Vân Phiến Trúc (Asparagus setaceus) là một cây thuộc chi Măng Tây. Nó không hề liên quan gì đến họ Thông hay họ Dương Xỉ nhưng rất nhiều người chơi gọi nhầm chúng thành các loại Dương Xỉ (Fern) hoặc nhầm sang họ Thông (Thuỷ Tùng). Nhiều nơi để tên khoa học của loài này là Glyptostrobus Pensilis là nhầm, đây là tên khoa học của cây Thuỷ Tùng thực sự thuộc họ Thông và có thể cao đến vài mét, được gọi là Thông Nước (Thuỷ tùng). Tên tiếng Anh và danh pháp khoa học có rất nhiều, các bạn xem ở phần bảng thống số bên cạnh nhé.

Đây là một cây có nguồn gốc từ Nam Phi, thường được trồng thành cây cảnh. Một số địa phương nó đã trở thành cây xâm lấn do có khả năng thích nghi các điều kiện môi trường khác nhau khá cao.

Vân Phiến Trúc được mô tả ban đầu bởi nhà thực vật học người Đức Carl Sigismund, tên khoa học của nó có chữ Latin saeta có nghĩa là tóc hoặc lông.

Một số nhà chức trách sử dụng tên A. Plumosus (plumosus tiếng Latinh như nghĩa “plumed” trong tiếng Anh, hàm ý rậm rạp), được mô tả bởi Barker năm 1875, hoặc có khi là Protasparagus plumosus (Baker) Oberm.

Tên cổ của cây này chính là tên Chi nó thuộc bây giờ: Chi Măng Tây .

Mô tả

Vân Phiến Trúc là một loại thảo mộc lâu năm có thân cây xanh cứng, nếu trong môi trường tự nhiên và đầy đủ điều kiện có thể tăng tưởng đến chiều cao vài mét. Dĩ nhiên trong môi trường indoor và điều kiện chăm sóc cụ thể, cây sẽ lớn rất chậm và giữ style mini lâu năm. Các lá kim nhỏ li ti dài tối đa 7mm và đường kính khoảng 0,1mm tạo thành tán lá hình cây thông rất đẹp, một thân có thể tạo ra đế 15 tán lá. Tán lá này khiến cho cây rất dễ bị liên tưởng đển các loại họ thông hoặc dương xỉ. Vào mùa xuân đến mùa thu, cây có thể có những bông hoa hình chuông nhỏ, màu xanh lá hoặc trắng dài khoảng 4mm, sau đó sẽ có những quả mọng màu xanh green berries và chuyển sang màu đen khi chín.

Video

Hình ảnh

Hình ảnh chụp gần

Hình ảnh quả và cây ngoài tự nhiên

Hình ảnh dưới dạng cây cảnh

Canh tác

Vân Phiến Trúc Asparagus setaceus được trồng làm cây cảnh, trồng trong vườn hoặc các thùng chậu hoặc làm cây Indoor (cây trong nhà). Những tán lá rất đẹp của chúng cũng có thể được sử dụng trong nghệ thuật cắm hoa. Vân Phiến Trúc rất khoẻ và có khả năng hồi phục nhanh sau khi được cắt tỉa, thu hoạch lá.

Sự kiên cường này đã khiến nó phát triển thành một quần thể mọc dại ở Lord Howe và quần đảo Norfolk. Nhiều nơi đánh giá chúng là loại cây xâm lấn hoặc thậm chí là cỏ dại độc hại như khu vực bờ biển Bắc của New South Wales hay Queensland, Australia.

Loài cây này cũng đã từng đoạt giải thưởng của Hiệp hội Trồng Trọt Hoàng gia Anh Royal Horticultural Society’s Award of Garden Merit

Quả của loài cây này có hàm lượng độc nhỏ và không nên ăn, thực ra là do nó không có vị gì mấy.

Môi trường sống & chăm sóc

Vân Phiến Trúc dễ dàng được trồng ở những vùng đất màu mỡ vừa phải, ẩm ướt, thoát nước tốt và trong môi trường ánh nắng mặt trời không quá gay gắt, không nên để cây (đặc biệt là cây nhỏ) hứng trực tiếp ánh sáng mặt trời trong thời gian dài. Tốt nhất là nên ở trong bóng râm một phần và đón ánh nắng qua các lớp kính. Cây không chịu được nhiệt độ lạnh sâu, có băng giá. Vân Phiến Trúc được thấy trồng ở nhà ở nhiều nơi vì nó chịu được dải nhiệt độ rộng, không cần độ ẩm cao và dễ dàng cắt tỉa. Nên trồng cây trong chậu thoát nước tốt, trong hỗn hợp than bùn và đất. Nên để anh hưởng ánh sáng gián tiếp, được che chắn một phần, nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời gay gắn cây dễ vàng lá hoặc thậm chí cháy lá, cháy thân, chết một phần. Nên tưới nước thường xuyên trong khoảng mùa xuân đến mùa thu. Cây không có chế độ ngủ đông nhưng trong thời gian này thì nên tưới ít nước hơn. Có thể để cây ở ngoài trời (đừng nắng quá) trong xuân, đầu hè, cuối hè và mang vào nhà vào mùa thu. Khi cần nên chụm các thân cây lại để duy trì hình dạng cây và thúc đẩy sự phát triển của tán lá rậm rạp. Nếu cây mất hình dạng hấp dẫn, có thể cắt thân, để tái tạo ngọn mới.

Cây khi lớn có thể hoá gỗ thân, mọc gai, quả chín màu tím hoặc đen.

Có thể trồng cây dọc theo hàng rào như một bức tường. Cây sống khoẻ trong môi trường sáng, lọc được nắng. Có thể trồng trong giỏ treo, trên lũa, đá, decor. Nhiều người cũng lấy lá của cây để phối hợp khi cắm hoa.

