Cây kim ngân – được xem là một loại cây cảnh mang tới may mắn, tài lộc, được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như cây tiền, cây thắt bím…
- Cây kim ngân hợp tuổi nào, mệnh gì và ý nghĩa phong thuỷ
- Cách chăm sóc cây kim ngân, trồng sao cho tài lộc đầy nhà
- Cây kim ngân lượng – Ý nghĩa và cách chăm sóc hiệu quả
Sở dĩ có những cái tên lạ như vậy bởi khi cây còn nhỏ thì thường được dân chơi cây cảnh trồng nhiều cây một chậu, rồi tạo hình như kiểu thắt bím tóc rất đẹp mắt.
Một vài thông tin cơ bản:
- Tên thường gọi: cây kim ngân, cây tiền, cây thắt bím.
- Tên khoa học: Pachira aquatica
- Cây cao: 1.5 – 1.8m
- Hoa có chu kì nở khá lâu từ tháng 4 đến 11, tuy nhiên ở điều kiện nuôi trồng thì cây rất ít khi nở hoa
- Quả có đường kính khoảng 10cm, hình trứng, khi chín có màu nâu nhạt. Mỗi quả có khoảng 10 đến 20 hạt
Cây kim ngân có nhiều tác dụng nhưng thường được dùng làm quà tặng, trang trí trong nhà, nơi làm việc với mong muốn mang lại sự may mắn, làm ăn phát tài cho gia chủ.
Vậy thực sự ý nghĩa của cây kim ngân là gì?
Ý nghĩa phong thủy và tác dụng
Có lẽ chỉ cần nghe tới tên “cây tiền” là cũng đủ biết ý nghĩa của nó rồi, loại cây này tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có.
Sở dĩ như vậy bởi cây kim ngân có lá chia làm 5 nhánh, tượng trưng cho 5 hệ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, đây là yếu tố tiên quyết để duy trì sự ổn định và hài hoà cho căn phòng hay công ty.
Số lượng cây được trồng trong một chậu cũng rất được chú ý, thường là các số lẻ như 1, 3 hay 5 cây, mỗi cách trồng sẽ có một ý nghĩa khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu qua nhé.
Chậu 1 cây: được gọi với cái tên rất hoành tráng là “trụ thiên”, gia chủ trưng bày chậu này với ý nghĩa vững chắc, chọc trời, kiên cường bất khuất.
Chậu 3 cây: từ 3 cây trở lên thì cây sẽ được đan kiểu thắt bím, với cách trồng này gia chủ hướng tới sự dung hoà của 3 yếu tố thiên, địa, nhân hay một ý nghĩa khác là phước, lộc, thọ.
Chậu 5 cây: với kiểu trồng 5 cây thắt bím, ý nghĩa của cấy kim ngân sẽ bao gồm 2 yếu tố nữa, đó là sự dung hoà của phước, lộc, thọ, an, khang.
Cây kim ngân mệnh gì, hợp tuổi nào?
Theo phong thuỷ, cây kim ngân đại diện cho mệnh Mộc, bởi vậy rất hợp với những người có mệnh Hoả và mệnh Mộc, bởi trong ngũ hành thì Mộc sinh Hoả và hợp với bản mệnh chính là Mộc.
Cũng theo đó thì những người có khả năng quản lý tài chính kém sẽ hợp hợp với cây kim ngân, cụ thể ở đây chính là những người có tuổi Tuất.
Người tuổi tuất đặt cây kim ngân trong nhà hay nơi làm việc sẽ giúp tiền bạc không bị lãng phí vào những lý do không đáng có.
Chính nhờ những yếu tố đó mà ngoài việc có thể dùng làm các bài thuốc như trị cảm sốt, ung nhọt, đau họng, dị ứng… thì cây kim ngân còn thường được dùng làm quà tặng để trang trí nội thất.
Các loại cây kim ngân phong thuỷ
Cây kim ngân để làm quà tặng cũng có nhiều cách trồng, trong đó có 2 cách thường gặp và cũng phù hợp nhất chính là cây để bàn và cây thuỷ sinh.
