For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Các biện pháp phòng trừ hiệu quả bệnh thán thư trên cây ớt

Các biện pháp phòng trừ hiệu quả bệnh thán thư trên cây ớt

Các biện pháp phòng trừ hiệu quả bệnh thán thư trên cây ớt

Thời tiết ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi để nhiều bệnh hại trên cây ớt phát sinh. Nếu muốn quản lý tốt bệnh hại này bà con cần phẩn xác định đúng bệnh, phòng ngừa đúng thời điểm để ngăn chặn hiệu quả. Trong số các bệnh hại phổ biến, thán thư trên cây ớt được xem là bệnh hại có khả năng giảm năng suất trầm trọng, lên đến 70 – 80%.

1. Tác nhân gây bệnh

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.

Bệnh phát sinh phát triển mạnh vào mùa mưa nhưng hiện nay bệnh có thể gây hại nặng trong cả mùa khô, nếu gặp điều kiện ẩm độ cao, do sương mùi, tưới nước nhiều và liên tục. Bào tử nấm gây bệnh thán thư có thể nảy mầm trong nước sau 4 giờ, nhiệt độ thích hợp cho nấm bệnh phát triển mạnh là 28 – 30 độ C.

2. Triệu chứng bệnh thán thư trên cây ớt

Bệnh gây hại nhiều giai đoạn ở nhiều vị trí, bao gồm thân, lá, hoa, trái. Tuy nhiên bệnh phát triển mạnh và gây hại nặng vào giai đoạn quả già chín.

Lúc đầu vết bệnh là những hình tròn úng nước, lõm vào bên trong. Sau đó lan rộng dần, nếu bệnh nặng, cả vỏ trái khô dần và chuyển sang màu nâu hay xám. Điều này gây thiệt hại lớn về năng suất.

Biểu hiện thán thư hại cây ớt

Trên thân vết bệnh có hình thoi, hơi lõm, ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe là một đường màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt vết bệnh có những chấm đen nhỏ.

3. Biện pháp phòng trừ

Khi thấy xuất hiện bệnh thán thư trên cây ớt, bà con nhổ bỏ đem đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó sử dụng Sử dụng 250ml Vaccin + 500ml Siêu đồng pha 200 lít nước phun ướt đẫm thân, cành, lá quả. Bà con cho phun 3 lần liên tiếp cách nhau 5 ngày.

Chọn giống tốt sạch bệnh.

Trồng cây mật độ thưa để tạo sự thông thoáng.

Trước khả năng lây lan ở mỗi giai đoạn và mức độ gây hại nặng của thán thư trên cây ớt. Bà con không nên trồng nhiều chủ ớt liên tục trên cùng một mảnh đất. Vì như vậy, dễ bị ảnh hưởng bởi nấm bệnh lưu tồn mùa trước.

Tăng cường bón phân hữu cơ ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma hoặc phân bón vi sinh.

Thường xuyên kiểm tra, thu gom tàn dư cây bệnh để tránh mầm bệnh lây lan.

Không nên tưới thừa nước vào chiều tối. Ẩm độ không khí tăng cao vào ban đêm là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát sinh, phát triển.

Vườn có chế độ thoát nước tốt.

Nếu vườn bạn đang gặp vấn đề về cây ớt hoặc cây trồng khác, để lại thông tin để kỹ thuật viên tư vấn miễn phí !



    Từ khóa: cây ớt

    Nguồn: sinhhocvietnam

    Bản Tin Xanh

    Tin Hot
    Top