Bí quyết chăm sóc cho Xoài trĩu quả
Xoài được xem là loại trái cây “sang” bởi lẽ giá trị của nó rất cao. Các quốc gia nhập khẩu xoài thường yêu cầu không chỉ “ngon” mà còn phải “an toàn”. Vì vậy, nhà vườn Việt Nam cần phải có kiến thức cơ bản trong quy trình chăm sóc xoài cũng như phòng trừ sâu bệnh hại xoài một cách khoa học
1. Đặc điểm
– Xoài là cây ăn quả thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới. Cây xoài có thể sống được nhiệt độ từ 4-46 độC, tuy nhiên xoài phát triển tốt nhất ở 24-27 độC. Chịu hạn tốt nhưng để đạt năng suất cao cần phải cung cấp đầy đủ nguồn nước tưới.
– Ở Việt Nam, xoài được trồng nhiều vùng trong nước để lấy quả, lấy gỗ hay làm cây cảnh
– Xoài có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là trồng trên đất cát hoặc cát pha thịt, thoát nước tốt, phải có tầng đất dầy ít nhất 1,5-2m.
Các giống xoài phổ biến hiện nay :
– Xoài cát Hòa Lôc, xoài cát chu, cát trắng, cát đen
– Xoài bưởi (xoài ghép): Cây có quả nhỏ hơn xoài cát xuất xứ từ tỉnh Tiền Giang.
– Xoài tứ quý: trồng nhiều ở tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Bến Tre. Ăn ngon ngọt giòn nhất khi ăn sống. Cây xoài có thể thu hoạch quanh năm.
– Xoài Đài Loan, xoài tím Thái Lan…
2. Dinh dưỡng cần thiết khi chăm sóc xoài
– Đạm có vai trò quan trọng với sinh trưởng, phát triển và năng suất của xoài. Đạm làm tăng số chồi, tăng số hoa và năng suất. Thiếu đạm quá trình sinh trưởng của cây bị đình trệ, lá nhỏ và chuyển vàng, chồi ít, số hoa giảm, tỉ lệ đậu quả thấp, quả rụng nhiều, quả nhỏ và năng suất thấp
– Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ và mầm hoa. Bón lân làm tăng năng suất và phẩm chất. Thiếu lân lá chuyển màu xanh tối, đầu lá chuyển khô và chết đen, lá rụng sớm, tỷ lệ đậu trái giảm
– Kali cần thiết cho quá trình hấp thu và vận chuyển chất hữu cơ trong cây. Ngoài ra, Kali có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây xoài trong việc hạn chế hình thành tầng rời ở hoa và quả làm giảm tỷ lệ rụng hoa và trái. Thiếu kali lá nhỏ và mỏng, trái non rụng nhiều, năng suất và chất lượng giảm.
– Nhu cầu lân của xoài kinh doanh thấp hơn so với đạm và kali
3. Kỹ thuật bón phân khi chăm sóc xoài
Bón phân cho xoài thời kỳ kiến thiết cơ bản (xoài 1 – 3 năm đầu)
– Bón lót trước khi trồng: phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm TRICODERMA 30 – 40kg/gốc, lân 1kg/gốc, vôi bột 1kg/gốc.
– Bón thúc: xoài thời kỳ kiến thiết cơ bản cần nhiều đạm và lân hơn kali để phát triển thân lá
Năm thứ 1: 200 – 300g phân NPK 30-9-9 + 100 – 200g DAP
Năm thứ 2: 300 – 500g phân NPK 30-9-9 + 200 – 300g DAP + 100 – 200g Kali
Năm thứ 3: 400 – 600g phân NPK 30-9-9 + 200 – 300g DAP + 100 – 200g Kali
(Lượng phân này chia thành 4 – 6 lần bón trong năm, bón cánh gốc 0.5m, đào 4-5 hố xung quanh gốc bón phân vào hoặc bón xung quanh gốc sau đó lắp kín đất lại)
Bón phân cho xoài thời kỳ kinh doanh (xoài trên 3 năm)
– Thời kỳ kinh doanh, xoài cần nhiều kali nhất sau đó tới đạm và lân. Lượng phân bón cho xoài cần căn cứ theo độ tuổi và tình hình sinh trưởng của cây. Trong năm chia thành nhiều đợt bón áp dụng theo quy trình như sau:
Sau thu hoạch: vệ sinh vườn, cắt tỉa cành, bón cho mỗi cây 10 – 15 kg phân chuồng hoai mục + 1kg vôi bột + 1 – 2 kg NPK 30-9-9 cho mỗi cây.
Trước lúc ra hoa: bón 0.5 – 1kg phân NPK 10-30-30 + 300 – 500g DAP + 200 – 300g Kali. Sau đó phun phân bón lá sinh học A4 2 lần cách nhau 5-7 ngày trước khi hoa nở giúp tăng khả năng đậu trái.
– Sau đậu trái: sau đậu trái 7–10 ngày (đã xuất hiện trứng cá) phun phân bón lá sinh học A4 2 lần cách nhau 5-7 ngày giúp giảm tỉ lệ rụng trái non. Sau đậu trái 20–30 ngày bón 1kg phân NPK 10-30-30 + 200-400g DAP + 250-500g Kali cho mỗi cây, bón lại lần 2 giai đoạn sau đậu trái 60-70 ngày với cùng lượng phân trên.
Tin liên quan:
>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài
>>Xử lý xoài rụng hoa và trái non
>>Các loại sâu hại cây xoài – cách phòng trừ an toàn