For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.
Cây chuỗi ngọc: vẻ đẹp tươi sáng tô điểm cho hàng rào, lối đi

Cây chuỗi ngọc: vẻ đẹp tươi sáng tô điểm cho hàng rào, lối đi

Cây Chuỗi ngọc là loại cây công trình khá phổ biến, mọi người ưa chuộng loại cây cảnh này bởi nó sở hữu nhiều ưu điểm như mọc nhanh, dễ tạo hình, chịu hạn tốt và ít sâu bệnh.

Để trồng và chăm sóc cây cảnh hiệu quả, việc nắm rõ đặc điểm, đặc tính của cây là rất cần thiết.

Nếu bạn đang muốn trồng cây chuỗi ngọc để làm đẹp cho khu vườn của mình thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.

Đặc điểm của cây Chuỗi ngọc

Cây chuỗi ngọc khá đặc biệt khi nó được gọi với nhiều cái tên khác nhau. Dưới đây là một vài đặc điểm mà bạn có thể tham khảo qua để dễ dàng nhận biết.

  • Tên: Chuỗi ngọc
  • Tên gọi khác: Chim chích, Chuỗi xanh, Thanh quan, Dâm xanh, Rìa xanh…
  • Họ: Cỏ roi ngựa
  • Tên khoa học: Duranta repens
Cây Chuỗi ngọcCây Chuỗi ngọcCây Chuỗi ngọc
Cây Chuỗi ngọc

Là 1 cây thân bụi có nguồn gốc từ Peru sau đó du nhập vào nhiều quốc gia, chuỗi ngọc có khả năng thích nghi với nhiều loại điều kiện thời tiết.

Các bụi chuỗi ngọc thường cao từ 20cm – 1m, nếu mọc trong điều kiện thuận lợi ngoài tự nhiên thì cây có thể cao tới 3m. Tuy nhiên khi trồng cảnh thì người ta thường cắt tỉa để giới hạn chiều cao của cây.

Các cành non của cây sẽ vươn dài và hơi cong lại, trên cành là các lá mọc đối xứng, có hình elip hơi tròn, rãnh to ở giữa.

Lá của cây chuỗi ngọc có dạng thay đổi từ mép răng cưa lúc non và trơn láng hơn khi già, màu xanh pha vàng, đến một độ tuổi nhất định, lá của cây sẽ có màu vàng vô cùng bắt mắt.

Hoa chuỗi ngọc thường nở từ tháng 5 – 10 hàng năm, có dạng chùm màu tím hoặc tím xanh nhạt, thường mọc ra từ đầu cành, mỗi bông có khoảng 5 cánh.

Sau khi ra hoa thì cây cũng có quả, quả của cây chuỗi ngọc cũng mọc theo chuỗi, dài khoảng 15cm. Trên chuỗi là các quả dạng tròn mọc xen kẽ có màu xanh, khi chín thì chuyển qua màu vàng, bên trong có khoảng 8 hạt.

Hoa và quả của cây Chuỗi ngọcHoa và quả của cây Chuỗi ngọcHoa và quả của cây Chuỗi ngọc
Hoa và quả của cây Chuỗi ngọc

Bạn có thể sử dụng hạt của cây để thực hiện nhân giống, nhưng hiện nay đa số sử dụng biện pháp nhân giống bằng giâm cành với nhiều ưu điểm hơn.

Chuỗi ngọc có khả năng thích nghi tốt, chịu được nhiều điều kiện thời tiết, chịu bóng, chịu hạn, không những vậy tốc độ sinh trưởng còn nhanh nên rất dễ chăm sóc.

Công dụng của cây Chuỗi ngọc

Nhờ có ưu điểm là sinh trưởng nhanh nhưng lại dễ tạo hình, cây chuỗi ngọc thường được sử dụng, cắt tỉa để trồng nền, làm hàng rào, tạo viền cho cảnh quan, lối đi, thậm chí là khắc chữ, làm bảng hiệu…

Các vị trí thường thấy của cây chuỗi ngọc có thể kể đến như khuôn viên công ty, bệnh viện, trường học, sân vườn, lối đi, khu nghỉ dưỡng…

Với màu vàng óng bắt mắt, một đường viền được tạo ra từ cây chuỗi ngọc sẽ là điểm nhấn tuyệt vời cho không gian thư giãn của bạn.

Ngoài ra, bạn còn có thể trồng cây chuỗi ngọc xen kẽ với các loại cây khác để tạo sự tương phản về màu sắc, giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.

