For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Cách chăm sóc bưởi diễn sau thu hoạch đúng kỹ thuật giúp cây luôn sai trái

Cách chăm sóc bưởi diễn sau thu hoạch đúng kỹ thuật giúp cây luôn sai trái

Bưởi diễn có thể ra hoa đậu quả kém và gây thất thu cho nhà vườn, nếu không có biện pháp chăm sóc bưởi diễn sau thu hoạch đúng kỹ thuật, nhất là thời điểm gặp điều kiện thời tiết bất lợi.

Trong quá trình chăm sóc bưởi diễn nếu bón phân không cân đối, bón quá dư đạm, để đất chua sẽ làm cho cây sinh nhiều cành lá rậm rạp, hoa ra không sai, tỷ lệ đậu quả thấp, tạo điều kiện cho bệnh và các loài sâu hại tấn công, quả chín không chắc, vỏ và cơm (thịt quả) nhão, nhiều nước, ăn nhạt, không thơm ngon.

Chăm sóc bưởi diễn sau thu hoạch

1. Cách tỉa cành tạo tán thông thoáng cho bưởi diễn

Nên thực hiện vào thời điểm ngay sau khi thu hoạch quả và sau các đợt bưởi ra lộc ổn định

Sau khi thu hoạch bà con khẩn trương cắt tỉa tạo tán thông thoáng, được tiếp xúc nhiều với ánh sáng (Mục đích: Tăng hiệu suất quang hợp và giảm trừ sâu, bệnh hại). Quá trình cắt tỉa cần đảm bảo các điều kiện:

  • Loại bỏ cành tăm, cành vượt, chành che tán, loại bỏ các cành lộc đông mới phát sinh phát triển.
  • Cắt tỉa đau, hạ thấp chiều cao cây, tán mở ở đỉnh.

Sau khi cắt tỉa tạo tán bà con dùng nước vôi đặc quét lên phần gốc cây, chiều cao đạt 80-100cm.

2. Cách làm cỏ cho bưởi diễn sau thu hoạch

Dọn sạch cỏ dại, loại bỏ nơi trú ngụ của côn trùng và sâu bệnh hại bưởi. Đặc biệt lưu ý làm sạch cỏ dại tại những vùng rễ cây phát triển. Những nơi đất đồi dốc phần ngoài tán có thể để lại cỏ (Mục đích: Hạn chế cạnh tranh dưỡng, giảm rửa trôi khi mưa, giữ ẩm cho đất…).

Nên thường xuyên dọn sạch cỏ dại bằng các chế phẩm sinh học hoặc sử dụng các biện pháp cơ giới. Không nên lạm dụng thuốc hoặc hóa chất độc hại để trừ cỏ vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển bộ rễ của cây

3. Cách bón phân cho bưởi diễn sau thu hoạch

Việc bón phân cho bưởi diễn sau thu hoạch cực kỳ quan trọng. Nếu bón phân không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra rễ tôm, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả vụ sau.

Cây bưởi Diễn ưa đất trung tính hơi kiềm, có độ pH cao thường là 6 – 7. Để cây cho quả sai, quả chất lượng cao, dễ bảo quản và bán được giá, bà con cần áp dụng một loạt các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, trong đó bón phân cân đối đáp ứng nhu cầu các chất đa – trung – vi lượng và kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học phun qua lá là rất quan trọng.

» Bước 1: Xử lý bộ rễ, cuốc rễ, làm đứt rễ phần ngoài tán

Cuốc xung quanh vùng rễ cây theo hình chiếu tán, làm đứt phần rễ tơ, phần rễ ngoài cùng của cây

Mục đích:
Làm giảm khả năng hút dinh dưỡng và nước từ đất lên các bộ phận trên mặt đất qua đó hạn chế hiện tượng phát sinh – phát triển lộc đông. 
Ngoài ra khi xử lý bộ rễ sẽ tạo điện kiện cho cây phát triển rễ tơ mới (loại bỏ rễ cũ thúc đẩy sinh trưởng rễ mới). Bộ rễ mới được thay thế một phần giúp cây tăng cường hiệu suất hấp thu dinh dưỡng, tăng độ ngọt quả ở vụ kế tiếp.

Xử lý bộ rễ trước khi bón phân

Các bước xử lý bộ rễ trước khi bón phân:

Cuốc sâu 20-30cm, rộng 30-40cm. Sau khi cuốc xong bà con không được tưới nước, để phơi từ 5-10 ngày cho khô kiệt đất phần xung quanh rễ.
Nếu tưới nước lúc này sẽ tạo ra nguy cơ bưởi diễn phát triển lộc đông.
Chỉ tưới nước khi cây đã qua ngủ nghỉ và tích lũy dinh dưỡng đủ dài (khoảng từ 30-45 ngày). Thông thường bà con nên tưới nước từ 15-25 tháng 12 âm lịch.

Vai trò của việc xử lý bộ rễ, cuốc rễ xung quanh vùng tán:

– Cải tạo đất, giúp đất tơi xốp tạo điều kiện thuận lợi cho rễ tơ (rễ mới) phát sinh – phát triển mạnh, hạn chế hiện tượng nghẹt rễ trong mùa mưa.
– Thay thế bộ rễ tơ cũ của năm trước bằng bộ rễ mới khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng cho bộ rễ.
– Loại bỏ nguy cơ phát sinh – phát triển lộc đông (phần rễ tơ, rễ non nằm ở đỉnh sinh trưởng rễ thường có chứa hoóc môn trẻ hóa giúp cây tăng khả năng phát triển mầm chồi dinh dưỡng vì vậy chúng ta cần triệt tiêu).
– Việc xử lý rễ giúp cây chuyển sang trạng thái ngủ nghỉ đông, tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho quá trình phân hóa mầm hoa.

