For a better experience please change your browser to CHROME, FIREFOX, OPERA or Internet Explorer.

Cây Trầu bà – ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc giúp cây xanh tốt

Cây Trầu bà được biết đến là loài cây dễ trồng, dáng đẹp, thường được sử dụng để trồng làm cảnh trong nhà hay văn phòng làm việc.

Không chỉ vậy, cây Trầu bà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Để hiểu rõ hơn về loài cây này, chúng ta cùng điểm qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm cây Trầu bà

Trầu bà là loài cây khá quen thuộc, có nhiều loại với màu sắc khác nhau, để dễ dàng phân biệt, hãy tham khảo qua một vài đặc điểm chính:

  • Tên: Trầu bà
  • Tên gọi khác: Vạn niên thanh leo, Hoàng kim, Thạch cam tử, Hoàng tam điệp…
  • Họ: Ráy
  • Tên khoa học: Epipremnum aureum
Cây Trầu bàCây Trầu bàCây Trầu bà
Cây Trầu bà

Trầu bà là loài cây dây leo thân mềm, có nguồn gốc từ Indonexia. Cây có thân và lá màu xanh, lá cây có hình trái tim hoặc gần giống, khá dày và nhiều nước.

Kích thước cây khá nhỏ nhưng không cố định bởi còn phụ thuộc vào giàn leo và quá trình cắt tỉa.

Rễ cây không chỉ lan dưới đất mà có thể tủa ra ở các mắt trên thân cây, hoa Trầu bà có dạng cụm ngắn, kích thước và hình dáng khá giống lá nên thường bị nhầm lẫn.

Cây sống tốt trong khí hậu nhiệt đới, ưa nước và bóng râm, không chịu được nắng gắt. Bạn cũng có thể trồng theo kiểu thủy sinh mà cây vẫn sinh trưởng tốt.

Tùy loài Trâu bà mà lá cây sẽ có màu sắc khác nhau, dưới đây là một vài loại Trầu bà thường gặp.

Cây Trầu bà vàng: đây là loại cây khá phổ biến ở Việt Nam. Với lá có hình trái tim khá lớn, xen lẫn màu xanh và vàng tươi vô cùng đẹp mắt, Trầu bà vàng là loài cây cảnh tuyệt vời để trang trí trong nhà.

Cây Trầu bà vàngCây Trầu bà vàngCây Trầu bà vàng
Cây Trầu bà vàng

Cây Trầu bà xanh: như tên gọi, cây có thân và lá thuần màu xanh, lá thuôn dài, nhọn ở đầu. Cây có khả năng bám leo và sinh trưởng tốt, tốc độ nhanh.

Cây Trầu bà xanhCây Trầu bà xanhCây Trầu bà xanh
Cây Trầu bà xanh

Cây Trầu bà cẩm thạch: cả thân và lá cây  đều có màu trắng kem xen lẫn trong đó là chút màu xanh đẹp mắt. Lá cây cũng có hình trái tim nhưng hơi thuôn dài, cây sinh trưởng nhanh, dễ chăm sóc.

Cây Trầu bà cẩm thạchCây Trầu bà cẩm thạchCây Trầu bà cẩm thạch
Cây Trầu bà cẩm thạch

Cây Trầu bà cẩm thạch vàng: lá cây cũng có dạng hình trái tim nhưng hơi thuôn dài, điểm khác biệt là cây có màu lá xanh chủ đạo, xen lẫn trong đó là chút màu vàng nhạt. Thân cây có màu xanh tự nhiên, phát triển chậm hơn so với các loài Trầu bà khác.

Cây Trầu bà cẩm thạch vàngCây Trầu bà cẩm thạch vàngCây Trầu bà cẩm thạch vàng
Cây Trầu bà cẩm thạch vàng

Cây Trầu bà Thái: loài Trầu bà này đặc biệt bởi những chiếc lá màu dạ quang vô cùng bắt mắt, có hình dáng thuôn dài. Thân cây cũng có màu tương tự như lá, màu sẽ đậm và tối hơn khi cây về già.

Cây Trầu bà TháiCây Trầu bà TháiCây Trầu bà Thái
Cây Trầu bà Thái

Cây Trầu bà ngọc: loài này có màu lá khá đặc biệt, đó là sự kết hợp giữa các màu trắng kem, xám và xanh ngọc. Lá thường có hình trái tim với viên uốn lượn, khá mỏng. Loài này có sức sống không quá tốt, sinh trưởng chậm, cần tránh nắng gắt nếu không sẽ bị cháy lá.

