cho gia đình nhỏ của chính bạn.

Xem Thêm

Bớt tập trung vào của cải vật chất, bạn sẽ dễ dàng phát triển sự nghiệp

Bớt tập trung vào của cải vật chất, bạn sẽ dễ dàng phát triển sự nghiệp

Thử hình dung xem, nếu bạn chỉ có 5 bộ quần áo, chén đũa muỗng đủ dùng cho mỗi thành viên trong gia đình. Hằng ngày, thứ chi phối bạn không còn là những trang mạng xã hội, trang web mua sắm online, ứng dụng hẹn hò nhanh,... Thay vào đó, bạn chú tâm đọc cho hết quyển sách, hoặc luyện tập một đam mê khác của mình.

Những điều đó là hoàn toàn có thể nếu bạn quyết định chọn sống một lối sống tối giản. Một căn nhà thật to, với đầy đủ tiện nghi, có chỗ đậu xe hơi, trong nhà chứa nhiều đồ đạc cồng kềnh và quý giá,... không còn quá quan trọng đối với bạn.

Thay vào đó, bạn bắt đầu tìm và chọn cho mình một căn nhà cỡ vừa đủ, có không gian sinh hoạt kết hợp lại càng tốt. Đồ đạc trong nhà cũng “tuân thủ” theo chủ nghĩa tối giản, không cần quá nhiều, chỉ cần vừa đủ.

Những lần mua sắm quần áo, giày dép đắt tiền hay trang sức xa xỉ sẽ được thay bằng việc tìm mua những loại trang phục có độ bền cao, tính thời trang dễ ứng dụng trong nhiều trường hợp. Cảm thấy không cần thiết, đã có rồi hoặc chưa đến lúc thay cái mới, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi mua.

Đó chính là những tư tưởng của một người đi theo lối sống tối giản. Thật ra để sống tối giản, không hề khó vì lối sống này đã từng được áp dụng từ lâu, được biết nhiều qua đời sống của các bậc tu trì, những nhà lãnh đạo tôn giáo. Mục đích chính của họ là ngừng việc tập trung vào của cải, vật chất và sống với lý tưởng của mình.

Lối sống tối giản cũng ngày càng được lan rộng và đón nhận bởi nhiều người, thuộc nhiều thành phần trên khắp thế giới, không phân biệt màu da, tuổi tác, giới tính, tôn giáo,... Đặc biệt, sống tối giản đang trở thành trào lưu được ưa chuộng bởi giới kinh doanh tại các nước phát triển như Hoa Kỳ và một số quốc gia châu Âu.

Câu chuyện sau đây của một cô gái trẻ sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tác dụng của lối sống tối giản đối với sự nghiệp của bạn.

Strobel, một cô gái trẻ sau một thời gian đi làm, cô nhận thấy mình dần bị mất thăng bằng trong cuộc sống. Hàng ngày, ngoài 10 tiếng làm việc và gặp khách hành, cô còn phải dành thêm 2 tiếng đồng hồ để di chuyển. Strobel dần cảm thấy mệt mỏi với công việc hiện tại, cô không còn nhìn thấy mục tiêu trong cuộc sống của chính mình.

Gia đình đã khuyến khích cô nàng nên tìm hiểu và đi theo lối sống tối giản. Họ đã quyết định bán đi căn nhà hiện tại và di chuyển đến sống trong một căn nhà nhỏ hơn. Đồ đạc trong nhà cùng quần áo không cần thiết cũng được mang đi thanh lý bớt, chỉ những lại những món cần thiết.

Từ ngày bắt đầu sống tối giản, Strobel nhận thấy chi phí sinh hoạt của gia đình có dấu hiệu giảm dần. Điều này cũng đồng nghĩa rằng cô không cần phải gồng mình lên để làm việc quá sức nữa. Nhờ vậy, cô nàng có nhiều thời gian dành cho bản thân, cho sở thích viết sách và nhiếp ảnh của riêng mình.

Sống tối giản không hề đồng nghĩa với việc sống khắc khổ. Sống tối giản giúp con người trở nên nhẹ nhàng và vui vẻ hơn, biết học cách chấp nhận những thứ mình có và dành nhiều thời gian cho những giá trị bên trong tâm hồn. 

