2 lý do tại sao cây có múi dễ bị vàng lá khi đang mang trái
Nếu đang trồng cây có múi thì hình ảnh bệnh vàng lá thối rễ không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta. Cây có múi rất dễ bị vàng lá thối rễ, nhưng nếu nhiễm bệnh ở giai đoạn mang trái thì rất nguy hiểm. Thời điểm này cậy bị bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng trái cũng như năng suất của cả vụ. Cùng tìm hiểu để biết thêm 2 lý do tại sao cây bị vàng lá khi đang mang trái
>>Xem thêm: Đặc trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam, quýt, bưởi
Đối với cây có múi, bệnh vàng lá thối rễ sẽ gây hại quanh năm, nhưng tại sao ở giai đoạn mang trái cây bị vàng lá nhiều nhất ? Có 2 lý do chính khiến cây có múi dễ nhiễm bệnh này trong giai đoạn mang trái
1. Sức chịu đựng của rễ suy yếu
Giai đoạn nuôi trái là giai đoạn cây có múi cần huy động một lượng dinh dưỡng rất lớn. Thân, lá và rễ đều phải hoạt động với cường độ rất cao để lấy đủ dinh dưỡng cho trái, nhất là rễ. Rễ phải làm việc liên tục nên đây chính là thời điểm mà cây suy yếu nhất trong năm.
Hơn nữa, hiện nay do thói quen nên nhiều nhà vườn vẫn còn sử dụng biện pháp chắn rễ để làm hoa. Việc làm này có thể kích thích việc ra hoa rất tốt nhưng vô tình đã làm dập nát rễ, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh dễ dàng xâm nhập và gây hại.
2. Các đầu rễ bị ngộ độc là lý do cây có múi bị bệnh vàng lá thối rễ
Thời gian cây mang trái cũng giống như thời kỳ phụ nữ mang thai. Vì thấy cây mang nhiều trái nên nông dân thường có thói quen bón nhiều phân hóa học với mong muốn có được một mùa vụ năng suất. Việc bón cùng một lúc quá nhiều phân bón hóa học đã vô tình làm tăng độ mặn trong đất, EC đất cũng tăng nên dễ gây ra hiện tượng cháy các đầu rễ non. Các đầu rễ non bị tổn thương trong giai đoạn rễ đang suy yếu nhất này sẽ là điều kiện không thể tuyệt vời hơn cho nấm bệnh xâm nhập gây ra bệnh vàng lá thối rễ.
3. Giải pháp khắc phục cây có múi bị bệnh vàng lá
Đối với vườn cây có múi hằng năm vẫn thường hay bị vàng lá giai đoạn nuôi trái chúng ta nên xem xét lại công thức bón phân. Nếu đang bón quá nhiều phân hóa học cùng một lúc nên chia nhỏ lượng phân ra bón tối thiểu 3 – 5 lần cách nhau khoảng 20 – 30 ngày. Nếu có thể nên thay thế NPK bằng các loại phân hữu cơ chứa nhiều dinh dưỡng như phân gà và bột đậu tương để giảm thiểu những tác động đến rễ trong thời gian này. Mỗi một 1kg phân gà hoặc bột đậu tương có thể thay thế cho 100gr NPK hóa học.
Cần giải độc cho đất nếu đã bón nhiều NPK hóa học. Giải độc bằng cách bổ sung Acid Humic giúp giữ lại các dinh dưỡng dư thừa, tránh tình trạng rửa trôi, tồn dư các chât khó tan làm đất chai cứng.