For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Cách ủ phân hữu cơ, ủ phân chuồng hoai mục bằng Nấm đối kháng Trichoderma

Cách ủ phân hữu cơ, ủ phân chuồng hoai mục bằng Nấm đối kháng Trichoderma

Phân hữu cơ làm đất tơi xốp, giàu mùn, thoáng khí giúp cây trồng dễ hấp thụ và rất an toàn, bền vững. Việc ủ phân hữu cơ hay ủ phân chuồng hoai mục để bón cho cây trồng sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất và nâng cao năng suất chất lượng nông sản. 

Nguyên liệu để ủ phân hữu cơ thông thường là các phụ phẩm có sẵn trong tự nhiên. Tuy nhiên nếu sử dụng trực tiếp sẽ vẫn có chứa các vi sinh gây bệnh, vì vậy cần sử dụng các chế phẩm vi sinh, nấm đối kháng trichoderma để giúp phân hữu cơ hoai mục nhanh hơn và gia tăng các chủng vi sinh có lợi cho phân.

Sau đây, VƯỜN SINH THÁI sẽ hướng dẫn bà con cách sử dụng Chế phẩm sinh học NANOgro (Nấm đối kháng trichoderma NANO) để ủ phân hữu cơ, ủ phân chuồng làm phân bón cho cây trồng

Nấm đối kháng trichoderma NANO là gì ?

Là dòng Chế phẩm sinh học cao cấp, nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ, hạn sử dụng lên tới 3 năm, được chiết xuất ở dạng viên nén NANO, chứa bên trong gồm hàng tỷ chủng vi sinh vật gốc, nấm đối kháng Trichoderma, vi khuẩn có lợi Bacillus và vi khuẩn cố định đạm

Thành phần tác động: Hỗn hợp vi khuẩn và nấm dạng bào tử, Axit Citric, Bicabonat Natri.

Thành phần vi sinh vật: Trichoderma viride: 2.5×109cfu/g; Trichoderma koningi: 2.5×109cfu/g; Trichoderma harzianum: 2.5×109cfu/g; Trichoderma polysporum: 2.5×109cfu/g; Bacillus subtilis: 2.0×109cfu/g; Bacillus laterosporus: 2.0×109cfu/g; Bacillus licheniformus: 2.0×109cfu/g; Bacillus megaterium: 2.0×109cfu/g; Bacillus pumilus: 2.0×109cfu/g; Paenibacillus polymyxa: 5.0×109cfu/g

Vai trò của Nấm đối kháng Trichoderma NANO với cây trồng:

+ Tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất và có lợi cho cây, ức chế và cô lập các vi sinh vật gây hại.
+ Phân rã nhanh xác bã động thực vật – tạo đất tơi xốp – tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất – cung cấp chất dinh dưỡng cho cây – làm phát triển bộ rễ.
+ Phòng ngừa tình trạng xì mủ, vàng lá, thối rễ, chết chậm trên đối tượng (cam, quýt, bưởi, sầu riêng, tiêu, chè, cà phê…).
+ Ngăn ngừa hiện tượng chạy dây, thối rễ, lỡ cổ rễ, thối thân (dưa leo, dưa hấu, cà chua, ớt, bắp cải…).
+ Sản sinh kích tố (hóc môn) thực vật, giúp cây tăng trưởng tốt, khoẻ mạnh. Làm thay đổi bộ mặt của đất, tạo mầu mỡ trù phú cho những vùng đất bị hoá chất, sức nóng, hạn hán, lửa, lụt lội, đất nghèo, lạnh và sương mù gây hại.
+ Giúp tăng năng suất mùa màng và chống chịu stress.
Đặc biệt vi khuẩn que Paenibacillus chuyển đổi Nitơ trong không khí thành dạng Amoniac làm chất bổ dưỡng cho cây hấp thu được – quá trình này giúp tiết kiệm phân U-rê đến 15-30% và ổn định mức độ Nitơ trong đất (hoặc nước). Mặc dù 78% không khí là Nitơ, nhưng bản thân thực vật không thể sử dụng Nitơ trực tiếp trong không khí được.

Cách ủ phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục bằng Nấm đối kháng Trichoderma NANO

1. Chuẩn bị nguyên vật liệu.
– Xác bã thực vật: cỏ, rơm rạ, lục bình, thân lá cây bắp, đậu, xác bã mía, vỏ cà phê, vỏ đậu phọng… đã phơi héo.
– Phân gia súc, gia cầm: dê, bò, trâu, heo, gà, vịt … (tươi hoặc khô).
– Chất độn: than bùn, bùn đáy ao cá, chất độn chuồng, chất thải hầm biogas…
– Bạt nhựa đục.
– Viên chế phẩm vi sinh vật Trichoderma NANOgro

2. Cách ủ phân
– Bọc lót dưới đáy đống phân ủ bằng bạt nylon để quá trình tạo sản phẩm phân ủ không bị thất thoát và giúp giữ độ ẩm.
– Rải một lớp xác bã thực vật dầy độ 20-30 cm xen kẽ với một lớp phân gia súc, gia cầm và chất độn chừng 5-10 cm. Dưới đáy có lót tấm bạt nylon để quá trình tạo sản phẩm phân ủ không bị thất thoát.
-Tưới ướt đều Chế phẩm Trichoderma NANO đã pha loãng lên từng lớp phân ủ, tạo ẩm độ (50-70%) cho đống phân ủ. Có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách bóp chặt một nắm phân ủ vừa đủ rịn nước.
– Lặp lại tương tự cho đến hết khối vật liệu.
– Phủ kín, che chắn và chèn kỹ bằng loại bạt nhựa đục tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào và để giữ nhiệt độ, Vào mùa mưa nên đào rãnh thoát nước xung quanh đống ủ.
– Sau khoảng 10 ngày ủ, nấm và vi khuẩn đã phát triển nhân rộng và sinh nhiệt và có thể đạt nhiệt độ 50-600C.
– Cần tưới nước bổ sung định kỳ (1-3 ngày/lần) đạt độ ẩm ban đầu, tạo điều kiện cho quần thể vi sinh vật có lợi tiếp tục phát triển trong phân ủ.
– Có thể dùng một số cọc tre khoét rỗng ruột, chia đều khoảng cách xom thành lỗ (10-15 lỗ) cắm vào đống phân ủ để đổ nước tưới bổ sung.
– Giở bạt ra kiểm tra, đảo trộn đều khối phân ủ 2-3 tuần một lần (không nén chặt) để tạo sự thông thoáng và phân bố đều nhiệt độ, ẩm độ.
– Không nhất thiết bổ sung lượng đạm trong suốt thời gian ủ.

3. Sử dụng.
Sau 1-2 tháng phân ủ hoai, tơi xốp (không còn ấm) có thể đem bón ruộng vườn.
Rải đều lên mặt ruộng ẩm ướt và cày vùi.
Rải đều quanh gốc cây theo tán lá, xới trộn vào đất, phủ rơm cỏ và tưới ẩm


XEM THÊM ► Cách sử dụng nấm đối kháng trichoderma. Mua nấm trichoderma ở đâu uy tín và chất lượng nhất ?

VƯỜN SINH THÁI

HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỄN PHÍ 0962686348

Nguồn: https://vuonsinhthai.com.vn/cach-u-phan-huu-co-u-phan-chuong-hoai-muc-bang-nam-doi-khang-trichoderma.html

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top