Áp dụng lối sống tối giản dài lâu, bạn sẽ có được nguồn năng lượng tích cực, giúp trở nên nhẫn nại hơn khi đối diện với những vấn đề trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Cũng như Strobel, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều người bị hoang mang giữa nhiều lựa chọn. Sự trì trệ và chán nản không những mang lại nguồn năng lượng tiêu cực, mà còn khiến chúng ta dễ thất bại hơn.Theo Marie Kondo - tác giả cuốn The life - Changing magic of tyding up, chúng ta cũng nên dọn sạch tâm trí của mình để chừa chỗ đón những luồng suy nghĩ mới, những suy nghĩ có ích , tạo cơ hội cho chính bản thân ta.

Sống tối giản dần trở nên như phong cách sống của giới thượng lưu. Tỉ phú Mark Zuckerberg - cha đẻ Facebook, chỉ có những chiếc áo phông xám giống hệt nhau trong tủ đồ của mình. Theo Mark, tối giản trong phong cách ăn mặc chính là phương pháp hiệu quả giúp tiết kiệm năng lượng và thời gian dành cho việc chọn đồ. 

Thiết nghĩ, lối sống tối giản có thể đem lại nhiều thành công hơn trong công việc về mặt thu nhập bởi lối sống này hướng con người tới những giá trị cốt lõi hơn của cuộc sống như thời gian, tình yêu và gia đình v.v…

Chính vì thế, hãy thử tạo cho mình một lối sống tối giản để cảm nhận cuộc sống rõ hơn bạn nhé. 

Tham khảo: https://blog.generali-life.com.vn/cuoc-song-tuoi-dep/song-khoe/song-toi-gian-va-tac-dung-khong-ngo-voi-phat-trien-su-nghiep/

Xem Thêm

Chủ nghĩa tối giản là mốt nhất thời hay nó thực sự có thể giúp bạn giải quyết tất cả các vấn đề tài chính?

Chủ nghĩa tối giản là mốt nhất thời hay nó thực sự có thể giúp bạn giải quyết tất cả các vấn đề tài chính?

Chủ nghĩa tối giản chính là đơn giản hóa tất cả mọi thứ trong cuộc sống, không chỉ về vấn đề vật chất, tinh thần mà còn về cả những gánh nặng tài chính. Bạn đã từng “chóng mặt” khi thống kê lại số tiền dùng cho những khoản không cần thiết luôn ở mức “vượt trội”? 

minimalist-living

Minimalism đang là một trong những cụm từ “viral” hiện nay. Chúng ta có thể dễ dàng thấy “tối giản” trong bất kỳ chủ đề nào, xung quanh cuộc sống mỗi ngày. 

Đã có nhiều tài liệu nói về việc lối sống tối giản có thể giúp thay đổi cuộc sống của bạn và kể cả giúp bạn thoát khỏi những thiếu thốn tài chính. Nhờ vậy, bạn có thêm thời gian để cải thiện và phát triển các mối quan hệ cá nhân của mình. 

Nói về triết lý sống tối giản có nghĩa là loại bỏ những vật không cần thiết, tránh suy nghĩ “sở hữu cả thế giới”. Từ đó, bạn có thể suy nghĩ được cách làm thế nào để “giải phóng” chính cuộc sống của mình về mặt tài chính. 

Mặc dù trông có vẻ như một kiểu mốt nhất thời, tuy nhiên, sống tối giản được một thời gian sẽ giúp bạn tạo được những hành vi theo hướng lý đúng đắn, có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho cuộc sống của bạn.

Dưới đây là một vài lợi ích có thể ai cũng biết mà lối sống tối giản sẽ mang lại cho bạn:

  • Giảm đáng kể những lo lắng về tài chính
  • Loại bỏ những thứ “râu ria” không cần thiết có khả năng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn
  • Chi tiêu để lấy kinh nghiệm hơn là vật chất
  • Bớt căng thẳng và hạnh phúc hơn
  • Sống xanh hơn
  • Có thời gian dành cho các mối quan hệ 

Ngoài những lý do trên đây, sống lối sống tối giản còn có thể sẽ giúp cải thiện một số thực tế khác của chính mình. Đa số mọi người đều đã và đang sở hữu một món đồ nào đó mà bạn không thật sự cần. 