Để cho một cây Vân Phiến Trúc đủ nước cần có một chút cố gắng. Cây này phát triển mạnh trong môi trường đủ ẩm. Điều kiện trồng trong nhà thường là khô, đặc biệt là trong mùa đông. Nên phun sương đều đặn (hàng ngày là tốt), tập trung vào các chồi mới đâm lên. Nếu cây có vẻ chuyển sang màu nâu vàng và rủ xuống là báo hiệu đang bị thiếu nước. Mặc dù Vân Phiến Trúc có khả năng chịu được đến mức khô héo gần như chết, nhưng như thế chẳng tốt chút nào. Không khí nóng, ẩm và có sương mù hàng ngày sẽ hồi sinh cây mạnh mẽ.

Mặc dù là thuộc họ Măng Tây, nhưng nó lại có đặc thù khá giống dương xỉ ở chỗ có thể trồng vài năm trước khi thay chậu. Để thay chậu thành công nhất, hãy chia cây thành các cụm lớn và chắc chắn mỗi cụm có nhiều rễ ngầm khi phân chia. Đặt các cây được chia vào các chậu có kích thước tương tự để duy trì thói quen tăng trưởng chặt chẽ. Vân Phiến Trúc không cần chậu lớn, vì chúng là một loại cây indoor mọc chậm.

Tưới nước: Duy trì mực nước nhiều cho cây, khi thấy lá héo, khô và lụi thì nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nước. Tưới nước nhiều nhưng chậu phải thoát được nước, không được để úng rễ. Tán lá nhỏ hoặc ít cũng là dấu hiệu của việc thiếu nước.

Bón phân: Có thể dùng phân nước hoặc pha phân nước rồi tưới 2 tuần 1 lần, cây đủ dinh dưỡng lá sẽ xanh trở lại.

Nhân giống

Khi cây thích nghi vị trí của nó, nó sẽ có thể đơm hoa kết trái. Những quả bé li ti này có thể được gieo hạt và nảy mầm thành cây.

Trong môi trường khí hậu ấm và ẩm, loại cây này có thể mọc rất nhanh khi trồng ngoài trời (outdoors). Ở Floria và Hawaii, Vân Phiến Trúc thậm chí đã từng bị liệt vào danh sách cỏ dại do sự xâm lấn lợi hại của chúng

Bệnh

Vân Phiến Trúc không có nhiều vấn đề về sâu hoặc bệnh. Để ý ốc sên, các loại ve và rệp là được. Bệnh đốm lá hoặc thối lá có thể xảy ra. Tham khảo thêm các vấn đề thường gặp ở các loại cây Indoor bạn nhé.

Bệnh vàng lá sẽ xảy ra khi cây bị ánh sáng mặt trời chiếu trong thời gian dài với dải nhiệt cao. Nên để cây hấp thụ ánh sáng gián tiếp, có che nắng một phần là tốt nhất.

Chú ý khác

Theo các nghiên cứu thì quả của Vân Phiến Trúc có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hoá, chẳng hạn như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng. Không nên để quả tiếp xúc với da vì có một khả năng nhỏ sẽ gây phát ban tại điểm tiếp xúc. Chú ý không để thú nuôi, chó mèo ăn quả để đề phòng tiêu chảy. Quả càng chín thì càng không tốt nên tránh xa trẻ em và vật nuôi.

Cái tên Thuỷ Tùng là tên thông dụng trong tiếng Việt nhưng nó gây nhầm lẫn rất tai hại với cây Thuỷ Tùng thực sự Glyptostrobus Pensilis.

Cùng phân biệt bằng ảnh nhé!

Vân Phiến Trúc - Asparagus setaceus
Vân Phiến Trúc – Asparagus setaceus
Còn đây là Glyptostrobus pensilis (thông nước)
Còn đây là Glyptostrobus pensilis (thông nước)

Tài liệu tham khảo

  1. ^ “Asparagus setaceus”Integrated Taxonomic Information System. Retrieved 1 October 2006.
  2. ^ “Asparagus setaceus (Kunth) Jessop”PLANTS ProfileUSDA Natural Resources Conservation Service. 2006-10-01. Archived from the original on 26 September 2006. Retrieved 2006-10-01.
  3. ^ Zachos, Ellen (2005). Tempting Tropicals: 175 Irresistible Indoor Plants. Timber Press. p. 112. ISBN 0-88192-732-5.
  4. ^ “Asparagus setaceus”Pacific Island Ecosystems at Risk (PIER). Institute of Pacific Islands Forestry. 2005-12-03. Archived from the original on 19 August 2006. Retrieved 2006-10-01.
  5. ^ Simpson DP (1979). Cassell’s Latin Dictionary (5 ed.). London: Cassell Ltd. ISBN 0-304-52257-0.
  6. Jump up to:a b “Asparagus plumosus”Flora of Australia Online. ABRS, ©Commonwealth of Australia. 1994. Retrieved 2009-07-29.
  7. ^ Climbing Asparagus Archived September 27, 2011, at the Wayback Machine
  8. ^ NSW North Coast Weeds Advisory Committee (2004). “Asparagus (Climbing) (Asparagus plumosus)”Bushland Friendly Nursery Scheme website. Bushland Friendly Nursery Scheme. Archived from the original on 2009-09-13. Retrieved 2009-07-29.
  9. ^ Sonia Jordan (2007). “Feathered asparagus fern”Queensland Gov’t website. State of Queensland (Primary Industries and Fisheries within the Department of Employment, Economic Development and Innovation). Archived from the original on 11 July 2009. Retrieved 2009-07-29.
  10. ^ “RHS Plantfinder – Asparagus setaceus. Royal Horticultural Society. Retrieved 12 January 2018.