Cây chuỗi ngọc thường được cắt tỉa tạo viền hay làm hàng ràoCây chuỗi ngọc thường được cắt tỉa tạo viền hay làm hàng ràoCây chuỗi ngọc thường được cắt tỉa tạo viền hay làm hàng rào
Cây chuỗi ngọc thường được cắt tỉa tạo viền hay làm hàng rào

Không chỉ đẹp và có nhiều tác dụng khi làm cảnh, cây chuỗi ngọc còn tượng trưng cho lòng son sắt. Một chậu chuỗi ngọc nhỏ làm quà tặng sẽ là minh chứng cho tình yêu, tình bạn trong sáng, thuần khiết.

Cách trồng và chăm sóc cây Chuỗi ngọc

Như đã nói ở trên, cây chuỗi ngọc thích nghi tốt với nhiều điều kiện thời tiết, nhờ đó mà việc trông và chăm sóc khá đơn giản.

Cách trồng cây chuỗi ngọc

Chuỗi ngọc có thể trồng bằng cách gieo hạt, nhưng tốt nhất bạn hãy chọn phương pháp giâm cành để cây sống tốt và phát triển nhanh hơn.

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đất, chỉ cần đất đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt, trộn thêm ít phân hữu cơ để tăng dưỡng chất là được.

Tiếp đến, từ cây bố mẹ, bạn lựa chọn một cành to khỏe, không có biểu hiện sâu bệnh rồi cắt một đoạn khoảng 15 – 20cm.

Sau khi cắt, bạn ngâm cành vào dung dịch kích thích ra rễ rồi cắm xuống đất. Tưới nước để duy trì độ ẩm cho đất, sau vài ngày là cây sẽ mọc rễ và phát triển như bình thường.

Rất đơn giản đúng không nào.

Chuỗi ngọc thường được nhân giống bằng cách giâm cànhChuỗi ngọc thường được nhân giống bằng cách giâm cànhChuỗi ngọc thường được nhân giống bằng cách giâm cành
Chuỗi ngọc thường được nhân giống bằng cách giâm cành

Cách chăm sóc cây chuỗi ngọc

Dưới đây là một vài kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc cây chuỗi ngọc, hãy tham khảo qua nhé.

Tưới nước: chuỗi ngọc có khả năng chịu hạn rất tốt, do đó bạn không cần tưới nước quá nhiều. Mỗi tuần chỉ cần tưới 2 lần vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Nếu thời tiết quá nắng gắt thì có thể tưới thêm, mỗi lần tưới cũng chỉ cần ẩm đất là được, cẩn thận kẻo làm cây ngập úng.

Dinh dưỡng: tầm 2 – 3 tháng bạn nên bón phần NPK cho cây một lần, khi bón phân nhớ rải đều ra khu vực đất xung quanh chứ không dồn hết vào gốc nhé.

Ánh sáng: là loại cây ưa sáng nhưng có thể chịu bóng, bạn có thể trồng cây chuỗi ngọc ở nhiều khu vực. Nhưng để lá cây có màu vàng óng đẹp mắt thì bạn nên trồng cây ở những khu vực nhiều ánh sáng.

Nhiệt độ: chuỗi ngọc sinh trưởng tốt trong khi hậu nhiệt đới, nhiệt độ tốt nhất cho cây là từ 18 – 28 độ C.

Cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh: cây sinh trưởng khá nhanh nên bạn cần cắt tỉa thường xuyên để tạo dáng và không làm cho bụi cây trở nên quá lớn. Ngoài ra, khi cắt tỉa thì bạn có thể nhanh chóng phát hiện và loại bỏ các cành lá hư thối hay sâu bệnh mà cây gặp phải, từ đó có biện pháp khắc phục sớm.

Thường xuyên cắt tỉa để duy trì vẻ đẹp của câyThường xuyên cắt tỉa để duy trì vẻ đẹp của câyThường xuyên cắt tỉa để duy trì vẻ đẹp của cây
Thường xuyên cắt tỉa để duy trì vẻ đẹp của cây

Trên đây là những thông tin về cây Chuỗi ngọc mà những ai đang có ý định trồng cây cần phải nắm rõ. Hy vọng bạn đã có đủ kinh nghiệm để tự tay chăm sóc cho khu vườn của mình.

Chúc bạn thành công.

Nguồn: LamVuon.net

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top