Cây kim ngân để bàn
Cây kim ngân để bàn thường được giữ cho dáng nhỏ, trồng thành cụm 3 đến 5 cây trong chậu và được uốn nắn từ nhỏ để có hình thắt bím đẹp mắt.
Đặt một chậu kim ngân trên bàn làm việc sẽ giúp cân bằng âm dương, công việc tiến triển tốt đẹp, thịnh vượng.
Hình ảnh cây kim ngân để bàn
Cây kim ngân thuỷ sinh
Vẫn là cây kim ngân, nhưng cách trồng sẽ được thay đổi một chút khi không dùng đất mà trồng trực tiếp trong chậu nước, thường là chậu thuỷ tinh.
Loại này cũng có thể dùng để trang trí trên bàn, có nhiều lợi thế như không cần tưới, không lo cây úng nước và đặc biệt hơn là bạn có thể ngắm nhìn được bộ rễ rất đẹp của cây.
Hình ảnh cây kim ngân thuỷ sinh
Giá cây kim ngân thường giao động ở mức 150K đến 300K tuỳ loại. Ngoài ra còn có những cây kim ngân được trồng trong chậu to với chiều cao hơn 1m, có khi là 2m với giá khá cao.
Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân
Cách trồng cây kim ngân
Để trồng cây kim ngân bạn thường sẽ trồng trong chậu đất hoặc chậu nước. Với chậu thuỷ sinh thì cách trồng khá đơn giản, chỉ quan tâm nhiều tới lúc tạo hình.
Riêng chậu đất bạn cần đặt cây ở nơi nhiều ánh sáng nhưng không phải ánh nắng trực tiếp, tưới nước nhẹ đều đặn 1 lần trong ngày, nếu trời quá khô hanh bạn có thể tăng lên 2 lần.
Lợi thế của cây là khá dễ trồng, thích nghi được với nhiều môi trường.
Nước
Với cách trồng trong chậu đất bạn cần duy trì độ ẩm vừa đủ cho đất. Vì cây kim ngân chịu hạn khá tốt nên bạn chỉ nên tưới nước vừa đủ ẩm, không nên tưới quá nhiều dễ gây ngập úng cây.
Nếu trồng thuỷ sinh thì không cần quan tâm lắm, chỉ cần duy trì mức độ đạm trong nước phù hợp là được.
Phòng ngừa sâu bệnh
Để phòng ngừa sâu bệnh và giúp cây sống khoẻ khá đơn giản, bạn chỉ cần duy trì được ánh sáng nhưng không phải ánh nắng trực tiếp.
Nên phơi nắng cây lúc ánh nắng chưa gắt, tần suất không cần nhiều mà chỉ cần mỗi tuần 1 lần.
Nơi đặt cây phải khô thoáng, mát mẻ, không được quá ẩm ướt hay bụi bặm. Nếu cây có hiện tượng vàng lá, tổn thương thì bạn chỉ cần cắt bỏ các lá hư là được, tránh tối đa việc đụng chạm đến rễ cây nhé.
Ánh sáng
Nếu bạn trồng cây ngoài vườn, tiếp xúc nhiều với mặt trời thì nên đặt cây dưới một tán lá khác, vừa hấp thụ được ánh sáng tự nhiên, vừa tránh bị nắng chiếu vào trong thời gian dài.
Trồng với ánh sáng tự nhiên sẽ giúp cây phát triển tốt và đúng quy trình hơn so với ánh sáng trong phòng nhé.
Nhiệt độ
Cây khá dễ tính nên bạn không cần quá chú trọng vào nhiệt độ, tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất thì bạn nên duy trì ở mức nhiệt độ 20 đến 27 độ C.
Bạn có thể trồng cây trong phòng máy lạnh, không sao cả.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có đủ kinh nghiệm để trồng và chăm sóc cây kim ngân, mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho mình và người thân.