Lưu ý chung trong quá trình xử lý rễ:

+ Trong quá trình xử lý rễ, phơi đất vùng rễ nếu gặp điều kiện thời tiết nắng hanh kéo dài, có biểu hiện héo lá nhẹ bà con cần tưới nước bổ sung (tưới nước duy trì).
+ Sau khi cuốc rễ, làm đứt rễ chúng ta vô tình tạo vết thương hở trên bộ rễ tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhiễm gây bệnh do đó bà con cần dùng các loại chế phẩm trừ nấm khuẩn an toàn cho bộ rễ để phun trực tiếp lên phần vừa xử lý làm đứt rễ (bà con có thể dùng Chế phẩm Trichoderma NANO để phun phòng trị nấm bệnh cho bộ rễ).

» Bước 2: Bón phân cho bưởi diễn

Lượng bón nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, tuổi cây, thời điểm bón, cũng như tiềm năng năng suất giống, tập quán thâm canh của địa phương…

[kdn-iframe title=”Chế Phẩm Sinh Học sử dụng cho Bưởi Diễn | VƯỜN SINH THÁI” width=”500″ height=”375″ src=”https://www.youtube.com/embed/JYAAEPFwg-o?feature=oembed” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen][/kdn-iframe]

Mô hình sử dụng Phân bón sinh học Vườn Sinh Thái cho cây Bưởi diễn

Cách bón phân cho bưởi diễn

Bón tháng 11- 12 (cơ bản): Đào rãnh xung quanh tán, trộn đều và bón theo rãnh đào rồi dùng đất lấp kín phân.

*Bón vôi:
Sau khi cuốc đất làm đứt rễ bà con nên phơi khô từ 5-10 ngày sau đó mới bón vôi. Bón vôi bột 1-2 kg/gốc.
Lượng vôi sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào tuổi cây và độ chua của đất. Bưởi diễn phát triển thích hợp trên đất có pH = 6,5-7

*Bón phân: Sau khi bón vôi từ 5-10 ngày thì tiến hành bón phân
+ Bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục với Nấm đối kháng Trichoderma NANO: Bón 30-50 kg/gốc
+ Bón phân NPK 5.10.3: Bón 0,5-2 kg/gốc tùy tuổi cây
+ Đậu tương nghiền nhỏ: 1-2,5 kg/gốc tùy tuổi cây

Hỗn hợp phân bón trên được bón rải đều lên hình chiếu tán (mép ngoài cây), khi bón cần được trộn đều với nhau và trộn đều với đất. Mục đích của việc bón phân sau thu hoạch là giúp cây sinh trưởng rễ tơ mới (bón nhử rễ ngoài tán), phục hồi sức sinh trưởng của cây sau mỗi vụ thu hoạch, cải tạo lý tính và sinh tính của đất, tăng cường sức đề kháng cho bộ rễ.
Sau khi bón phân xong bà con không được tưới nước, chỉ tưới nước bổ sung trong trường hợp thời tiết nắng hanh khô kéo dài và bộ lá có biểu hiện héo nhẹ.

Bón thúc lần 1 (đón hoa): Tháng 1 – 2 bón 40% lượng NPK 5.10.3 hoặc 16.6.16

Bón thúc lần 2 (thúc quả): Tháng 4 – 5 bón 30% lượng NPK.

Bón thúc lần 3 (thúc quả): Tháng 7 – 8 bón 30% lượng NPK.

Bón thúc lần 4: Tháng 9 – 10 mỗi gốc bón 1kg NPK 16.6.16 hoặc 2kg NPK 5.10.3 (chống nứt quả).

Bón qua lá: Sử dụng Phân bón sinh học VƯỜN SINH THÁI (100ml) pha với 200-300 lít nước phun định kỳ. Giúp cây cân bằng dinh dưỡng. Cứng cáp khỏe mạnh. Giảm thiểu sâu bệnh gây hại

[kdn-iframe title=”Hiệu quả sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trên cây ăn trái” width=”500″ height=”281″ src=”https://www.youtube.com/embed/_qnZmdxhXMQ?feature=oembed” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen][/kdn-iframe]

Mô hình vườn cây ăn trái tại Vĩnh Long ứng dụng Phân bón sinh học Vườn Sinh Thái đạt hiệu quả cao

Cây trồng thường hấp thụ dinh dưỡng qua lá nhanh hơn qua rễ. Vì vậy để bưởi diễn ra hoa đậu trái nhiều, bà con cần sử Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun qua lá vào thời kỳ trước khi ra hoa và thời kỳ đậu quả nhỏ, cách 7-10 ngày phun đều 1 lượt. Giúp bưởi diễn ra quả đồng đều, mã quả sáng đẹp và tăng chất lượng quả.

► XEM THÊM Giải pháp sinh học bền vững đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Cây Trồng

HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỄN PHÍ 0962 686 348

VƯỜN SINH THÁI

Nguồn: https://vuonsinhthai.com.vn/cach-cham-soc-buoi-dien-sau-thu-hoach-dung-ky-thuat-giup-cay-luon-sai-trai.html

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top