Cây Trầu bà ngọcCây Trầu bà ngọcCây Trầu bà ngọc
Cây Trầu bà ngọc

Cây Trầu bà sữa: giống như tên gọi, lá cây có màu chủ đạo giống màu sữa, nhưng đôi khi cũng xen lẫn các màu như xanh nhạt, xanh đậm, kem hay bạc. Lá cây có hình trái tim nhưng viền ngoài lượn sóng, đôi khi không rõ hình dáng, thân cây cũng có màu sữa như lá.

Cây Trầu bà sữaCây Trầu bà sữaCây Trầu bà sữa
Cây Trầu bà sữa

Cây Trầu bà bạc: loài này có lá dày và nhỏ, viền lá màu trắng bạc, bên trong là sự hòa quyện của màu xanh và bạc rất đẹp mắt, mặt dưới lá chỉ có màu xanh. Cây khá cứng cáp nên khả năng leo hạn chế, bù lại có thể sống tốt trong nhiều điều kiện.

Cây Trầu bà bạcCây Trầu bà bạcCây Trầu bà bạc
Cây Trầu bà bạc

Ngoài ra, Trầu bà còn có các loại khác như Trầu bà đế vương, Trầu bà lá xẻ, Trầu bà thanh xuân, tuy nhiên các loại này có hình dáng lá khá khác biệt, chúng ta sẽ tìm hiểu trong các bài riêng.

Cây trầu bà có độc không?

Trong thân và lá trầu bà có chứa chất calcium oxalate, đây là một loại chất độc có khả năng gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng.

Do đó, bạn cần cẩn thận trong quá trình trồng và chăm sóc cây Trầu bà. Nếu gia đình có trẻ nhỏ hay đang nuôi thú cưng thì không nên trồng, nếu trồng cũng phải đặt cây ở những nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.

Nếu không may ăn phải, cần ngay lập tức đưa đến trung tâm y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Công dụng của cây Trầu bà

Công dụng đầu tiên của cây Trầu bà chính là làm cảnh, với ưu điểm là kích thước nhỏ, dễ sinh trưởng, chăm sóc đơn giản.

Lá và thân lại có nhiều màu đa dạng, cây rất thích hợp để trồng trong các chậu nhỏ đặt ở gần cửa sổ, bàn làm việc, bàn tiếp khách, đặt giỏ treo ở ban công. Cây lớn có thể trồng theo giàn cũng rất đẹp.

Cây trầu bà thường được trồng làm cảnhCây trầu bà thường được trồng làm cảnhCây trầu bà thường được trồng làm cảnh
Cây trầu bà thường được trồng làm cảnh

Ngoài làm cảnh, Trầu bà còn được biết đến là loài cây có thể hâp thu các chất độc trong không khí, loại bỏ bụi bẩn, qua đó thanh lọc không khí. Người làm văn phòng nên có một chậu Trầu bà ở gần.

Bạn cũng có thể trồng Trầu bà trong bể thủy sinh, nước sẽ được rễ cây làm sạch, qua đó giúp môi trường sống trong bể được trong sạch.

Rất tuyệt vời đúng không nào.

Ý nghĩa phong thủy của cây Trầu bà?

Với khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, leo bám tốt, cây Trầu bà tượng trưng cho sự thịnh vượng, thăng tiến.

Người trồng cây Trầu bà trong nhà sẽ mang tới tài lộc, thuận lợi về đường con cái. Trồng trong văn phòng, nơi làm việc giúp sự nghiệp thăng tiến, ít trắc trở.

Cũng nhờ vậy mà Trầu bà thường được dùng làm quà tặng trong các dịp tân gia, khai trương…

Cây Trầu bà cũng mang nhiều ý nghĩa đặc biệtCây Trầu bà cũng mang nhiều ý nghĩa đặc biệtCây Trầu bà cũng mang nhiều ý nghĩa đặc biệt
Cây Trầu bà cũng mang nhiều ý nghĩa đặc biệt

Cây Trầu bà hợp với mệnh gì và tuổi nào?

Theo kinh nghiệm dân gian, Trầu bà phù hợp với hầu hết các mệnh và tuổi, nhưng đặc biệt phù hợp với người có mệnh Mộc, Hỏa và thủy, tuổi Ngọ và tuổi Thân.

