For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.

Cây Giáng hương: cây cảnh công trình với hương thơm ngây ngất

Cây Giáng hương với dáng đứng vững chãi, sắc vàng rực rỡ và hương thơm ngây ngất sẽ là một cây cảnh công trình tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.

Ngoài cây Bàng Đài Loan, cây Giáng hương cũng là một loại cây cảnh công trình rất được yêu thích nhờ những ưu điểm vượt trội.

Để trồng và chăm sóc cây Giáng hương hiệu quả, bạn cần nắm rõ một chút về đặc điểm của loài cây này. Cùng bắt đầu với những thông tin dưới đây nhé.

Đặc điểm của cây Giáng hương

Dưới đây là một vài đặc điểm chính của cây Giáng hương, qua đó bạn có thể dễ dàng nhận biết được loài cây này:

  • Tên: Giáng hương
  • Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus
  • Họ: Đậu
Cây Giáng hươngCây Giáng hươngCây Giáng hương
Cây Giáng hương

Là loài cây thân gỗ, Giáng hương có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Myanma, Lào, Việt Nam…

Cây có thân màu nâu sẫm, chiều cao trung bình khoảng 3 – 5m, nếu sinh trưởng tốt trong tự nhiên có thể cao tới hơn 30m. Vỏ cây có các nét kẻ dọc hơi sần sùi, các cành nhỏ mọc từ thân chính, nhựa cây màu đỏ.

Lá cây dạng kép, có kích thước khá nhỏ so với thân, dài tầm hơn 10cm, rộng 4cm và có hình elip. Bề mặt lá có phủ một lớp lông mềm, mép trơn láng.

Tính thẩm mĩ của cây Giáng hương nằm ở hoa. Khi nở hoa, cây sẽ phủ một màu vàng óng đẹp mắt. Hoa có cuống dài, phủ lông, mọc theo chụm ở nách lá. Đặc biệt, hoa Giáng hương tỏa ra một hương thơm dịu nhẹ cuốn hút.

Hoa Giáng hương mang tới vẻ đẹp rực rỡHoa Giáng hương mang tới vẻ đẹp rực rỡHoa Giáng hương mang tới vẻ đẹp rực rỡ
Hoa Giáng hương mang tới vẻ đẹp rực rỡ

Giáng hương có quả nhỏ, hình dáng hơi bè, bên trong là một hạt có màu nâu vàng.

Về đặc tính, cây Giáng hương có tốc độ phát triển trung bình, ưa thích ánh sáng, sống tốt trên nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, trong đó phù hợp nhất là khí hậu nhiệt đới.

Công dụng của cây Giáng hương

Là một loại cây cảnh công trình, công dụng đầu tiên phải kể đến chính là làm đẹp không gian. Giáng hương thường được trồng ở các khu vực rộng lớn như vỉa hè, dọc các con đường, bệnh viện, trường học, khu đô thị, khu công nghiệp, công viên hay khu du lịch…

Ngoài ra bạn có thể trồng cây Giáng hương trong khu vực sân vườn của gia đình.

Trồng cây Giáng hương vừa đảm bảo tính thẩm mĩ vừa mang lại khả năng phủ bóng mát. Không chỉ vậy, mỗi khi ra hoa, cây sẽ tỏa mùi hương dễ chịu, giải tỏa căng thẳng rất tốt.

Cây thường được trồng làm cảnh ở nhiều khu vựcCây thường được trồng làm cảnh ở nhiều khu vựcCây thường được trồng làm cảnh ở nhiều khu vực
Cây thường được trồng làm cảnh ở nhiều khu vực

Cây Giáng hương còn được tận dụng để lấy gỗ, với nhiều ưu điểm như gỗ cứng, bền, đường viền đẹp, các sản phẩm đồ nội thất được làm từ gỗ Giáng hương rất được ưa chuộng.

Nhựa cây còn được tận dụng và phát triển trong công nghệ nhuộm vải.

Ngoài các lợi ích về kinh tế, Giáng hương còn giúp cải tạo đất, giúp đất tơi xốp màu mỡ. Lá cây có khả năng thanh lọc không khí, giúp không gian sống trong lành, cải thiện sức khỏe.

