For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Cách kiểm tra sức khỏe đất canh tác để cải tạo đất đúng cách

Cách kiểm tra sức khỏe đất canh tác để cải tạo đất đúng cách

Cách kiểm tra sức khỏe đất canh tác để cải tạo đất đúng cách

4 BƯỚC KHÁM SỨC KHỎE CHO ĐẤT

Một vườn cây tốt bắt nguồn từ một nền đất khỏe. Do đó hãy cố gắng tìm hiểu thật nhiều về đất canh tác mà bạn định dùng để trồng cây/hoa bởi vì điều đó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc quyết định xem bạn cần bổ sung thêm gì để có một nền tảng đất trồng phù hợp nhất.

Khi bạn đã
hiểu về kết cấu của đất, thành phần , khả năng thoát nước, độ chua, và mật độ
khoáng trong đất trồng của mình, bạn sẽ tránh được sự thất vọng sau này khi thực
tế đất trồng không phù hợp với cây.

Kiểm tra 1: Loại đất canh tác

Một trong những
đặc điểm cơ bản nhất của đất là thành phần đất.

Về cơ bản, đất
được phân ra các loại sau: đất sét, đất cát, và đất mùn.

Đất sét chứa
các chất dinh dưỡng phong phú, nhưng khả năng thoát nước kém.

Đất cát
thoáng, khả năng thoát nước nhanh chóng, nhưng sẽ gặp vấn đề trong việc lưu giữ
các chất dinh dưỡng và duy trì độ ẩm.

Đất mùn thường
được coi là loại đất lý tưởng vì khả năng giữ được độ ẩm và chất dinh dưỡng tốt
nhưng lại không bị úng.

Cách 1: xác định loại đất canh tác thông qua kết cấu đất

Để xác định
loại đất của bạn, lấy một nắm đất ẩm (nhưng không ướt ) từ khu vườn, nắm nhẹ lại
và mở bàn tay ra. Bạn quan sát đất sẽ ở 1 trong 3 trạng thái sau:

1. Nắm đất vẫn
giữ được hình dạng khi nắm, và khi bạn chọc vào, nắm đất sẽ vỡ nhẹ ra. Thật may
mắn cho bạn, điều đó có nghĩa là đất của bạn là đất mùn và có độ tơi xốp rất tốt.

2. Nắm đất vẫn
giữ được hình dạng khi nắm và khi bạn chọc vào, nắm đất vẫn giữ nguyên hình dạng
không suy xuyển. Điều này có nghĩa đất của bạn là đất sét .

3. Nắm đất
tơi ra ngay sau khi bạn mở bàn tay. Điều này có nghĩa đất của bạn là đất cát.

Kiểm tra bằng trực quan

Cách 2: xác định loại đất canh tác thông qua thành phần đất

1. Cho đất
trên tầng mặt vào 1/3 chai thủy tinh loại 1 lít và đổ nước vào gần đầy chai.

2. Vặn chặt
nắp chai và lắc hỗn hợp bên trong cho tới khi những cục đất tan ra.

3. Đặt chai
lên mặt phẳng và xem các hạt lớn hơn bắt đầu chìm xuống đáy chai.

4. Trong một
hoặc hai phút, phần cát của đất sẽ lắng xuống đáy chai. Hãy đánh dấu mức cát
trên thành chai.

5. Để chai
chưa lắng hết trong một vài tiếng. Các hạt bùn mịn hơn sẽ dần lắng trên lớp
cát. Bạn sẽ thấy các lớp có màu sắc khác nhau một chút, thể hiện rõ các loại hạt
khác nhau.

6. Để yên
chai đó qua đêm. Lớp tiếp theo phía trên lớp bùn sẽ là đất sét. Đánh dấu độ dày
của lớp đó. Phía trên lớp đất sét sẽ là một lớp mỏng các chất hữu cơ. Một vài
trong số các chất hữu cơ này có thể nổi trên nước.

đánh giá loại đất

Dựa theo tỉ
lệ các thành phần trong đất để xác định đất của bạn là đất gì. Nếu đất của bạn
là đất mùn thì chai sẽ tối màu và đầy những cặn hữu cơ nổi lên.