  Một quy tắc mà những người theo chủ nghĩa sống tối giản nên biết đó chính là quy tắc 90/90 của Joshua Fields Millburn và Ryan Nicodemus. Với quy tắc này, khi muốn mua bất kỳ món đồ nào, bạn hãy tự hỏi mình có đang sử dụng món đồ ấy trong suốt 90 ngày qua, nếu không, liệu bạn có sử dụng món đồ ấy trong 90 ngày tới? Trả lời được câu hỏi này, bạn sẽ đưa ra được quyết định có nên mua chúng hay là không. 

TIẾT KIỆM CHI PHÍ MUA NHÀ

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, việc “thoát khỏi” những đồ dùng của mình chẳng mấy khó khăn. Hãy nhìn lại chính không gian sống của mình, bạn sẽ phát hiện ra một số thứ mà bạn vẫn dễ dàng sống được nếu không có nó, chẳng hạn như những bộ sưu tập. Và kể cả khi chuyển nhà, bạn chắc chắn sẽ tốn thêm chi phí thuê xe vận chuyển.

Nếu bạn có ít đồ đạc, bạn có thể sẽ không cần quá nhiều không gian sống. Chính vì điều đó, bạn hoàn toàn có thể chọn sống trong một căn hộ nhỏ hơn. Đây là một trong những yếu tố giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn.

DỄ DÀNG LẬP KẾ HOẠCH CHI TIÊU

Một trong những lý do khiến cho việc lập danh sách chi tiêu trở nên khó khăn chính là vì bạn có quá nhiều hóa đơn bổ sung cần chi trả. Những khoản chi phí dành cho Internet, những ứng dụng phải trả tiền, đã không từng tồn tại ở thế hệ cha mẹ của chúng ta. 

Chỉ cần nghĩ về số tiền mà bạn có thể tiết kiệm được nếu không phải chi trả cho Internet, những ứng dụng trên điện thoại,... Và bạn vẫn có thể hoàn toàn sống mà không có những thứ đó, có thể bạn nghĩ là khó nhưng điều đó không phải không làm được.

TÂM LÝ SỞ HỮU LUÔN LÀ ĐIỀU ĐÁNG XEM XÉT

Những người có thu nhập thấp hoặc lớn lên trong điều kiện khó khăn thường có tâm lý giữ gìn rất kỹ lưỡng tài sản của họ. Hãy tập trung đầu tư cho bản thân, làm giàu thêm kinh nghiệm của mình. 

Để sống một lối sống tối giản, không có nghĩa là bạn phải lập tức đứng lên và vứt bỏ tài sản của mình. Điều tuyệt vời của lối sống tối giản đó chính là bạn có quyền lựa chọn những gì thật sự cần thiết và phù hợp với mình. 

Nguồn: https://www.moneyunder30.com/minimalist-living



Xem Thêm

Làm thế nào để đối phó với nguồn năng lượng tiêu cực đến từ người khác?

Làm thế nào để đối phó với nguồn năng lượng tiêu cực đến từ người khác?

Ai trong chúng ta cũng đều có mối quan tâm của riêng mình, công việc, sức khỏe, gia đình, bạn bè,... Và chúng ta vẫn có thể “kiểm soát” nguồn năng lượng tích cực phù hợp sinh ra từ những điều này. Tuy nhiên, tiếp xúc quá nhiều với người có nguồn năng lượng tiêu cực quá mạnh mẽ, bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng đấy!

Nguồn năng lượng tiêu cực có thể đến từ người đồng nghiệp đến công ty với vẻ mệt mỏi và thờ ơ, từ người quen cũ tình cờ gặp lại. Cũng có thể nguồn năng lượng tiêu cực đến từ chính những người trong gia đình bạn, họ không muốn chia sẻ nỗi buồn với bạn, tuy nhiên vẫn có thể “lôi kéo” bạn vào sự tiêu cực đó bởi những gây hấn thụ động.

Ngay lúc đó, khi mà nguồn năng lượng tiêu cực gần như bao trùm khắp không gian, bạn sẽ làm gì? Nếu bạn đang muốn có một ngày tốt lành nhưng phải đối diện với người đang tỏa ra năng lượng tiêu cực, hãy ghi nhớ những bước dưới đây để không bị ảnh hưởng nhé!

Tạo ra sự phân biệt

Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy phân biệt rằng nguồn năng lượng đó đang thuộc về người khác, không phải là bạn. Tuy nhiên, thông thường khi “mất cảnh giác” hoặc đang không có năng lượng, chúng ta dễ bị nhầm lẫn hoặc lấy năng lượng của người khác làm năng lượng cho mình.

