Thú chơi cây cảnh này có lẽ đã có từ rất lâu và trở thành một thú chơi tao nhã của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người “chơi” bonsai mới chỉ dừng ở sở thích chứ chưa được đào tạo và cung cấp những kiến thức đầy đủ về bonsai. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số dáng cây bonsai đẹp.
1. Thế nhất trụ kình thiên
Cây có thế nhất trụ kình thiên là cây có dáng khỏe, thẳng, chắn chắn và đặc biệt là có gốc to và phần rễ lớn xòe ra nổi trên mặt chậu. Rễ càng lớn, càng gai gốc, càng xòe thì thế càng đẹp và vững. Cành và lá cây tập trung lên cao để lộ ra thân cây to và khỏe khoắn, có thể làm xoắn 2 hoặc 3 thân lại với nhau để tăng lên vẽ đẹp. Ý nghĩa của thế nhất trụ kình thiên nói về thế lực nhỏ bé nhưng dám chống chọi với thế lực to lớn, đương đầu với trời đất và mọi thử thách.
Để làm được thế nhất trụ kình thiên. Cây phải là cây cổ thụ lâu năm, gốc to, rễ vững và xòe ra, đặc biệt là ít nhánh. Chỉ có 1 ngọn duy nhất bao gồm 4 hoặc 5 nhánh xòe ra, ngọn phải được cắt tỉa bằng phẳng và không so le. Tuy nhiên, thế này ít có người uốn sửa vì thiếu nhã nhặn và khiêm tốn.
2. Thế trung bình ngay
Trong các thế bonsai, trung bình ngay là thế phổ biến và được để lại rất nhiều ngày nay. Cây có thế trung bình ngay là cây độc thụ, thân thẳng có rễ xòe ra phần lớn trên mặt đất, gốc to, nhiều hình dạng khác nhau và phân nhánh theo lối chiết chi hoặc tứ diện.
Đối với cách uốn thế thế trung bình ngay, nếu gốc cây hơi ngả về bên phải thì nên uốn nhánh thứ nhất về bên dương. Đoạn thứ hai phải uốn về bên âm, uốn về bên dương ở đoạn thứ ba cùng với nhánh thứ ba. Đến đoạn thứ tư thì nên uốn thẳng đứng để đảm bảo ngay gốc, giúp cây cân bằng và tránh đổ ngã. Đến tàn thứ năm là ngọn thì nên uốn hồi đầu.
Thế trung bình ngay là thế cây kiểng khá dễ uốn, chỉ cần phân tàn nhánh sao cho cân đối và tạo sự hài hòa. Ý nghĩa của thế trung bình ngay biểu thị đạo đức ngay thẳng, thật thà.
3. Thế long đàn phượng vũ
Long đàn phượng vũ mô tả hình dáng một con chim phượng đang nhảy múa trên mình rồng thể hiện sự yêu đời, vô tư, vui vẻ và lạc quan trong cuộc sống. Thế này có thể uống với một cây hoặc hai cây được trồng chung một chậu. Tuy nhiên, nếu sử dụng một cây thì sẽ cho hình dáng đẹp và bắt mắt hơn nhưng khá khó uốn và kiểm soát, ngược lại nếu sử dụng hai cây chung một chậu thì lại dễ uốn nhưng không đẹp bằng.
Thế này phải là cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậy và có gốc ngẩng lên làm đầu rồng. Phần thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra bốn phía làm chân và mây và ngọn ngã về sau làm đuôi rồng. Cây thứ hai có 2 rễ chẻ ra làm chân phượng hoàng, thân ngã qua ôm mình rồng, hai cành tả hửu xòe ra làm hai cánh đang múa.
Tuy nhiên, thế này khá khó uốn. Thế này đẹp hay không phụ thuộc vào bàn tay của nghệ nhân phải uốn sao cho uyển chuyển, mềm mại và thể hiện được sự nhịp nhàng như chim phượng đang tung múa.
