Xin chào các bạn! Trong nội dung bài viết này Fao sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng táo trong chậu đơn giản và hiệu quả nhất. không dài dòng nữa chúng ta hãy cùng đến ngay với nội dung bài viết này nhé!
Chọn giống trồng táo trong chậu phù hợp với khí hậu Việt Nam
Để phù hợp với trồng cây táo trong chậu và thời tiết khí hậu nhiệt đới như ở nước ta thì bạn có thể lựa chọn giống táo lùn nhiệt đới. Loại táo khá khỏe mạnh, ít sâu bệnh và sinh trưởng tốt và phù hợp với nền khí hậu nước ta.
Từ khi gieo trồng đến khi được thu hoạch chỉ khoảng 18 tháng đến 2 năm và bạn có thể dễ dàng chọn cây và trồng trong thùng xốp hoặc chậu cơ lớn.
Giống táo lùn này không chỉ có sự độc đáo về hình dáng mà ngay cả hương vị những quả táo chín mọng trên cây cũng đặc biệt khiến nhiều người thưởng thức cảm thấy ngon miệng và khó có thể quên được hương vị của nó.
Quả táo xốp nhẹ, có dư vị ngọt ngào, hương vị nhẹ nhàng khi thưởng thức khiến nhiều người muốn trồng cả vườn táo lùn khi có đất trồng.
Cách trồng táo trong chậu sai quả
Cách trồng cây táo trong chậu khá đơn giản chỉ cần các bạn theo dõi hết bài viết này thì Fao tin rằng bạn có thể tự trồng ngay cho mình những chậu táo rồi.
1, Chuẩn bị trồng táo trong chậu
- Một vài quả táo
- Đất trồng: Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trồng trên đất thịt pha cát, giàu dinh dưỡng.
- Giấy ăn
- Chậu
- Túi nhựa
2, Tiến hành trồng táo trong chậu
- Bước 1: Mua hạt giống hoặc tách hạt táo từ những quả táo đã chuẩn bị một cách cẩn thận.
- Bước 2: Đặt hạt giống táo vào hai khăn giấy gấp lại sau đó tưới nước đủ để làm khăn giấy ướt. Để hạt nằm gọn bên trong và tưới một lần nữa và để ở nơi có độ ẩm cao, bạn cũng có thể gói chúng trong bao nhựa và để trong ngăn mát tủ lạnh.
- Bước 3: Cách trồng táo trong chậu thì hạt nứt nanh và nảy mầm trong khoảng thời gian từ 1- 3 tháng. Nhưng chúng cũng có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn, và bạn cần phải kiên nhẫn chờ đợi.
- Bước 4: Cách khoảng 2 tuần thì bạn nên kiểm tra các dấu hiệu của vỏ. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng khăn giấy để gói những hạt giống này luôn ẩm.
Sau khi hạt đã nảy mầm, chúng ta sẽ gieo chúng xuống đất ở nơi có nhiều ánh sáng (có thể dùng nhíp để chuyển mầm ra chậu). Những hạt mầm táo này cần ít nhất từ 8-10 tiếng ánh sáng mỗi ngày, vì vậy bạn có thể dùng đèn sợi tóc nếu cần thiết.
- Bước 5: Khi cây đã lớn các bạn có thể đem ra đất rộng trồng để cây có đầy đủ diện tích và ánh sáng để phát triển, phục vụ cho việc ra hoa kết trái.
- Bước 6: Bước cuối cùng trong cách trồng cây táo trong chậu và cũng rất ngọt ngào đó là thu hoạch quả: Cây cho thu hoạch khoảng 4 tháng sau khi ra hoa. Trái chín sẽ chuyển sang màu nhạt hơn và sáng, có mùi thơm. Có thể chia ra thu hoạch thành nhiều đợt sao cho chất lượng trái tốt nhất.
Lưu ý khi trồng táo trong chậu
Tưới nước: Khi trồng táo trong chậu cần cung cấp đủ nước cho cây, đặc biệt là trong mùa khô, khi trái đang phát triển. Cắt bỏ và tiêu hủy hết những cành bị sâu bệnh, cành dưới tán, sau đó quét vôi. Có thể đốn tái sinh để rải vụ thu hoạch, nhưng không nên đốn vào mùa mưa.
1, Bón phân khi trồng táo trong chậu
Táo cho năng suất và chất lượng quả rất cao nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật và lượng phân bón mà ta cung cấp cho nó. Phải bón lót đầy đủ, đúng kỹ thuật, đào hố sâu và rộng để trữ nguồn dinh dưỡng.
Rễ táo phát triển rất mạnh mẽ, nó có thể ăn xa gấp 5-6 lần đường kính của tán và ăn sâu tới 1,5m vì vậy nên sức sống rất tốt. Khi táo ra hoa kết trái cần tăng cường thêm bón phân cho cây.
2, Tiến hành cắt cành khi trồng táo trong chậu
Táo ra rất nhiều hoa và cũng rụng rất nhiều vì không kịp thụ phấn. Chờ tới khi hoa táo ra rộ, ta khoanh bỏ hẳn một lớp vỏ rộng 2cm ở phần thân chính cách gốc khoảng 1-1,2m, nơi các cành bên bắt đầu ra ít hoa hoặc không có hoa.
Sau khi khoanh chúng ta sẽ phải buộc chống ngay. Làm vậy sẽ tăng năng suất lên nhiều và quả có thể to hơn, nặng gấp rưỡi so với bình thường.
Bài hướng dẫn cách trồng táo trong chậu của Fao tuy không quá chi tiết nhưng Fao tin rằng nó đã cung cấp đủ những thông tin, kỹ thuật cần thiết nhất để các bạn có thể bắt đầu trồng táo. Chúc các bạn thành công! Tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài viết sau!