For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Cách trồng Nấm Mộc Nhĩ trên mùn cưa đơn giản ngay tại nhà

Cách trồng Nấm Mộc Nhĩ trên mùn cưa đơn giản ngay tại nhà

Nấm mộc nhĩ là loại nấm phổ biến được nhiều người yêu thích và gần như mỗi tháng xuất hiện ít nhất 1 lần trong bữa cơm của các gia đình. Trồng nấm mộc nhĩ khá đơn giản, giúp tăng thu nhập, xây dựng kinh tế nên được nhiều người tìm hiểu.

Để làm rõ hơn về kỹ thuật trồng nấm mộc nhĩ trên mùn cưa, Fao mời bà con tham khảo nội dung bên dưới đây để nắm rõ mô hình cũng như các bước giúp tăng nhanh năng suất.

Kỹ thuật trồng nấm mộc nhĩ

1, Đặc tính sinh học của nấm mộc nhĩ

Nhiệt độ: Nuôi sợi 25-28oC, giai đoạn quả thể  28-5oC.

Độ ẩm: Môi trường mùn cưa ẩm độ 65-70%, ẩm độ không khí: 80-85%, khi nuôi quả thể cần ẩm độ cao hơn 85%.

Ánh sáng: Thời kỳ nuôi sợi không cần ánh sáng (ánh sáng mờ đọc sách được); thời kỳ chăm sóc: ánh sáng vừa phải, nếu sáng quá mộc nhĩ đen, ánh sáng tối mộc nhĩ trắng.

Độ pH: Môi trường pH từ 6-6,5.

2, Kỹ thuật trồng nấm mộc nhĩ

Thời vụ:

Ở phía Bắc tốt nhất vào tháng 2 – 3 và tháng 9 – 10, đối với các tỉnh phía Nam trồng quanh năm.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Mùn cưa các loại gỗ tạp không có tinh dầu đều làm được, tốt nhất là mùn cưa bồ đề, mỡ, cao su, cây có mủ.
  • Chú ý: Mùn cưa phải khô, sạch không lẫn tạp chất, hóa chất độc. Trước khi dùng phải sang bỏ tạp chất, mùn đã mốc, mùn to, mụn bị lên men.

Tạo ẩm, phối trộn nguyên liệu:

  • Tạo ẩm trước khi đóng túi 6 – 7 ngày (ủ 3 ngày, đảo ủ lại 3 – 4 ngày) bằng nước sạch + 0.3% vôi nguyên liệu để được tạo ẩm đạt 60 – 65% là được.
  • Nắm mùn cưa vào tay khi bỏ ra còn khuôn là đạt độ ẩm hoặc dùng túi kích thước 19 x 37cm đóng mùn cưa đã tạo ẩm vào với mùn cao su đạt 1.8 kg / 1 túi, mùn bồ đề 1.5 kg / 1 túi là đạt độ ẩm yêu cầu.
  • Tạo ẩm thành đống to sau 2 – 3 ngày đóng cũng được.

Phối trộn nguyên liệu:

Sau khi mùn cưa đã tạo ẩm, trộn 100kg mùn với 0.1kg MgSO4, 1kg bột nhẹ và 2kg thỏi nghiền nhỏ dạng cám. Trộn nguyên liệu với bột nhẹ, kiểm tra độ ẩm đạt 65% rồi ủ đống 5 – 7 ngày, đảo đều trộn thêm phụ gia (MgSO4 +  thỏi nghiền) rồi đóng bịch.

Đóng túi – hấp khử trùng:

Mục đích diệt toàn bộ nấm dại và vi khuẩn ký sinh trên mùn cưa.

  • Đóng túi: Túi PP chịu nhiệt kích thước túi 19 x 38cm, trọng lượng túi = 1kg mùn cưa khô = 1.3 – 1.4kg mùn cưa ướt. Khi đóng túi xong kích thước túi có đường kính 11cm, cao 18cm. Cổ nhựa nên tận dụng vỏ cứng và có nút bông. 1 tấn mùn cưa = 1000 túi, 1m3 = 300 – 350 túi.
  • Hấp khử trùng:
    • Khử trùng bằng nồi thủ công (thùng phi bịt kín hấp cách thủy): Ở điều kiện nhiệt độ mùn cưa 95-100oC từ 10 – 12h mới đạt yêu cầu. Mỗi thùng phi hấp được 40 túi.
    • Khử trùng bằng lò sấy thủ công: Dùng hơi nước bão hòa, kích thước lò 2m x 1.6 x 1m, dưới đáy 1 chảo gang đường kính 1.2m, dung tích lò: 800 túi/lò (1m3 = 400). Nguyên lý họat động của lò: Đun nước sôi và bốc hơi (bằng củi than), dùng hơi nước để khử trùng. Thời gian đun (củi, than) từ 14 – 16 h/1 nồi hấp.

Cấy giống:

  • Yêu cầu phòng kín gió, vệ sinh tẩy uế sạch sẽ (nước vôi, foocmon, lưu huỳnh xông hơi) chuẩn bị phòng trước 2 – 3 ngày sau mới cấy giống. Sau mỗi lần cấy giống đều phải tẩy uế, vệ sinh phòng cấy.
  • Thao tác cấy: Vệ sinh dụng cụ, quần áo, chân tay bằng cồn trước khi cấy giống.