4. Thế trực quân tử
Thế trực quân tử là một trong những thế mà ông cha ta rất yêu thích. Thế này thể hiện bản chất của một người quân tử tôn trọng lễ nghi, tính tình ngay thằng và thanh cao, người quân tử tánh như thủy, nhu nhi bất nhược và biết đối nhân xử thế.
Cây có thế trực quân tử là cây có dáng trực, thẳng đứng, cành nhánh ngay thẳng, gọn gàng và có đường nét dứt khoát. Phân chi theo lối chiết chi hoặc tứ diện, tàn nhánh đầy đủ, bốn mặt tả hửu, cân đồi và hài hòa.
5. Thế quần tụ tam sơn
Thế quần tụ tam sơn được làm bởi ba cây cùng nằm chung một chậu hay còn có tên gọi là tam tài. Ba cây đứng gần thẳng hàng, cây cao đứng giữa có 5 tàn lá, hai cây thấp hơn ở hai bên có 3 tàn lá. Có thể dùng cây tùng hoặc cây bách xếp thành hình chữ sơn rất đẹp.
Tuy nhiên với thế quần tụ tam sơn, muốn đẹp thì phải làm cho ba cây cân đối, hài hòa, có thể giao cành hoặc liên kết với nhau. Bắt buộc phải có đủ 3 cây, thiếu một cây cũng mất đi vẻ đẹp của quần tụ tam sơn.
Quần tụ tam sơn thể hiện cho sự đoàn tụ, đoàn kết và gắn bó với nhau. Đặt trong nhà chủ ý muốn cho anh em trong gia đình đoàn kết, yêu thương nhau, gia đình hạnh phúc, vui vẻ.
6. Thế xuy phong
Thế xuy phong còn gọi là xiêu phong hay nghinh phong thể hiện cho sự kiên cường, bất khuất, dám chống chọi với mọi thử thách. Để làm được thế này, cây phải là cây cổ thụ có gốc to, nổi trên mặt đất và gốc được đặt nằm ở vị trí ở trái hoặc phải chậu để khi uốn có thể giữ vững không bị ngã. Thân uốn cong như long thân hoặc quy căn hồi đầu với góc nghiêng khoản 30 – 40 độ, tàn nhánh có thể uốn theo kiểu chiết chi hoặc tứ diện nhưng phải vươn ra để giữ thăng bằng và có thể chống lại gió.
Ở thế này, cây có 4 tàn một ngọn nhưng phải uốn về phía gốc để tránh đổ ngã. Cây xuy phong nên uốn cho đủ cặp để xếp đối xứng với cây đứng giữa thành bộ ba. Cây bên phải là cây âm đối xứng với cây bên trái là cây dương và một cây đứng giữa là cây dẫn đàn và là thế chủ động của bộ kiểng.
7. Thế bạt phong hồi đầu
Bạt phong hồi đầu khá giống với thế xuy phong, tuy nhiên cành và lá được uốn ngược lại với chiều nghiêng của cây, thể hiện cho ý chí kiên cường, hiên ngang và không chịu khuất phục.
Để làm được thế này cần cây cổ thụ có gốc to, nổi trên mặt đất và đặt thường về 2 phía của chậu để giữ cân bằng. Thân cây nghiêng khoản 60 – 70 độ. Cành nhánh đều ngã về một bên theo sức gió nhưng ngọn bắt buộc phải quy căn và hồi đầu mới có thể đứng vững được. Hai nhánh dưới có vai trò giữ trọng tâm trong lòng chậu, lúc đó hai nhánh trên cho dù có chênh vênh thì vẫn giữ được thăng bằng.
8. Thế phượng vũ
Phượng vũ nghĩa là chim phượng đang múa, thể hiện cho sự vui tươi, lạc quan và yêu đời. Là cây độc phụ chân phương có rễ nổi cao lên thành hai chân. Cành thứ nhất uốn ra phía sau là đuôi chim, 2 cành tả hửu uốn thành hình 2 cánh chim phượng đang múa. Cành phụ che thân làm hầu, ức ngắn gọn.