Hãy tin vào trực giác của mình khi cảm nhận năng lượng của người khác. Nếu thấy đó là nguồn năng lượng đó không “tử tế”, không trung lập, dường như đang cố gắng dụ dỗ, hay chỉ đơn giản là nguồn năng lượng tiêu cực, hãy dành thời gian để tìm lại nguồn năng lượng của chính mình.

Hít thở và đứng vững và mạnh mẽ trong “hào quang” của chính mình. Tự nhắc bản thân rằng nguồn năng lượng đó không phải xuất phát từ bạn.

Hình dung ra “hào quang” của chính mình

Khi bạn đã nhận ra sự khác biệt giữa năng lượng của bạn và năng lượng tiêu cực của người khác, tiếp tục hình dung ra hào quang của chính mình, đó sẽ là lá chắn bảo vệ bạn. Không ai có thể xuyên thủng màn chắn đó và làm ảnh hưởng đến nguồn năng lượng của bạn.

Năng lượng bao quanh chúng ta thường xuất hiện dưới dạng vật lý và phi vật lý, cho nên điều quan trọng bạn nên làm là phải chú ý rằng bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các nguồn năng lượng khác nhau. Và những nguồn năng lượng đó có thể theo bạn suốt cả một ngày.

Tóm lại, khi có lá chắn bảo vệ từ nguồn năng lượng của chính mình, bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi người khác.

 

Sáng suốt nhìn ra được nguồn năng lượng tiêu cực đến từ đâu

Bạn biết không, đôi khi nguồn năng lượng phát ra từ một người nhưng lại không sinh ra từ chính họ. Rất có thể nguồn năng lượng tiêu cực đó là do họ bị ảnh hưởng từ một người khác. Điều này hoàn toàn có thể xảy đến với bất kì ai.

Trường hợp này được gọi là “có tác động xấu đến người khác”. Vì sao lại có điều này?

Chúng ta là những sinh vật tràn đầy năng lượng, chúng ta kết nối, tác động qua lại và truyền năng lượng cho nhau một cách thường xuyên và với nhiều người. Trong quá trình đó, đôi khi vô tình truyền đi nguồn năng lượng xấu cho nhau. 

Nhận thức được điều này có thể giúp bạn duy trì dòng chảy năng lượng của riêng mình, khi bạn bắt gặp năng lượng tiêu cực của người khác. Điều này cũng sẽ khiến bạn trở nên vị tha hơn, nghĩa là bạn dám đưa ra lời khuyên để người khác loại bỏ đi nguồn năng lượng tiêu cực ra khỏi con người họ.

Khẳng định lòng tự trọng của mình

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đang ở trong một tình huống với một người chỉ có tiêu cực và dường như tất cả đang “đắm chìm” trong cùng một tần số của năng lượng tiêu cực? Không sao, bạn vẫn có thể duy trì trạng thái của chính mình. 

Như đã nói ở trên, hãy bình tĩnh kiểm soát mọi chuyện và “tỏa ra hào quang” - chiếc lá chắn bảo vệ nguồn năng lượng của chính bạn. Tiếp sau đó, bạn hãy xác định rằng một người chỉ đinh ninh tỏa ra nguồn năng lượng tiêu cực có thể thiếu nhận thức về bản thân họ. Nguồn năng lượng tiêu cực ấy cũng có thể xuất phát từ những bản ngã trong con người họ.

Điều đó không có nghĩa là họ kiêu ngạo và tự cao tự đại mà có thể là những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của họ dựa trên sự mất kết nối giữa vô thức và bản thân họ.

Giúp họ thay đổi nguồn năng lượng

Vâng! Một người có năng lượng tiêu cực xuất phát từ bản ngã của bản thân là người sẽ được hưởng lợi từ việc thực hành lòng biết ơn.

Khi bạn có thể nhận thấy rằng năng lượng tiêu cực của người khác có thể thay đổi nhờ lòng trắc ẩn và hướng về lòng biết ơn, bạn sẽ điều chỉnh lại tâm trí, quan điểm của mình. Cho họ thấy lòng tốt và hướng họ đến một suy nghĩ hoặc một hành động biết ơn, bạn có thể giúp thay đổi năng lượng của họ.

