For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Ý nghĩa cây Thiết mộc lan và cách chăm sóc mang về tài lộc

Ý nghĩa cây Thiết mộc lan và cách chăm sóc mang về tài lộc

Cây Thiết mộc lan không chỉ có vẻ ngoài đẹp mắt, thích hợp làm cây cảnh mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy, giúp gia chủ gặp nhiều tài vận.

Thiết mộc lan từ lâu đã là giống cây cảnh được nhiều người yêu thích.

Tuy vậy, để trồng và chăm sóc cây Thiết mộc lan có hiệu quả thì bạn cũng cần nắm rõ những đặc điểm cũng như ý nghĩa mà loài cây này mang lại.

Những thông tin dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ phần nào về loài cây cảnh khá đẹp mắt này.

Đặc điểm cây Thiết mộc lan

Thiết mộc lan là một trong hơn 20 loài cây Phát lộc, do đó, để phân biệt, bạn cũng nên nắm rõ một vài đặc điểm chính.

  • Tên: Thiết mộc lan
  • Tên khoa học: Dracaena fragrans
  • Họ: Dracaenaceae
Cây Thiết mộc lanCây Thiết mộc lanCây Thiết mộc lan
Cây Thiết mộc lan

Là loài cây gỗ thân cột, Thiết mộc lan có nguồn gốc từ Tây Phi.

Cây có đặc điểm khá đặc biệt là không chết khi bị cưa ngang mà sẽ mọc thân mới từ chỗ bị cắt, cũng nhờ vậy mà cây có thể tạo được nhiều hình dáng đẹp mắt, dùng làm cây cảnh.

Thiết mộc lan có lá màu sẫm, khá bóng và mọc thành hình nơ. Các sọc trên phiến lá khá rộng, có màu hơi ngả vàng nhạt. Trong điều kiện sinh trưởng tốt, lá cây có thể dài 1m và rộng 10cm.

Cây trồng trong chậu cảnh có kích thước dao động từ 30cm tới hơn 1m, nếu được mọc ngoài tự nhiên cây có thể cao tới 6m.

Thiết mộc lan cũng có hoa dạng chùm, màu trắng và có mùi khá thơm, hoa thường nở vào ban đêm, tuy nhiên loài cây này lại hiếm khi ra hoa.

Nếu tạo điều kiện thích hợp và chăm sóc tốt, bạn có thể khiến cây ra hoa, thường là vào dịp thay đổi thời tiết từ đông sang xuân.

Đối với cây cảnh, thường có hai loại Thiết mộc lan chính, đó là:

  • Thiết mộc lan gốc: loại này chỉ có một gốc chính, sau đó các nhánh trên cây sẽ vươn lên và tạo hình.
  • Thiết mộc lan khúc: một chậu sẽ có nhiều gốc được trồng chung với chiều dài khác nhau, nhờ đó mà khi cây đâm chồi mới, việc tạo hình cũng đa dạng và đẹp mắt hơn.
Cây Thiết mộc lan gốcCây Thiết mộc lan gốcCây Thiết mộc lan gốc
Cây Thiết mộc lan gốc
Cây Thiết mộc lan khúcCây Thiết mộc lan khúcCây Thiết mộc lan khúc
Cây Thiết mộc lan khúc

Tác dụng và ý nghĩa phong thủy cây Thiết mộc lan

Thiết mộc làn là loài cây có tốc độ phát triển khá chậm, kết hợp với hình dáng độc đáo nên rất thích hợp để trồng trong chậu và sử dụng làm cây cảnh.

Những cây dạng nhỏ sẽ được trồng trong chậu hoặc trồng thủy sinh, đặt ở bàn làm việc, bàn tiếp khách hay bàn ăn…

Những cây lớn hơn thường được trồng trong chậu lớn đặt tại các vị trí như hành lang, giếng trời, đại sảnh, phòng bếp hay sân thượng, sân vườn…

Không chỉ là loài cây cảnh đẹp mắt, theo nhiều nghiên cứu thì Thiết mộc lan còn có khả năng loại bỏ độc tố gây ô nhiễm, thanh lọc không khí, từ đó giúp bạn có được một môi trường sống và làm việc trong lành.

Trong phong thủy, Thiết mộc lan mang ý nghĩa mang lại tiền tài, giúp đường công danh sự nghiệp của gia chủ tấn tới.

Cũng nhờ vậy mà loài cây này thường được dùng làm quà tặng trong những dịp khai trương, tân gia, mừng nhậm chức… Đặc biệt, nếu cây Thiết mộc lan ra hoa là báo hiệu cho may mắn sắp đến.

Ngoài ra, tùy vào số chồi mọc trên cây mà Thiết mộc lan sẽ có nhiều ý nghĩa khác nhau:

  • 2 chồi tượng trưng cho sự vẹn tròn, may mắn trong tình yêu
  • 3 chồi tượng trưng cho hạnh phúc
  • 5 chồi đại diện cho sức khỏe
  • 8 chồi cho phát tài phát lộc
  • 9 chồi thì lại là hạnh phúc viên mãn, tài lộc dồi dào, thời vận tốt đẹp đối với gia chủ…
Tùy số chồi mà cây Thiết mộc lan mang ý nghĩa khác nhauTùy số chồi mà cây Thiết mộc lan mang ý nghĩa khác nhauTùy số chồi mà cây Thiết mộc lan mang ý nghĩa khác nhau
Tùy số chồi mà cây Thiết mộc lan mang ý nghĩa khác nhau

Khi mua cây hoặc tạo hình, bạn dựa vào mong muốn của bản thân mà chọn cây cho phù hợp nhé.