Và giờ bạn
đã biết loại đất của mình, bạn có thể có phương án cải tạo đất phù hợp nhất.

Kiểm tra 2: Kiểm tra khả năng thoát nước của đất canh tác

Điều này rất
quan trọng, giúp xác định xem đất của bạn có vấn đề thoát nước hay không. Một số
loại cây, chẳng hạn như một số loại thảo mộc, cây rau thơm sẽ rất dễ chết nếu rễ
của chúng bị quá ẩm ướt.

Để kiểm tra
khả năng thoát nước, thực hiện như sau:             

1. Đào 1 cái
lỗ với kích thước (15cm x 30cm) đối với vườn.

2. Đổ đầy nước
vào lỗ và chờ cho chỗ nước đó thoát hết.

3. Lại đổ đầy
nước lần thứ 2.

4. Theo dõi xem bao lâu thì chỗ nước
bạn vừa đổ vào sẽ thoát đi hết.

Nếu chỗ nước
bạn đổ vào phải mất cả giờ đồng hồ mới thoát đi được có nghĩa là đất của bạn
đang có vấn đề về khả năng thoát nước.

kiểm tra thoat nước

Kiểm tra 3: Kiểm tra giun trong đất

Giun đất là
một chỉ số tốt để đánh giá chất lượng, sức khoẻ của đất, đặc biệt là về khía cạnh
sinh học. Nếu có sự xuất hiện của giun đất cũng đồng nghĩa với việc đất của bạn
sẽ bao gồm các vi khuẩn có lợi cho đất và cho cây trồng. Để biết rõ có thể làm
xét nghiệm sau:

1. Chọn thời
điểm đất ấm, ít nhất từ 12 độ C trở lên và đất còn ẩm mà không phải là ướt sũng
nước

2. Đào lỗ
30cm x 30 cm và tiến hành lấy mẫu rồi sàng sơ đất.

3. Bạn hãy đếm
xem số lượng giun đất có trong mẫu đất bạn vừa lấy.

Nếu ít hơn
10 có nghĩa là đất của bạn còn chưa đủ dinh dưỡng để cho giun đất phát triển hoặc
là đất của bạn quá chua hoặc quá kiềm.

Ghi chú: Về
mặt tương đối các bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của các sinh vật và vi
sinh vật sống trong đất tương quan với chất lượng của đất.

Kiểm tra giun trong đất

Kiểm tra 4: Kiểm tra độ pH

Độ pH đóng một
phần quan trọng trong việc giúp cây sinh trưởng tốt.

pH được thử
nghiệm trên thang điểm từ 0 đến 14, với số 0 là rất có tính axit và 14 là rất
kiềm. Hầu hết các cây phát triển tốt nhất trong đất với pH trung tính, giữa 6
và 7. Khi mức độ pH thấp hơn 5 hoặc cao hơn 8, cây cối sẽ không thể sinh trưởng
đúng khả năng có thể.

Để kiểm tra
pH, bạn có thể sử dụng 1 máy đo rất đơn giản và gọn nhẹ. Bạn mua máy đo pH tại
các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp.

Kiểm tra PH

Cách đo:

Nếu đất trồng
quá khô, cần làm ẩm phần đất cần đo và chờ khoảng 20-30 phút cho ổn định (độ ẩm
40-60%) để trị số pH thể hiện trên máy là chính xác.

Bước 1: Cắm
phần đầu nhọn của máy xuống vị trí đất cần đo sao cho ngập 3 vòng kim loại
trong đất.

Nếu sử dụng
máy đo pH tại các khu vực đất ruộng hoặc trang trại thì sau khi cắm máy đo vào
trong đất cần dậm phần đất xung quanh cho chặt.

Bước 2: Đọc
kết quả sau khi cắm máy khoảng 1 phút.

Trị số pH là giá trị kim đồng hồ chỉ số màu đỏ trên thang đo ở phần mặt trên của máy.

Trên đây là các cách kiểm tra đất đơn giản tại nhà, không tốn kém nhằm giúp bạn xác định được tình trạng đất trồng trong vườn của mình để bạn có phương án cải tạo đất cũng như lựa chọn cây trồng phù hợp nhất.

Nguồn: sinhhocvietnam

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top