Tự bảo vệ chính mình

Và nếu tất cả những cách trên đều trở nên vô hại, bạn nhận thấy người này dường như quyết tâm truyền đi nguồn năng lượng tiêu cực ra xung quanh họ, hãy nhắm mắt lại và hình dung người đó được bao quanh bởi những tấm gương. Những tấm gương này sẽ phản chiếu năng lượng của họ trở lại cho chính họ, khiến những người khác không bị ảnh hưởng bởi nó. 

Đó là một hành động đơn giản của việc tự chăm sóc bản thân và đôi khi năng lượng phản chiếu đó là thứ mà một người cần nhận ra rằng họ có thể cần thực hiện một ca làm việc.

Chúng ta có quyền từ chối nguồn năng lượng tiêu cực đến với mình, cũng như ngăn đừng để bản thân bị xâm chiếm bởi những năng lượng xấu. Hãy tích cực từ suy nghĩ đến hành động, từ thể chất đến tinh thần bằng cách luyện tập, ăn uống lành mạnh. Bạn chắc chắn sẽ thu về được sức khỏe và niềm vui không chỉ cho riêng mình mà còn cho mọi người xung quanh. 


Nguồn: https://www.mindbodygreen.com/articles/how-to-deal-with-someone-elses-negative-energy-using-reiki-healing 














Xem Thêm

Làm theo 5 bước này để “detox” cho tâm trí của bạn

Làm theo 5 bước này để “detox” cho tâm trí của bạn

Những thông điệp về tầm quan trọng của việc “thải độc cơ thể” mỗi ngày vẫn luôn được gửi đến mọi người, bằng nhiều cách. Bên cạnh đó, “giải độc tâm trí” cũng là một cách giúp bạn giải phóng chính cơ thể mình. 

Ellie Cobb - một nhà tâm lý học - đã nhận thấy được rằng sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất có mối liên hệ mật thiết với nhau. “Giải độc tâm trí” hoàn toàn có khả năng giúp cải thiện sức khỏe cũng như làm trẻ hóa con người bạn.

Sau những giai đoạn căng thẳng, đau buồn, nghi ngờ bản thân hoặc bị lạc lối trong cuộc sống hàng ngày, tâm trí của chúng ta thường cần được detox. 

“Giải độc tâm trí” sẽ tạo ra sự thay đổi tư duy, suy nghĩ thoáng đãng và giúp chúng ta cảm thấy như được hồi sinh trong chính cuộc sống hằng ngày. May mắn thay, khi quan tâm đến sức khỏe tinh thần, chúng ta thực sự có thể tạo ra thay đổi từ chính sức mạnh to lớn tác động đến tâm trí của chính mình.

Dưới đây là 5 bước đơn giản để thực hiện "detox tinh thần" của riêng bạn (những cách này đã thành công đối với Elli Cobb và những bệnh nhân của cô).

  1. Tập lắng nghe chính cơ thể bạn

Chúng ta thường bị chi phối đến mức phải luôn lo lắng về một sự thay đổi trong chính cảm xúc của chúng ta. Chìa khóa để mở cánh cửa lo lắng này chính là tạm dừng lại và lắng nghe cơ thể mình.

Với mỗi trạng thái tinh thần, cơ thể luôn phản hồi và thể hiện ra ngay. Bằng cách tạm dừng và lắng nghe cơ thể chính mình, bạn sẽ nhận ra được những thứ mình đang thật sự cần.

Ngồi im hít thở, lắng nghe đôi vai đang mỏi, cơ mặt đang co và nhăn, nhịp tim dồn dập không đều, hoặc bất kỳ cảm giác nào đến từ các bộ phận của cơ thể. Bằng cách này bạn có thể nhận ra được những nhu cầu về cảm xúc và tinh thần để từ đó bình tĩnh, tiếp cận, ‘refresh’ và khai sáng.


Ngồi trên ghế tư thế thoải mái, đặt tay lên đùi, hai lòng bàn tay hướng xuống đất và nhắm mắt lại. “Rà soát” toàn bộ ngóc ngách mọi cơ thể bằng cách di chuyển làn hơi của mình, đừng quên chú ý đến cảm giác ở mỗi bộ phận cơ thể nhé.

  1. Học cách chấp nhận và vị tha

Bạn có biết, một phần trong phản ứng tự nhiên của con người là lo lắng và căng thẳng. Bằng cách này bộ não sẽ thích ứng và cho bạn biết rằng bạn đang gặp vấn đề đấy!