Theo quan niệm, cây Thiết mộc lan phù hợp với hầu hết các mệnh, nhưng tốt nhất với người mệnh Mộc, mang lại nhiều tài vận nhất.

Khi trồng, bạn nên đặt chậu theo hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà sẽ phát huy tốt nhất khí vượng.

Cách trồng và chăm sóc cây Thiết mộc lan

Sở hữu một cây Thiết mộc lan là một chuyện, chăm sóc sao để cây sinh trưởng tốt, tạo dáng đẹp lại là chuyện khác.

Dưới đây là một vài kinh nghiệm khi trồng và chăm sóc cây Thiết mộc lan mà bạn có thể tham khảo qua.

Trồng cây

Có nhiều cách để bạn có thể trồng cây nhân giống Thiết mộc lan, cách đơn giản nhất là ra các cửa hàng cây cảnh và mua một gốc có sẵn. Nếu không bạn có thể thử những phương pháp sau:

  • Trồng bằng gốc: tìm một cây Thiết mộc lan có sẵn, cưa bớt phần ngọn sau đó mang phần gốc trồng lại trong chậu hay khu vực muốn đặt cây. Với cách này, cây sẽ sống khỏe và lâu nhờ có nền tảng vững chắc từ gốc Thiết mộc lan cũ.
  • Trồng bằng thân: thay vì mang nguyên cả gốc đi trồng lại, bạn chỉ cần chọn một phần khỏe mạnh đi trồng trong đất mới. Nếu được tưới nước, bón phân đầy đủ, phần thân này sẽ ra rễ và phát triển bình thường.
  • Trồng thủy sinh: khác với những cách làm trên, trồng thủy sinh bạn chỉ nên sử dụng những cây nhỏ, nhúng thân vào nước trong chậu nhỏ kết hợp với dung dịch dinh dưỡng cho cây. Từ đó cây sẽ kích thích ra rễ và phát triển lên thành một cây mới.
Cách trồng Thiết mộc lan cũng khá đa dạngCách trồng Thiết mộc lan cũng khá đa dạngCách trồng Thiết mộc lan cũng khá đa dạng
Cách trồng Thiết mộc lan cũng khá đa dạng

Dù trông cây bằng cách nào thì bạn cũng cần chăm sóc cây cẩn thận, cung cấp đủ dưỡng chất, nước và tạo điều kiện thuật lợi để cây có thể phát triển thành một cây mới khỏe mạnh.

Ánh sáng

Thiết mộc lan là loài cây ưa sáng, do đó bạn cần để cây ở những khu vực nhiều ánh sáng như gần cửa sổ, cửa chính, hành lang, giếng trời, sảnh lớn hay ngoài sân vườn. Tất nhiên bạn cũng cần có biện pháp bảo vệ cây khỏi ánh nắng gay gắt từ mặt trời.

Mỗi tuần bạn có thể cho cây ra phơi ở ánh nắng nhẹ buổi sáng khoảng một tiếng để kích thích quá trình quang hợp.

Tưới nước

Bạn cần phải đảm bảo cây được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, mỗi lần tưới cần đảm bảo lượng nước đủ để làm ẩm đất.

Thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần vào mỗi sáng sớm hay chiều muộn, bởi thời điểm này là lúc cây khỏe và hấp thu dưỡng chất tốt nhất.

Tất nhiên, nếu để ý thấy cây có biểu hiện thiếu nước, lá khô héo thì bạn có thể tăng tần suất tưới cây lên.

Đừng quên tưới nước đầy đủ cho cây nhéĐừng quên tưới nước đầy đủ cho cây nhéĐừng quên tưới nước đầy đủ cho cây nhé
Đừng quên tưới nước đầy đủ cho cây nhé

Dinh dưỡng

Đất để trồng cây luôn phải đảm bảo độ tơi xốp để cây có thể dễ dàng hút nước và dưỡng chất. Ngoài ra, bạn cũng phải đảm bảo phần đất có đủ dinh dưỡng. Bạn có thể bón phân NPK cho cây, mỗi lần một nắm nhỏ, bạn nhớ rải đều xung quanh để phân bón dễ thẩm thấu và không gây cháy gốc nhé.

Mỗi 2 – 3 tháng bạn bón một lần là được, khoảng 1 – 2 năm bạn thay đất một lần để làm mới môi trường sống cho cây.

Điều trị sâu bệnh

Thiết mộc lan là loài cây rất ít khi bị sâu bệnh, tuy nhiên để cẩn thận thì thi thoảng bạn hãy kiểm tra xem cây có bị sâu quấn chiếu hay không. Cách trị cũng không cần phun thuốc gì, cứ dùng tay loại bỏ là được.

Trên đây là những thông tin khá chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trông và chăm sóc cây Thiết mộc lan.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có đủ kinh nghiệm để trồng một cây tuyệt đẹp, trưng trong nhà dịp Tết sắp tới.

Chúc bạn thành công!

Nguồn: LamVuon.net

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top