Ngoài ra, đối với người mệnh Kim hay Thổ, khi trồng bạn cũng cần chú ý một chút trong việc chọn chậu hay không gian trồng xung quanh để phát huy tối đa vượng khí mà cây mang lại. Ví dụ như nên chọn chậu màu cam, đỏ, tím, xanh, nâu hoặc đen.

Có nên trồng cây Trầu bà trong nhà?

Là cây cảnh, chắc chắn câu Trầu bà phù hợp để trồng trong nhà. Các vị trí đẹp và phù hợp có thể kể đến là gần cửa sổ, nơi thông thoáng nhưng tránh ánh nắng trực tiếp.

Ngoài việc trồng trong nhà, bạn cũng có thể trồng bên ngoài, ví dụ như tạo giàn leo trước cổng hay tường rào đều rất hợp.

Tuy vậy, vì là loài cây có độc, bạn nên hạn chế trồng ở những nơi không kiểm soát được, gây nguy hiểm cho người khác.

Cách trồng và chăm sóc cây Trầu bà

Vì là loài cây dễ sống, quá trình trồng và chăm sóc cây Trầu bà tương đối dễ dàng, thậm chí có loài bạn chỉ cần thay nước khi trồng thủy sinh.

Cách trồng cây Trầu bà

Về nhân giống, bạn có thể nhân giống Trầu bà rất đơn giản bằng cách giâm cành. Đầu tiên, bạn chuẩn bị đất trồng, không cần quá màu mỡ, chỉ cần đảm bảo độ tơi xốp và khả năng thoát nước, nếu trộn thêm ít phân hữu cơ hay xơ dừa thì càng tốt.

Sau đó, bạn cắt một nhánh Trầu bà khỏe mạnh, xanh tốt, dài khoảng 10cm, có mắt chứa rễ rồi cắm vào đất. Tưới nước để duy trì độ ẩm, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng. Chỉ sau vài ngày là cây sẽ bám rễ và sinh trưởng tốt.

Nếu trồng thủy sinh, bạn chuẩn bị chậu, đổ nước hòa thêm ít dung dịch dinh dưỡng. Cắt một nhánh Trầu bà có sẵn rễ, rửa sạch rễ, loại bỏ rễ thối sau đó cho vào chậu. Nếu chậu có miệng to thì có thể dùng ít sỏi để cố định dáng cây, sau đó để cây tự phát triển.

Cách trồng cây Trầu bà tương đối đơn giảnCách trồng cây Trầu bà tương đối đơn giảnCách trồng cây Trầu bà tương đối đơn giản
Cách trồng cây Trầu bà tương đối đơn giản

Cách chăm sóc cây Trầu bà

Dù có sức sống tốt và không cần chăm sóc quá nhiều, bạn cũng nên lưu ý một vài điểm để cây sinh trưởng được như ý muốn.

Tưới nước: là cây ưa bóng râm, thích nước, bạn nên duy trì độ ẩm thường xuyên cho đất. Tốt nhất là ngày tưới 1 lần, tuy nhiên khi tưới chỉ cần ẩm đất, tránh để cây ngập úng.

Ánh sáng: như đã nói, Trầu bà là loại cây ưa mát, nhưng để lá cây có màu đẹp mắt, bạn nên để cây ở nơi thoáng đáng, có ánh sáng, tuy nhiên cần tránh những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Dinh dưỡng: Trầu bà có thể sống tốt mà không cần quá nhiều dinh dưỡng, bạn có thể bón thêm phân cho cây mỗi 6 tháng. Nếu trồng thủy sinh, bạn chỉ cần thay nước đều đặn 2 tuần 1 lần là được, thậm chí không cần thêm dung dịch dinh dưỡng.

Nhiệt độ: cây sinh trưởng tốt nhất ở mức nhiệt độ từ 20 – 28 độ C, tuy nhiên nếu nhiệt độ thấp hơn chút nữa vấn không vấn đề gì.

Trên đây là những thông tin về cách trồng và chăm sóc cây Trầu bà, hy vọng bạn đã có đủ kinh nghiệm để tự mình chăm sóc một vài cây trong nhà.

Hãy mang về nhiều tài lộc với cây Trầu bà nhé.

Nguồn: LamVuon.net

Bản Tin Xanh

Tin Hot
Top