Để làm được thế này một cách hoàn hảo, tất cả đều phụ thuộc vào tính thẩm mĩ và bàn tay mềm mại của nghệ nhân. Thế phượng vũ, khi nhìn vào phải thể hiện rõ hình dáng chim phượng đang tung múa một cách nhẹ nhàng, mềm mại và uyển chuyển.
9. Thế thác đổ
Thế này là một thế ít người uốn, với thế này thân và tàn nhánh được uốn thấp xuống hơn đáy chậu như một dòng thác đang đổ, mềm mại như dòng nước chảy. Biểu hiện cho sự nhẹ nhàng, tinh tế và làm cho người xem có một cảm giác dễ chịu.
Để làm được thế này, chậu cây cần được đặt trên vị trí cao khoảng 1m so với mặt đất và cần được kiêng cố để tránh sự cố khi có giông gió. Cây cần có thân khỏe, rễ lớn và chắn chắn. Có thể dùng kẽm để uống, cây ra tới đâu uốn tới đó và có thể cắt bỏ hoặc để nhiều tầng lá tùy theo sở thích của người nghệ nhân. Tuy nhiên, do thế này đổ xuống một bên chậu nên cần uốn sao cho không chênh lệnh quá lớn về trọng lượng.
10. Thế vũ trụ
Để làm được thế vũ trụ, trước tiên cần phải có cây cổ thụ gốc to, thân thẳng, rễ khỏe nổi trên mặt đất và xòe ra tứ phía, cành và nhanh phân theo lối chiết chi hoặc tứ diện. Người nghệ nhân có thể cắt tỉa từ 3 đến 5 tàn to tùy theo sơ thích và chiêu cao của cây. Các tàn cây uốn và cắt tỉa hình quạt nằm ngang, các tàn từ tầng thứ nhất đến tầng cao nhất có bán kính nhỏ dần.
Sau khi hoàn thiện, hình dạng của thế này giống như hình búp măng chứ không vươn lên cao, tượng trưng cho sự tồn tại vĩnh cửu, sum suê và đầy đủ. Tuy nhiên để thế này được hoàn hảo, người nghệ nhân cần uốn các tàn theo đúng luật âm dương và theo tứ hướng tả, hửu, tiền, hậu đầy đủ. Nếu thiếu một trong các hướng thì sẽ làm mất cân đối và không bắt mắt.
11. Thế long bàn hổ phục
Trong thế này, có thể uốn bằng 1 cây kiểng có gốc to hoặc dùng 2 cây kiểng trồng chung một chậu. Tuy nhiên, nếu sử dụng 1 cây kiểng có gốc to thì sẽ đem lại sự liền mạch và bắt mắt hơn.
Thế long bàn hổ phục có nghĩa là rồng nằm uốn khúc và hổ cũng nằm sát đất để phục tùng chủ nhân. Đây là một trong những thế khó uốn, để uốn được thế này cây cần có bộ rể hình chân thú xòe ra phía trước. Đối với cây long, gốc nằm trên mặt đất, đầu ngẩng lên, thân cây uốn cong làm thân rồng, cành và lá làm chân và mây. Đối với cây hổ, gốc cây bò trườn lên chậu, đầu cúi, ngon vươn lên làm đuôi.
12. Thế tùng thập
Đây là thế được dùng làm mẫu để uốn những cây trực thọ vì thân cây tùng thường có dáng thẳng, tàn nhánh phân theo hướng nhị diện xòe ra hai bên. Khi làm thế này, cây tùng phải là cây cổ thụ già, thân thẳng và sần sùi, tàn nhánh nhiều những vần còn giữ được dáng chữ thập so với thân cây. Tùy theo cây cao hay thấp mà người nghệ nhân có thể uốn nhiều tầng hay ít tầng.
Tuy nhiên, để làm cho thế này được hoàn chỉnh và đẹp mắt thì các tàn nhánh phải được uốn đối xứng qua thân cùng với khoảng cách giữa các tầng tương đối bằng nhau. Thân cây và cành phải uốn dứt khoát vì thế tùng thập tượng trưng cho người thanh niên khỏe mạnh, cường tráng, gan dạ, bất khuất và biểu hiện cho tính thẳng thắn của người quân tử.
