Biện pháp phòng trừ hiệu quả bệnh xoăn lá ở cà chua
Nấm, vi khuẩn, côn trùng,…thường là những nguyên nhân gây ra các bệnh thường gặp ở cây cà chua. Bệnh xoăn lá ở cà chua cũng đang là vấn đề nan giải với người trồng. Chúng khiến cây sinh trưởng kém, không tạo ra năng suất chất lượng, làm ảnh hưởng đến giá trị kinh tế. Do đó việc phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời là vô cùng quan trọng. Bài viết này Wao sẽ chia sẻ với bạn cách giải quyết tốt nhất cho bệnh xoăn lá ở cà chua.
1. Triệu chứng xoăn lá ở cà chua:
Bệnh xoăn lá ở cà chua rất dễ nhận biết. Khi nhiễm bệnh lá sẽ xoăn vàng, nhăn nheo. Cây giảm khả năng quang hợp, khiến cây sinh trưởng kém, khô cằn và không ra quả. Cây có thể ra hoa và quả, nhưng sẽ bị rụng nhiều. Nếu có quả thì quả cũng nhỏ, biến dạng, cứng và chất lượng không đạt chuẩn.
2. Tác nhân gây bệnh xoăn lá ở cà chua:
Đây là bệnh do virus vàng xoăn lá cà chua gây ra. Với tác nhân chính từ côn trùng, đất và tàn dư của bệnh. Những cành nhiễm bệnh thường không có khả năng phục hồi. Bệnh có thể xuất hiện gần như ở hầu hết các giai đoạn. Tuy nhiên thời kỳ ra hoa bệnh gây hại mạnh nhất.
Bệnh xoăn lá không lây truyền qua hạt giống mà nguồn bệnh lây lan chủ yếu do virus tồn tại trong cơ thể của bọ phấn trắng. Khi mật độ của các loại rệp và bọ phấn này tăng lên thì tỷ lệ cây bị bệnh cũng tăng lên.
3. Biện pháp phòng trừ:
Để xử lý bệnh xoăn lá trên cây cà chua, trước hết khi phát hiện các cây bị bệnh bà con nhổ đem đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó sử dụng chế phẩm sinh học có chứa Chitosan kiểm soát virus (đây là sản phẩm chuyên đặc trị bệnh xoăn lá, xoắn ngọn trên các loại cây như cà chua, chanh dây,…) kết hợp với Phân bón lá. Bà con nhớ phun ướt đẫm trên tán, trong tán cà chua mới có tác dụng hiệu quả nhất. Bà con phun xịt hai lần cách nhau 3-5 ngày. Đồng thời sử dung Nấm 3 màu để ngăn không cho côn trùng truyền bệnh.
Chọn trồng những cây mập, khỏe mạnh để có sức đề kháng chống lại bệnh.
Chế độ tưới tiêu hợp lý.
Bón phân cân đối giữa phân đa, trung, vi lượng. Không được bón quá nhiều đạm sẽ làm cho bộ lá phát triển tốt, thân lá mềm, tạo điều kiện cho rệp muội và bọ phấn chích hút lan truyền bệnh nhanh.
Vệ sinh vườn để tạo sự thông thoáng, thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện ra bệnh tìm hướng giải quyết kịp thời.