Nhắc tới những loài hoa được rất nhiều người ưa thích và ưa chuộng thì không thể bỏ qua cái tên lan hoàng lạp. Đặc biệt với sự kết hợp giữa sắc vàng tươi tắn và chùm bông sai hoa tạo nên một khóm lan nổi bật rực rỡ trong sân vườn nhà bạn.
Việc có thể tự tay trồng được một chậu lan hoàng lạp nở hoa rực rỡ cũng không khó như bạn vẫn nghĩ. Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu về cách trồng lan hoàng lạp cũng như cách chăm sóc lan hoàng lạp nhé!
Đặc điểm của lan hoàng lạp
Lan hoàng lạp xuất hiện nhiều ở các quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Lào….trong đó cũng phân bố ở Việt Nam nhưng với số lượng không nhiều.
Thân của hoa lan Hoàng Lạp cứng cáp và có nhiều những rãnh, gốc khá bé, chiều cao cây chỉ nằm trong khoảng 7 tới 28 cm, mỗi thân cây chỉ có ít hơn 5 đốt và nhỏ hơn 5 lá cây, thân mang màu vàng xanh, khi về già thì phần xanh của thân càng nhạt đi và thay vào đó là màu vàng xuất hiện.
Hoa lan Hoàng Lạp nở hoa rất đẹp, nhìn xa trồng chúng gần giống như những bông hoa hướng dương nở rực rỡ. Hoa nở theo từng chùm, mỗi chùm to khoảng 20cm và chúng hay mọc ở phần gần đầu cây.
Mỗi cánh hoa mang riêng cho mình một màu vàng bóng tươi trẻ và cánh hoa dày. Thời điểm loài hoa này nở thường bắt đầu từ tháng 3 cho tới đầu tháng tư.
Thời gian chơi hoa kéo dài khá lâu, có những bông hoa kéo dài vẻ đẹp của mình tới những 10 ngày, mùi hương của hoa lan Hoàng Lạp mang lại rất dễ chịu và đầy quyến rũ.
Biết qua những đặc điểm này thì cách bạn đã nắm được một phần thành công trong việc cách trồng lan hoàng lạp rồi đó, hãy kiên trì tới cũng để nắm rõ được những kỹ thuật trồng lan hoàng lạp cũng như cách chăm sóc loài hoa tuyệt vời này nhé.
Cách trồng lan hoàng lạp
1, Giá thể trồng lan hoàng lạp
Có thể dùng chậu đất nung để trồng lan Hoàng lạp, ngoài ra bạn có thể sử dụng dớn chậu hoặc ghép gỗ. Nên lựa chọn những loại gỗ như gỗ vải, vũ sữa, gỗ nhãn, lũa nghiến… để ghép là tốt nhất.
Nếu bạn đã có sẵn dớn chậu cũng tốt còn nếu muốn trồng lan trong chậu để tôn thêm vẻ đẹp của cây thì nên trước tiên ghép vào 1 cục gỗ rồi đặt cả vào trong chậu. Bỏ thêm một chút than củi (than đã được ngâm nước trước 1 đến 2 ngày) xung quanh cục gỗ cho chắc chắn, chú ý không được phủ gốc Hoàng Lạp.
2, Kỹ thuậy trồng lan hoàng lạp
Muốn trồng cây theo chuẩn kỹ thuật trồng lan hoàng lạp thì hãy tiến hành đúng những điều chúng tôi liệt kê dưới đây nhé.
- Khi cây mới mua về ta tiến hành cắt sát rễ, chỉ chừa lại khoảng 1 tới 1.5 cm là được, loại này có giả hành (thân) to mọng chứa nhiều dinh dưỡng và nước bên trong nên không lo.
Có những thân không còn chút rễ nào mà đem vứt chúng chỏng chơ chỗ ẩm mát vẫn ra rễ với mầm bình thường.
- Sau khi cắt rễ xong, bạn đem ngâm vào dung dịch kích rễ khoảng 2 tiếng rồi bắt đầu tiến hành ghép lan.
Cách chăm sóc lan hoàng lạp
Sau khi đã ghép xong lan hoàng lạp bạn hãy treo chúng ở những nơi thoáng mát, hàng ngày tưới đều đặn 2 đến 3 lần và thường xuyên dùng B1 (loại cho lan) để phun với tần suất 4 tới 5 ngày/lần.
Nên vào buổi tối bạn phun thuốc ở lần tưới cuối cùng trong ngày thì không nên bởi khi chiều bạn đã phun thuốc xong tối lại tưới nước thì sẽ bị trôi hết thuốc, công sức phun thuốc của chúng ta coi như phí hoài.
Khi cây chưa ra rễ thì bạn chớ vội bón phân. Khi rễ đã mọc dài thì đưa chúng dần ra những nơi có nắng nhiều hơn, nằm dưới 1 lớp lưới che. Ở các vùng núi mát mẻ, vùng cao nguyên nắng không gắt thì có thể treo chúng trực tiếp dưới nắng.
Loài lan này ưa ẩm, có khá nhiều người chia sẻ áp dụng phương pháp bán thủy canh để trồng thì cây con sẽ to và mập hơn đời mẹ (cái này chúng tôi chưa tự kiểm chứng) nhưng nếu tò mò, hãy thử lấy một ít trồng thử với phương pháp bán thủy canh và chia sẻ kết quả với mọi người nhé.
Các bạn sử dụng phân chậm tan đóng túi đặt vào gần gốc cây (nếu trồng bằng chậu) hay treo phía trên gốc (nếu ghép bằng gỗ). Lan hoàng lạp cần nhiều dinh dưỡng, hoặc phun theo định kì phân NPK 30-10-10 hàng tuần để hoàn thiện cách chăm sóc lan hoàng lạp cũng như giúp cây phát triển tốt nhất nhé.
Tới khoảng đầu tháng 1 dương lịch các bạn chuyển sang bón phân hàm lượng P (lân) cao mỗi tuần một lần, giảm tần suất tưới nước cho cây, tưới thưa đi, cho tới khi sang tháng 3 dương lịch thì tiếp tục tưới nhiều trở lại.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong cách trồng lan hoàng lạp cũng như cách chăm sóc lan hoàng lạp này rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình một chậu lan hoàng lạp nở hoa rực rỡ ngay trong sân vườn nhà mình nhé. Chúc các bạn thành công!