Dụng cụ cấy giống:

  • Bàn cấy giống (giữ chai cấp 2): dài 1.2m, rộng 0.6m, cao 0.8m
  • Đèn cồn (2 cái), panh một cái, dùi đục lỗ cấp 3: 1 – 2 con (dùi đục lỗ đầu dài 20cm, đường kính 1.5 – 1.8cm, chuôi cầm dài 30cm).

Cấy giống:

Mỗi bịch cho một que, que bé cấy 2.

Chú ý:

  • Thao tác cấy giống: que sắn hoặc thóc giống cấp 2, mộc nhĩ trước khi cấy vào bịch phải thực hiện trên ngọn đèn cồn. Có như vậy mới giảm được tỷ lệ nhiễm bệnh.
  • Tuổi giống tốt nhất từ 25-40 ngày tuổi (kể từ ngày cấy giống), không nên cấy giống quá non hoặc quá già dẫn đến năng suất kém.
  • Sau khi cấy giống xong, chuyển các bịch đã cấy giống vào nuôi sợi đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng và ẩm độ.
  • Trong điều kiện không có phòng nuôi sợi riêng thì cho luôn ra nhà chăm sóc, nhà chăm sóc cũng phải được vệ sinh tẩy uế mới được sử dụng nhưng mật độ dày lên, che chắn kín xung quanh đảm bảo độ tối vừa phải.
  • Nếu cấy giống bằng thóc (cấp 2) thì xếp các túi mùn cưa sát nhau để sợi ăn từ trên xuống dưới.
  • Nếu cấy giống bằng que sắn thì xếp đứng, xếp nằm, nghiêng.
  • Thời gian nuôi sợi từ 22-28 ngày. Khi sợi n ăn kín, đem túi chuyển ra để giàn hoặc treo để chăm sóc. Đảm bảo ẩm độ, nhiệt độ, ánh sáng.

Cách trồng nấm mộc nhĩ

Chăm sóc và thu hái nấm mộc nhĩ

  • Treo bịch: Mỗi dây treo từ 7 – 10 bịch, treo đối đầu cái xuôi, cái ngược độ cao từ 1.6 – 1.8m.
  • Rạch bịch: Mỗi bịch rạch 12 – 16 vết, dài 2 – 4cm, sâu 1 – 2mm, nếu ẩm độ cao thì rạch dọc, nếu ẩm độ thấp thì rạch chéo.
  • Giàn treo: Nhà treo bịch có thể làm 2 mái, mái bằng, chủ yếu che nắng và gió. Phòng nuôi chăm sóc phải thông thoáng.
  • 1m3 nhà treo được 25 dây (dây nọ cách dây kia 20cm), mỗi dây treo 7 – 10 bịch.
  • Nhà 300 – 360m2 treo được 8 – 10 vạn túi.

Điều kiện chăm sóc:

  • Sau khi treo bịch chăm sóc bình thường, chú ý giữ đủ ẩm, nhiệt độ 25 – 32oC, ẩm độ 80 – 85%, ánh sáng tối đọc sách được, 7 ngày đầu tưới bình thường, sau khi quả thể nhú tưới ẩm tăng dần. Khi nấm bắt đầu mọc phải tưới nước liên tục, 4 – 5 lần mỗi ngày.
  • Chú ý luôn giữ ẩm độ để mộc nhĩ không bị khô và nhăn mép.
  • Thu hái mộc nhĩ: Khi cánh mộc nhĩ doãng thẳng thì tiến hành thu hái, để quá thì sẽ già.
  • Sau mỗi đợt thu hái xong phơi khô và đóng túi, bảo quản.

Vệ sinh phòng bệnh:

  • Trước khi cấy giống nuôi sợi, khu vực cấy giống đều phải vệ sinh tẩy uế.
  • Sau khi cấy giống 3-7 ngày, kiểm tra các bịch nấm, nếu thấy bị nhiễm mốc xanh, vàng, đỏ thì phải loại ngay, bỏ xa nơi sản xuất để tránh lây lan.
  • Lấy giống ở nơi tin cậy, có địa chỉ rõ ràng.
  • Vệ sinh phòng cấy, dụng cụ cấy trước khi thao tác cấy giống.
  • Vệ sinh sạch sẽ khu sản xuất sau mỗi đợt sản xuất.
  • Rắc vôi bột xung quanh nhà nuôi sợi.
  • Cũng có thể phun khử trùng khu vực trồng nấm bằng dung dịch hỗn hợp EM2 + EM5 tỷ lệ 1/500 (1 phần EM + 500 phần nước).

Như vậy Fao đã hoàn thành chia sẻ cho bà con về cách trồng nấm mộc nhĩ trên mùn cưa. Thật đơn giản phải không nào, bà con hãy cố gắng áp dụng theo nhé!

(Nguồn: Hỏi đáp kỹ thuật trồng nấm ở hộ gia đình / Trương Quốc Tùng . – H.: Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2009. – 103tr.; 19cm. Đăng ký cá biệt: VB20102984)

Nguồn: fao.org.vn

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top