13. Thế tam đa
Thế tam đa khá dễ uốn, thế này tượng trưng cho Phước, Lộc, Thọ. Có nghĩa là mang lại nhiều phúc, tốt lành và may mắn, có lộc giàu, làm ăn phát đạt và sống thọ trăm tuổi. Thế tam đá có 3 tầng lá, tầng thứ nhất và tầng thứ hai được cắt tỉa hình tròn xung quanh thân cây, riêng tần thứ 3 thường được cắt tỉa hình chóp. Từ tầng thứ nhất tới tầng thứ ba có đướng kính nhỏ dần tạo thành hình nón.
Để làm được thế này, cây phải là cây cổ thụ lâu năm, có thân vững chắc và thẳng, rễ lớn và xòe ra nỗi trên mặt chậu. Phần rễ càng lớn, càng xòe thì thế này càng đẹp và chống chịu được gió mạnh, giúp cây không bị ngã. Tuy nhiên, để làm được thế này hoàn hảo, người nghệ nhân cần cắt tỉa gọn gàng, đường kính các tầng phải theo tỉ lệ nhất định và khoảng cách giữa các tầng phải tưởng đối bằng nhau để tạo như hài hòa.
14. Thế trung bình cong
Thế trung bình cong là thế có thân cây được uốn như long thân. Tuy nhiên, nên chọn cây có thân sần sùi cùng với bộ rễ hình chân thú xòe ra tứ phía thì sẽ tuyệt đẹp. Đoạn thứ nhất của thân cong về một bên và phải uốn và cắt tỉa sao cho tàn thứ nhất cũng nằm theo hướng cong của thân. Đoạn thứ hai phải uốn cong trở lại để tạo sự cân đối cùng với tàn thứ 2. Đến đoạn thứ 3 phải uốn thân dần trở về dáng trực – thẳng. Thế này thường kết hợp với thế trung bình ngay để tạo thành bộ tam tài – 2 cây thế trung bình cong nằm 2 bên và 1 cây thế trung bình ngay nằm ở giửa, tượng trưng cho thiên, địa và nhân.
15. Thế lưỡng long tranh châu
Lưỡng long tranh châu có nghĩa là hai con rồng tranh hạt châu, thể hiện tinh thần cầu tiến, chiến đấu tới cùng không biết mệt mỏi. Đối với thế này cần phải uốn song thọ trồng chung vào một chậu sau đó uốn đối xứng thành hai con rồng giao đầu tranh hạt châu ở giửa. Đối với thế này còn có thể suy ra nhiều thế tương tự như sư tử hí cầu, loan phụng hòa mình.
Đối với thế này thường thấy uốn với 2 cây mai chiếu thủy. Trồng cây lên tới đâu thì gài tới đó. Thân con rồng uốn khúc, đầu quay lại nhìn quả châu, các nhánh làm chân và mây, ngọn ngẩng lên và xòe ra làm đuôi như thể đang múa.
16. Thế long cuốn thủy
Thế long cuốn thủy là một trong những thế khó uốn, lấy ý tưởng từ một con rồng đang hút nước. Để uốn được thế này, thông thường cần sử dụng cây mai chiếu thủy hoặc cây kim quýt có gốc to, thân sần sùi, rễ xòe ra hình chân thú. Phần gốc, uốn cong lại làm đầu rồng đang cúi xuống hút nước. Thân uốn cong như long thân, ngoằn ngoèo, uốn khúc. Các cành và lá tứ diện uốn và cắt tỉa làm chân và mây thể hiện hình dáng các chi đang bám vào mây lấy thể hút nước. Phần ngọn uốn vươn lên và xòe ra làm đuôi.
17. Thế ngũ phúc
Thế cây ngũ phúc tương đối dễ uốn, ngũ phúc ở đây nghĩa là cây có 5 tầng lá và có hình dạng như hình nón lá. Tầng thứ nhất cho tới tầng thứ 4 thường được cắt tỉa hình tròn xung quanh thân cây và có đường kính nhỏ dần từ tần tầng 1 đến tầng 4. Tầng thứ 5 là ngọn, thường được cắt tỉa hình chóp.
