Trồng mít thái trong chậu nhựa gần đây được nhiều người hứng thú do vừa có thể làm cảnh, lại có thêm trái ăn. Trái mít thái ngọt, thơm và rất hấp dẫn.. trong khi có thể trồng được trong chậu dễ dạng, ít tốn công chăm sóc nên đối với những người yêu cây cảnh ăn quả là rất phù hợp.
Chuẩn bị những gì để trồng mít vào chậu nhựa
Chọn giống mít thái cần trồng
Để trồng mít trong chậu bạn có thể chọn một trong các giống như Mít Thái, mít Tố Nữ, mít Mật, mít Nghệ, mít ruột đỏ, mít không hạt, mít Viên linh…
Mỗi loại mít có ưu và nhược điểm riêng, tùy nhu cầu mà lựa chọn giống cho phù hợp. Nhưng trong bài viết này Cây Thuốc Dân Gian sẽ chia sẻ về cách trồng mít thái trong chậu, bởi giống này đang rất hót thời gian gần đây.
Mít thái có nhiều ưu điểm như gian năng suất cao, sinh trưởng ngắn, giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhiều vùng đất khác nhau. Nhưng giống mít này có nhược điểm là không chịu được ngập úng.
Với giống mít nghệ thì trái to, giòn, ngọt, ngon, múi thơm, có khả năng chịu hạn cao, ngoài ra còn dùng lấy gỗ, dễ trồng…
Chọn dụng cụ trồng mít
Bạn có thể trồng mít thái vào khay, chậu nhựa hoặc tận dụng bao xi măng, thùng xốp có sẵn trong nhà. Lưu ý nên khoét lỗ dưới đáy để thoát nước.
Chọn đất trồng
Cây mít có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc trộn đất với phân gà, phân bò hoai mục, phân trùn quế, xơ dừa, vỏ trấu, than bùn, mùn hữu cơ…
Thời vụ trồng
Thời gian trồng mít thái thích hợp nhất là vào mùa mưa (tháng 5 – 7 dương lịch nếu miền Nam hoặc tháng 3 – 4 nếu miền Bắc) vì thời điểm này cây dễ phát triển, có tỉ lệ sống cao.
Mật độ trồng
Cây mít thái bạn có thể chọn trồng dày hoặc thưa đều được. Nếu trồng thưa có thể trồng khoảng 200-210 cây/ha (khoảng cách cây 6m và khoảng cách hàng 7m).
Nếu trồng dày bà con có thể trồng khoảng 290-300 cây/ha (khoảng cách cây 5m và khoảng cách hàng 6m). Đối với phương pháp trồng dày mọi người cần phải thường xuyên tỉa cành, tạo tán để giúp vườn thông thoáng từ đó tăng năng suất vườn mít.
Kỹ thuật trồng mít thái trong chậu nhựa
Trong bài hướng dẫn này, Fao chọn loại chậu nhựa đen 6 lỗ, có thể lựa chọn 2 loại kích thước là 160x280x140 hoặc 200x300x150 tương ứng với đường kinh đáy x đường kính miệng x chiều cao.
Khi trồng, bạn cần tháo bầu cây, đặt vào giữa chậu, lấp đất xong hơi ấn nhẹ để cố định cây, cố gắng không trồng lút đất vào gốc cây. Cắm một cành bên cảnh cây rồi cột nhẹ cây vào để chống đổ, tủ gốc bằng rơm để giữ độ ẩm cho đất.
Sau khi trồng, cần chú ý thường xuyên tưới nước cho cây, tần suất 2-3 ngày tưới một lần, sau giảm dần còn 4-5 ngày một lần. Hàng năm, tiến hành bón phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê…
Sau khi trồng 20 – 30 ngày, tiến hành bón phân lần thứ nhất cho cây bền rễ, nên chọn NPK 15:15:15, sau đó cứ mỗi tháng bón một lần.
Vì trồng mít thái trong chậu nên bạn cần bón phân thường xuyên và kết hợp xịt bổ sung phân bón lá vi lượng để giúp cây có đủ dinh dưỡng và chất vi lượng cần thiết. Khi cây bắt đầu ra hoa đậu quả, cần bổ sung thêm phân Kali để quả ngon, thơm và ngọt hơn.
Nước là yếu tố vô cùng quan trọng với cây mít đặc biệt là vào mùa khô, ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến các phương pháp phòng trừ các loại sâu bệnh như sâu đục cành, sâu đục thân, rệp, rầy… để giúp cây luôn khỏe mạnh.
Mít thái ra quả khá sớm và nhiều nhiều, nhưng để tăng chất lượng quả bạn cẩn tỉa bỏ những cành phụ không quan trọng, chỉ để lại 4-5 cành chính và các nhánh chính, sau khi thu hoạch xong cây lại tiếp tục ra hoa và đậu trái, lúc này tiếp tục tỉa bỏ và chỉ chừa một đến hai trái.
Năm thứ hai và các năm tiếp theo bạn đều nên tiến hành cắt tỉa và để nhiều quả hơn.
Sâu bệnh hại cây mít thái và cách phòng trừ
Mít thái tuy sinh trường tốt, chỉ cần đủ nước và phân bón là tươi tốt. Nhưng vẫn có thể bị sâu bệnh tấn công, vì vậy cần có biện pháp phòng trừ hoặc tiêu diệt sớm khi mới xuất hiện mầm bệnh:
Bệnh thối gốc, chảy nhựa
Do xuất hiện nhiều sâu hại gây ra bệnh,có các biểu hiện là cây xuất hiện nhiều vết loét, chảy ra nhiều nhựa vàng từ thân làm gốc bị thối, lá cây bị vàng, rụng và cây nhanh chết.
Có thể phòng trừ bằng cách giữ cho đất thông thoáng, không trồng cây trên vùng đất quá ẩm, ngập úng, khi có dấu hiệu bệnh dùng Ridomyl để phun cho cây.
Ruồi đục quả và bệnh thối quả
Bệnh thường xảy ra khi cây đang ở giai đoạn nuôi lớn quả. Biểu hiện là trên quả xuất hiện các đốm màu nâu, nhựa chảy từ quả ra, chỗ quả bị hại nhũn.
Cách phòng trừ là tiêu hủy những trái bệnh và bị ruồi hại, kết hợp phun bả Protein. Cách phun là phun thành đốm nhỏ trên các tán cây, lưu ý không phun trực tiếp lên quả, phun vào khoảng 9h sáng là thích hợp nhất.
Sâu đục thân, sâu đục cành
Bệnh xuất hiện ở giai đoạn khi cây ra lá non, sâu tấn công thân cây và cành.
Loại bệnh này nếu không phát hiện sớm và xử lý thì có thể khiến cây chết, nên dùng thuốc Cyperan 5 EC, 10 EC để xịt.
Sâu đục trái mít
Khiến quả nhanh hỏng và bị rụng sớm, bạn nên bao quả để phòng sâu đục trái vào thời kỳ trái rụng sinh lý.
Rầy, rệp hại mít
Rầy, rệp hút nhựa trên các lá non khiến chúng bị quoăn, cây chậm lớn, gây biến đổi hình dạng trái.
Phòng trừ bằng cách sử dụng thuốc Bassan 50 EC để phun cho cây đồng, kết hợp thời tiêu hủy các bộ phận trên cây đã bị hại.