For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Bệnh héo xanh cây cà chua và biện pháp phòng trị hiệu quả

Bệnh héo xanh cây cà chua và biện pháp phòng trị hiệu quả

Bệnh héo xanh cây cà chua và biện pháp phòng trị hiệu quả

Ở Việt Nam, bệnh héo xanh đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng cà chua chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây cùng họ cà nhiều năm. Hiện nay, héo xanh trên cây cà chua vẫn đang là một bệnh nan giải đối với người trồng. Bệnh ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng cũng như giá trị kinh tế.

1. Triệu chứng bệnh héo xanh cây cà chua

Bệnh héo xanh cà chua xảy ra trong hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, thường gặp nhất là ở giai đoạn cây ra hoa đậu quả.

Cây nhiễm bệnh biểu hiện ban đầu là cây đang xanh tươi tự nhiên héo đột ngột vào ban ngày, nhất là giai đoạn buổi chiều. Về sau các lá phía gốc tiếp tục héo xanh cụp xuống. Cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, gãy gục xuống và chết. Bệnh có thể gây cây chết từng cụm và lan rộng nếu không có biện pháp phòng trừ đúng cách.

2. Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển:

Bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra.

Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện độ ẩm đất cao, nhiệt độ từ 24–38 độC. Đất trồng có nhiều tàn dư bệnh vụ trước, đất ít mùn và trũng thấp, trồng cây với mật độ cao, bón dư đạm.

Vi khuẩn héo xanh xâm nhập vào rễ hoặc thân cây. Thường là những cây bị cắt hoặc bị thương do cấy ghép, trồng trọt hoặc các loài sâu bệnh. Nhất là loài đất như sùng, hà, bọ nhảy sọc cong, dế, tuyến trùng…gây vết thương ở rễ. Vi khuẩn này làm tắc các mô dẫn nước trong thân cây. Nước và các chất dinh dưỡng không thể vận chuyển đến các cành cây và lá, khiến cây chết nhanh chóng.

3. Biện pháp phòng trừ:

Để xử lý bệnh héo xanh cây cà chua trước tiên bà con phải nhổ những cây bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó Sử dụng chế phẩm sinh học VẮC XINSIÊU ĐỒNG. Với lỉ lệ 500ml siêu đồng + 200ml vắc xin + 200 lít nước phun ướt đẫm thân, cành, lá. Bà con cho phun xịt hai lần cách nhau 3-5 ngày để kịp thời kiểm soát được bệnh. Đồng thời, sử dụng Phân bón lá để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu, giúp giảm áp lực cho rễ.

Bà con cần vệ sinh sạch sẽ tàn dư cây vụ trước, nên luân canh với cây trồng khác họ cà. Bà con cần xử lý đất trước khi trồng đối với các đối tượng hại rễ bằng CNX – CN. Thành phần chủ yếu là Chaetomium và Trichoderma. Đây là 2 chủng vi sinh vừa diệt trừ nấm bệnh vừa sinh khối rất nhanh. Sau khi tiêu diệt nấm bệnh chúng sẽ cạnh tranh tuyệt đối môi trường sống của nấm bệnh, ngăn ngừa không cho nấm bệnh xâm nhập lại rễ sau khi đã sử dụng. Giúp rễ phát triển mạnh, mập mạp, cứng cáp.

Lên luống cao để đất và vườn được thông thoáng. Trồng với mật độ thích hợp, tránh rậm rạp.

Bón lót phân chuồng đã được ủ và xử lý kỹ bằng Trichoderma có thành phần Bacillus. Nấm đối kháng Trichoderma Bacillus có khả năng ức chế, cạnh tranh dinh dưỡng và tiêu diệt được các vi sinh vật gây bệnh héo xanh (nấm và vi khuẩn có hại). Vì Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác và cạnh chanh thức ăn với vi khuẩn đất. Sau đó, nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng.

Sử dụng giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.

Chế độ tưới tiêu hợp lý, không để vườn quá ẩm, hay quá khô.

Từ khóa: cây cà chua

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top