3 bước cải tạo đất vườn kém năng suất
Đất vườn thoái hóa, kém năng suất là kết quả của những chuỗi ngày dài canh tác cùng với hóa chất. Thuốc trừ sâu cỏ, hóa chất trừ bệnh ngấm dần và làm mất đi sự sống vốn có trong đất. Đất đã không còn được màu mỡ như trước đây. Tất cả mọi chi phí đang tăng lên trong khi đó chất lượng nông sản đang ngày càng giảm sút.
Để có được nông sản chất lượng hơn, năng suất hơn với một chi phí ổn định đòi hỏi “nông dân” phải đổi mới trong tư duy canh tác. Một biện pháp canh tác bền vững hơn cần được hình thành để có thể vượt qua nghịch cảnh “được mùa mất giá, được giá mất mùa” và tiến tới sản xuất nông sản chất lượng cao. Và để làm được điều này, các nông dân tiên tiến đã và đang rất quan tâm đến vấn đề cải tạo đất.
Các bước cải tạo đất vườn kém năng suất
Việc cải tạo, làm sạch
đất chính là điều kiện bắt buộc để có canh tác thuận tự nhiên. “Cải tạo đất” là
khái niệm luôn tồn tại trong mỗi chúng ta. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ
từng bước của công việc cải tạo đất. Phải làm như thế nào để có thể giúp đất
“sống” lại và màu mỡ hơn. Cải tạo đất theo đúng chuẩn của tự nhiên bao gồm 3
bước: nuôi giữ thảm cỏ, bổ sung chất hữu cơ và nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đất.
Bước 1: Nuôi giữ lại thảm cỏ
Mục đích của việc nuôi
giữ lại thảm cỏ là để che phủ, giữ ẩm. Bên cạnh đó giúp điều hòa lượng nước,
không khí trong đất. Độ ẩm, lượng nước cũng như không khí vừa đủ tạo điều kiện
cho các VSV trong đất hồi sinh.
Mục đích nữa của việc để cỏ là tạo thêm một lớp mùn hữu cơ cho đất sau mỗi lần cắt cỏ. Điều này sẽ giúp đất ngày càng trở nên màu mỡ, tơi xốp hơn.
Xem thêm: cách cải tạo đất bằng cỏ
Bước 2: Trả lại cho đất vật chất hữu cơ
Đối với đất kém hiệu quả trong quá trình canh tác (đất thoái hóa). Cần bổ sung vào đất hai loại vật chất hữu cơ. Một loại tạo sự thông thoáng và tơi xốp cho đất (phân chuồng). Một loại cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho đất như phân gà, phân cá, phân trùn quế,…
Có thể bổ sung riêng
từng loại hoặc bổ sung cùng lúc cả hai dạng vật chất hữu cơ này. Nhưng lưu ý
phải đảm bảo độ ẩm, không khí và mức độ hoạt động của vi sinh vật trong đất
trước và sau khi bón phân. Trước khi bón, nền đất không được quá khô hoặc quá
ướt. Vì điều này sẽ làm chậm quá trình phân giải cũng như gây bệnh cho cây
trồng.
Cách tốt nhất để hạn chế được điều này đó là nuôi dưỡng, đa canh các loại cỏ dại. Sau đó cắt tỉa để tạo nên một lớp mùn hữu cơ trong vườn (bước 1). Nên cắt tỉa tối thiểu 2 – 3 lần/năm. Nếu cỏ không làm cản trở đến các công việc thường ngày thì nên để cỏ thật nhiều, sau đó cắt tỉa sẽ thu được càng nhiều vật chất hữu cơ. Việc bổ sung phân hữu cơ sẽ đạt hiệu quả cao gấp từ 3 – 5 lần khi có thảm cỏ.
Bước 3: Thúc đẩy quá trình phát triển của vi sinh vật
Vi sinh vật bản địa vẫn là yếu tố quan trọng quyết định đến sự bền vững của canh tác thuận tự nhiên. Trước khi vi sinh vật bản địa có thể hồi sinh trở lại trên đất của chúng ta. Chúng ta phải cân bằng lại trật tự hệ vi sinh vật trong đất hiện tại trước. Bằng cách bổ sung thêm các chủng vi sinh có khả năng: phân giải hữu cơ (1), phân giải lân khó tan (2), cố định ni tơ trong không khí (3), đối kháng các loại nấm bệnh trong đất (4).
Tùy điều kiện mà ta có thể bổ sung 1 hay cả 4 loại vi sinh này cùng một lúc. Nhưng vì đất đã canh tác sử dụng hóa chất lâu năm nên lượng vi sinh vật có ích tồn tại trong đó còn rất ít, bệnh tật trên cây đã xẩy ra thường xuyên. Nên tốt nhất là bổ sung cả 4 chủng loại để có thể cải tạo đất một cách nhanh nhất.