 Khi đã biết chấp nhận rằng cảm xúc của mình chỉ đơn giản là một phần của trải nghiệm mà ai cũng có, bạn sẽ có thể tạo ra nhiều không gian hơn để “đối mặt” với những cảm xúc đó, thay vì cứ mãi dồn nén.

Một trong những cách hiệu quả nhất để cảm thông cho chính những cảm xúc của mình chính là đối xử với cảm xúc đó giống như bạn đang đối xử với cảm xúc của một người bạn. Hay nói cách khác, dùng sự thấu hiểu, hỗ trợ và tình yêu để đối mặt với cảm xúc của chính mình. 

Tất cả chúng ta đều có một loạt rất nhiều các cảm xúc và trạng thái tinh thần và bạn có thể giải phóng mình khỏi gánh nặng của cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ khi bạn biết bao dung.

  1. Tạo sự kết nối cảm xúc thực sự.

Kết nối với những người khác giúp nuôi dưỡng sự chấp nhận và lòng vị tha cho cảm xúc của chính bạn. Nói ra thành tiếng những cảm xúc của bản thân sẽ giúp bộ não xử lý chúng theo một cách mới. 

Khi bạn cởi mở và trung thực với người khác về cảm xúc của mình, bạn chắc chắn sẽ dễ bị tổn thương. Điều này có thể không thoải mái, nhưng nó thực sự kết nối với chúng ta và cảm giác được kết nối sẽ phát triển sức khỏe tinh thần của bạn. 

Vì vậy, hãy lên lịch cho việc đi bộ, cà phê, tập yoga và hẹn hò với bạn bè hoặc bất kỳ hoạt động nào bạn cảm thấy có thể tạo được mối quan hệ giữa bạn với người khác và với chính mình.

  1. “Detox” luôn cả môi trường xung quanh

Detox tâm trí của bạn không chỉ xuất phát từ bên trong. Bạn có thể “làm sạch” tâm trí của mình bằng cách thay đổi môi trường sống xung quanh. 

Dọn dẹp không gian bằng cách rất đơn giản là để điện thoại ở chế độ im lặng trong vài giờ hoặc sắp xếp lại bàn làm việc. Hoặc ở quy mô lớn hơn, ra ngoài vào cuối tuần để dành thời gian cho thiên nhiên. Những thay đổi thực tế và bên ngoài thật sự có tác động đến trạng thái bên trong tâm hồn bạn, vì vậy hãy chú ý đến mọi người và mọi vật xung quanh bạn.

  1. “Giải độc tâm trí” cũng là cách để giải độc cơ thể

Cơ thể chúng ta có thể “nắm bắt” và biết được những căng thẳng hay cảm xúc khó khăn của bạn. Sự thay đổi, chuyển hướng tâm lý luôn là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên, tâm trí và cơ thể chúng ta luôn có mối liên kết. Cơ thể sẽ biến cách trở thành như một “điểm truy cập hiệu quả” để tạo ra trạng thái cân bằng.

Khi có đủ thời gian chuẩn bị trước một cuộc họp, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Khi bạn nhảy múa, não cũng sẽ gửi cho bạn thông điệp về niềm vui và sự an toàn. Khi bạn uống nước liên tục trong suốt cả ngày, cơ thể và não hoạt động tốt hơn và tăng cảm giác bình tĩnh, khỏe mạnh hơn. 

Bạn có thể tiếp cận sức khỏe tinh thần của mình thông qua sức khỏe thể chất của bạn, vì vậy hãy xem việc chăm sóc cơ thể như một cách chăm sóc tâm trí.


Điểm mấu chốt: Xây dựng nhận thức và chấp nhận, trau dồi lòng bác ái và kết nối, xem xét những thay đổi bên ngoài và hiểu được cơ thể là tất cả các chìa khóa để làm sạch và chăm sóc tâm trí của bạn.

Mỗi chiến lược này đều bắt nguồn từ khoa học, bạn có thể áp dụng từng bước hoặc theo trình tự. Điều quan trọng là, giống như việc detox trong ăn uống, bạn cần có ý chí và nỗ lực. Vì vậy, hãy có chủ ý về việc detox tinh thần của bạn, và hãy tử tế với chính mình khi bạn bắt tay vào sự thay đổi này.


Nguồn: https://www.mindbodygreen.com/articles/how-to-detox-and-clear-your-mind-to-feel-balanced-refreshed















Xem Thêm

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top