Nếu bạn là người đam mê chơi lan nhưng bạn vẫn chưa biết thiết kế như thế nào. Bạn muốn có một không gian riêng dành cho đam mê thưởng nguyệt ngắm hoa của mình. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách thiết kế vườn phong lan trên sân thượng độc đáo, ấn tượng.
Các giống lan thường được trồng trên sân thượng
Sân thượng là không gian đón nắng, đón gió hóng mát của gia đình. Nếu trên tầng mà treo vài nhành lan trang trí thì thật tuyệt phải không nào.
Gợi ý cho bạn những loại lan được trồng trên sân thượng cực dễ thương, chúng ta cùng tham khảo nhé!
Lan Tiểu hoàng đỏ
Lan Tiểu Hoàng Đỏ có tên khoa học là Aerides rubescens, sống phụ sinh. Được coi là loại lan có nguồn gen quý hiếm ở một số ít khu vực chủ yếu tại Lâm Đồng.
Không quý phái, không mạnh mẽ, không cao sang như những loại lan khác, tiểu hoàng đỏ nhẹ nhàng, đằm thắm. Loài hoa này có nét đẹp đặc trưng cho núi rừng.
Nhành lan được ghép bởi những bông hoa nhỏ mang sắc tím chủ đạo. Nếu để riêng từng cánh hoa thì bình thường nhưng nếu đứng chung với nhau thì hoa tạo chụm mang vẻ đẹp vô cùng ấn tượng.
Lan Thanh đạm
Lan Thanh Đạm là loại lan nhạy cảm với nhiệt, ưa ánh sáng nên trồng trên sân thượng là hợp lý. Với những chiếc hoa màu trắng nhị vàng và có mùi thơm thoang thoảng, lan thanh đạm có tác dụng làm giảm stress cho chúng ta.
Lan Thanh Đạm thường nở rộ vào mùa xuân. Vì trong mùa này, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm là thích hợp nhất với lan.
Lan Sứa ba răng
Sứa Ba Răng là loại lan khá đặc biệt. Dọc theo môi của nó có 3 răng, đỉnh chia làm 2 thùy rộng. Cánh hoa nhỏ, màu đỏ nhạt và có môi màu trắng.
Lan Phích Việt Nam
Lan Phích là loại lan mọc từ chồi và hạt. Được tìm thấy ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) và được xác định là dòng thuộc gen quý hiếm.
Có giá trị cao vì cả thân hoa và lá đều đẹp. Lá đài và cánh hoa màu vàng kem trông rất đẹp mắt. Lá đài giữa dài 6,5cm, chiếc đến đỉnh cằm; cánh hoa dài 0,6cm; cằm dài 0,6 cm.
Lan Hài lông
Khác với các loại lan khác, lan Hài Lông một ngồng chỉ có đúng một hoa. Hoa ở trong gần cuống có màu xanh, càng ra ngoài hoa càng chuyển thành màu đỏ.
Đặc điểm của lan hài lông là ưa râm mát và không chịu nắng nóng. Một lưu ý nhỏ khi trồng loại lan này là bạn phải trồng cách mặt đất để sâu bọ khỏi có cơ hội tấn công.
Các mẫu thiết kế hoa lan trên sân thượng
Thiết kế vườn phong lan trên sân thượng đã và đang trở thành một “cơn sốt”, nó không những mang lại vẻ đẹp tinh tế, thể hiện tính cách của gia chủ mà nó còn đem đến không khí thoáng đãng, không gian thơ mộng cho ngôi nhà. Bạn có thể thiết kế theo các mẫu:
Phong cách Babylon
Phong cách vườn treo Babylon đang là một trong những xu hướng được nhiều người lựa chọn nhất.
“Vườn treo giữa không trung” không chỉ thể hiện được sự tinh tế, đẳng cấp chủ nhân căn hộ, thiết kế vườn lan trên sân thượng phong cách vườn treo Babylon còn là sự lựa chọn hoàn hảo cho những căn nhà có khoảng sân thượng diện tích nhỏ.
Phong cách Minimalism
Phong cách tối giản kết hợp với hiện đại, mọi chi tiết rườm rà, cầu kỳ như họa tiết trang trí, màu sắc sặc sỡ hoặc vật dụng trang trí sẽ được loại bỏ, thay vào đó là sử dụng những đường nét vuông vức, góc cạnh và hướng tới sự đơn giản nhất.
Khi thiết kế theo phong cách này, bạn cần tuân thủ theo nguyên tắc tối giản nhất có thể.
Phong cách đơn giản mà tinh tế
Với phong cách này, bạn chỉ cần bày trí các nhánh hoa sao cho phù hợp. Cộng thêm một tách trà và bộ bàn ghế sẽ là nơi lý tưởng để thư giãn đấy.
Những lưu ý khi trồng vườn hoa lan trên sân thượng
Khi trồng lan không nên che chắn kín vì lan cần lượng ánh sáng lớn. Và sử dụng mái che quá kín sẽ làm nóng cho khu vườn của bạn.
Nên sử dụng lưới xanh đen để che gió hướng Tây. Khi sử dụng lưới cần chú ý lưới phải cách nền ít nhất 1m để đảm bảo thoáng khí, không nên che chắn các hướng vì cần có gió thông thoáng.
Không treo lan gần tường, đặc biệt là ở hướng Tây – Nam vì nó sẽ phải thường xuyên chịu nắng khô.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về thiết kế vườn phong lan trên sân thượng. Hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu thông tin bạn cần.