Rất nhiều lợi ích so với một cây cảnh công trình đúng không nào.

Cách trồng và chăm sóc cây Giáng hương

Như đã nói ở trên, cây Giáng hương có sức sống khá tốt, phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết nên cách trồng và chăm sóc khá đơn giản. Dưới đây là một vài lưu ý chính.

Cách trồng cây Giáng hương

Hiện nay, cách nhân giống Giáng hương nhiều nhất vẫn là gieo hạt bởi có thể nhân giống nhiều, đều. Nếu bạn có cây bố mẹ to và chỉ nhân giống 1 – 2 cây làm cảnh thì có thể thử phương pháp chiết cành.

Về gieo hạt, đầu tiên bạn cần chọn các hạt giống to chắc, khỏe và không bị sâu bệnh. Phơi hạt trong nắng nhẹ để làm khô hạt, sau đó ngâm hạt trong nước nóng trong khoảng 10 tiếng.

Trong thời gian đó bạn chuẩn bị bầu đất trồng, đất cần đảm bảo độ tơi xốp, trộn với phân chuồng, bầu có chọc lỗ thoát nước đầy đủ.

Sau khi ngâm hạt xong, bạn vùi hạt vào bầu đất, tưới nước đầy đủ để duy trì độ ẩm cho cây vào mỗi sáng sớm.

Đặt bầu cây ở nơi có bóng mát cho tới khi cây nảy mầm, tiếp tục chăm sóc, bón phân cho cây cho tới khi cây đạt 5 tháng tuổi thì có thể tách bầu và trồng ra đất, cần neo giữ cẩn thận để tránh cây bị đổ gãy.

Thời gian thích hợp nhất để trồng cây Giáng hương là đầu mùa mưa, tránh nắng hạn.

Cây Giáng hương thường được nhân giống bằng cách gieo hạtCây Giáng hương thường được nhân giống bằng cách gieo hạtCây Giáng hương thường được nhân giống bằng cách gieo hạt
Cây Giáng hương thường được nhân giống bằng cách gieo hạt

Cách chăm sóc cây Giáng hương

Sau khi trồng, bạn cũng cần chú ý một chút trong quá trình chăm sóc để cây sinh trưởng thuận lợi.

Tưới nước: thời gian đầu cây còn nhỏ, bạn cần duy trì độ ẩm thường xuyên, mỗi tuần nên tưới khoảng 2 – 3 lần tùy thời tiết. Sau khi cây lớn thì bạn không cần phải tưới nhiều, 1 hoặc 2 tuần mới cần tưới 1 lần, khi tưới cũng không cần nhiều nước để tránh việc cây bị úng rễ.

Ánh sáng: Giáng hương là cây ưa sáng, rất thích hợp để trồng trong các không gian thoáng đãng, nhiều ánh nắng như sân vườn, công viên, vỉa hè… Khi cây còn nhỏ thì bạn nên có biện pháp che chắn, tránh ánh nắng gắt từ mặt trời nhé.

Dinh dưỡng: bạn không cần phải bón phân cho cây quá nhiều, tầm 5 – 6 tháng bạn bón các loại phân hữu cơ, NPK một lần để bổ sung dinh dưỡng cho đất là được.

Phòng trừ sâu bệnh: trong quá trình chăm sóc bạn nên thường xuyên kiểm tra và loại bỏ các cành lá bị vàng héo. Để ý nếu cây bị sâu đục thân thì phải mua thuốc về diệt trừ ngay, để phòng tránh có thể quét vôi ở gốc cây.

Cách chăm sóc cũng không quá phức tạpCách chăm sóc cũng không quá phức tạpCách chăm sóc cũng không quá phức tạp
Cách chăm sóc cũng không quá phức tạp

Trên đây là những thông tin về cây Giáng hương mà có thể bạn sẽ cần đến trong quá trình trồng và chăm sóc.

Không chỉ là cây cảnh, Giáng hương còn là loại cây mang lại nhiêu lợi ích về kinh tế và đảm bảo sức khỏe. Bởi vậy, đừng bỏ qua loại cây này trong danh sách cây cảnh khi bạn có nhu cầu nhé.

Nguồn: LamVuon.net

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top