Để làm được thế này, cây phải là cây cổ thụ thọ, gốc to, thân cao, phần rễ lớn nỗi trên mặt chậu và xòe ra. Phần rễ càng lớn, càng xòe ra thì thế càng đẹp và chống chịu được gió mạnh để không bị lật ngã. Các tầng phải được cắt tỉa cân đối về đường kính sao cho bắt mắt, khoảng cách giữa các tầng phải như nhau để tạo sự hài hòa.
Phước, Lộc, Thọ, An, Khang được thể hiện trong thế ngũ phúc. Có nghĩa là mang lại phúc, tốt lành và may mắn, có lộc giàu, sống lâu trăm tuổi và sống một cuộc sống vui vẻ, yên ổn không chịu nhiều sóng gió của cuộc đời.
18. Thế long thăng
Thế này thể hiện cho sự tăng tiến, vương lên trong công việc và cuộc sống. Với thế long thăng, có hai cách uốn tùy theo sơ thích của người nghệ nhân hoặc tùy theo dáng cây mà uốn cho phù hợp.
Cách thứ nhất: Đầu rồng được uốn trên ngọn cây. Cách này phổ biến vì hợp lí vì tình huống rồng bay lên nên đầu hướng lên trời. Tuy nhiên, cách này rất khó uốn vì ngọn cây lúc nào cũng nhỏ hơn gốc nên phải uốn làm sao cho cân đối và đạt tiêu chuẩn. Nói về rồng, lúc nào đầu cũng to hơn phần đuôi, nên phải cắt ghép làm sao cho hợp. Thân rồng thì khá đơn giản, chỉ cần uốn cong và uốn khúc, các nhánh và lá làm chân và mây.
Cách thứ hai: Ngược lại cách thứ nhất, thay vì đầu nằm trên ngọn thì đây đầu nằm dưới gốc. Với cách này thì đơn giản hơn vì lúc nào gốc cũng to hơn ngọn. Tuy nhiên, khi uống lào sao cho phần đầu rồng ngẩng lên tựa như đang xuống rồi bay lên. Thân cây uốn khúc làm thân rồng, tàn và lá làm chân và mây. Thế này tương đối đẹp hơn vì đầu to đuôi nhỏ, tàn nhánh cân đối.
19. Thế long mã hồi đầu
Long mã hồi đầu có thể dùng 1 cây hoặc 2 cây to trồng chung chậu. Tuy nhiên, nếu sử dụng 1 cây thì sẽ cho vẻ đẹp hoàn thiện và liền mạch hơn. Trong thế này, cần phải lựa chọn các cây mềm dẻo như mai để uốn rễ xòe ra hình chân thú và cần 1 cây thấp, 1 cây cao.
Cây thấp được uốn để làm mã, thân thấp và to, nằm ngang, ngọn được uốn làm đầu ngựa và đặc biệt là không có tàn nhánh để tạo hình ngựa đang quay đầu trở lại. Cây cao được uốn làm rồng, thân cây uốn vặn vẹo làm thân rồng, tàn và nhánh uốn làm chân và mây xòe ra bốn phía, phần ngọn uốn và tỉa búp làm đuôi rồng.
20. Thế trực quân tử liên chi
Thế trực quân tử liên chi cũng tương đối giống với thế trực liên chi. Tuy nhiên, trong thế này thường có 2 đến 3 cây được trồng chung chậu xung quanh thân mẹ là cây chính giửa. Tượng trưng cho tình yêu thương, che chở lẩn nhau giữa con người với nhau, lúc nào cũng vui tươi, lạc quan và yêu đời.
Để làm được thế này, nên chọn cây mai chiếu thủy có thân thẳng, tàn nhánh sum suê và quấn quýt lấy nhau. Những cây xung quanh cây mẹ thường có chiều cao thấp hơn và sống độc lập không phụ thuộc vào cây mẹ. Các tàn nhánh của cây con và cây mẹ đan xen nhau như một đám trẻ đang quấn quýt bên mẹ và được người mẹ che chở.